Bài giảng Thể dục 6 - Bài: Bật nhảy - Nguyễn Xuân Hậu
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thể dục 6 - Bài: Bật nhảy - Nguyễn Xuân Hậu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thể dục 6 - Bài: Bật nhảy - Nguyễn Xuân Hậu
BẬT NHẢY Giáo viên: Nguyễn Xuân Hậu I . LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÔN NHẢY CAO . ◆ Năm 1886 lần đầu tiên môn nhảy cao được tổ chức thi đấu tại Anh . ◆ Năm 1893 Môn Nhảy cao phát triển mạnh và lan rộng ra khắp các nước trên thế giới ◆ Năm 1896 Đại hội Olympic hiện đại đầu tiên tổ chức tại Hylạp , Nhảy cao là một trong những môn thi đấu chính tại Đại hội. Kỷ lục Olympic đầu tiên của môn nhảy cao là Vận động viên E clac với thành tích 1m81 bằng Kỹ thuật bước qua . I . LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÔN NHẢY CAO . ◆ 1968 Đại hội Olympic lần thứ 19 tại Mêhicô vận động viên Plot (Mỹ) cho ra đời kỹ mới " Kỹ thuật nhảy lưng qua xà" cũng từ đó đến nay Kỹ thuật nhảy cao lưng qua xà được phát triển mạnh và chiếm ưu thế hơn , so với các Kỹ thuật trước đó ; và được hầu hết các vận động viên áp dụng để thi đấu . II . Ý NGHĨA TÁC DỤNG - Giúp cho con người phát triển sức nhanh, sức mạnh, sự khéo léo mà đặt biệt là sức bật, một yếu tố rất cần thiết cho các môn thể thao khác. - Tập luyện Nhảy cao giúp cho con người rèn luyện ý chí bền bĩ, sắt đá và lòng dũng cảm không sợ khó khăn nguy hiểm, luôn tự tin vào chính bản thân mình III . ĐẶC ĐIỂM MÔN NHẢY CAO 3. Thành tích Nhảy cao phụ thuộc vào tốc độ chạy đà , độ chính xác , lực giậm nhảy , tốc độ bay và gốc độ bay ban đầu; mặt khác vận động viên còn biết sử dụng Kỹ thuật qua xà có tính ưu việt thì mới có thể đạt thành tích cao trong thi đấu . 4.Mỗi lần nhảy là một hoạt động trọn vẹn không ngừng , nhưng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy , học và tập luyện môn Nhảy cao; người ta thường chia Kỹ thuật nhảy cao thành các giai đoạn như sau : - Chạy đà và chuẩn bị giậm nhảy. - Giậm Nhảy. - Qua xà ( bay trên không ). - Rơi xuống đất. 1. CHẠY ĐÀ VÀ CHUẨN BỊ GIẬM NHẢY a. Mục đích : Tạo ra tốc độ nằm ngang lớn để chuẩn bị tốt cho giậm nhảy . b. Tư thế chuẩn bị chạy đà : Mỗi vận động viên thường có một tư thế và một thói quen riêng. Nhưng đa số thường xử dụng Kỹ thuật xuất phát cao trong chạy cự ly trung bình. c. Chạy lấy đà: Tốc độ chạy tăng nhanh dần và các bước chạy cuối cùng đạt tốc độ tối ưu hợp với tình trạng thể lực , Kỹ thuật , giới tính , lứa tuổi của vận động viên . 2. Giậm nhảy a. Mục đích : Làm thay đổi hướng chuyển động của trọng tâm cơ thể để tạo ra tốc độ bay ban đầu lớn và góc độ bay ban đầu hợp lý ; tạo điều kiện thuận lợi cho động tác trên không . b. Động tác giậm nhảy : phụ thuộc vào sự phối hợp khi chạy đà và chuẩn bị giậm nhảy . Động tác giậm nhảy được đánh giá bằng sự tăng áp lực đối với mặt đất để nâng cơ thể lên cao. 3.GIAI ĐOẠN BAY TRÊN KHÔNG a. Sau khi cơ thể rời khỏi mặt đất : bắt đầu bay trong không gian theo một quĩ đạo nhất định và phụ thuộc vào tốc độ bay và góc độ bay ban đầu cùng với lực cản của không khí, gió và lực hút trái đất. b. Khi bay trên không : mọi động tác đều không có tác dụng làm thay đổi quĩ đạo bay của trọng tâm cơ thể đã đạt được lúc giậm nhảy. Mọi sự thay đổi vị trí của cơ thể trong không gian theo luật bù trừ cho nhau. c. Nhiệm vụ : Hợp lý hoá mọi chuyển động khi bay để nâng cao kết quả qua xà . V. KIỂU KỸ THUẬT NHẢY CAO 1. Kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua 2. Kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiên 3. Kỹ thuật nhảy cao kiểu úp bụng 4. Kỹ thuật nhảy cao kiểu lưng qua xà 1. KỸ THUẬT NHẢY CAO KIỂU BƯỚC QUA e. Kỷ thuật chạy đà : các bước chạy đà của nhảy cao bước qua có đàn tính cao ; trọng tâm cơ thể nhấp nhô lớn , độ ngã thân trên về trước không nhiều , bàn chân khi tiếp xúc đất từ gót lăng nhanh sang mũi bàn chân . ◆ Để chuẩn bị tốt cho động tác giậm nhảy các bước chạy đà cuối cùng phải đạt tốc độ tối ưu và trọng tâm cơ thể hạ thấp nhất ở bước cuối cùng g.Kỹ thuật giậm nhảy : - Giai đoạn chống trước : Chân giậm nhảy nhanh chóng đặt vào điểm giậm nhảy bằng gót bàn chân , đùi và gót chân hầu như thẳng tạo thành góc 480 – 630 so với mặt sân . Do chân giậm nhảy đưa nhanh về trước hơn tốc độ chạy đà nên thân trên giữ lại ở phía sau ; hông đẩy về trước tạo cho chân giậm và thân trên hầu như thành một đường thẳng . hai tay co lại 900 ở khuỷu tay và đưa về sau . Trọng tâm cơ thể dồn lên chân lăng . g.Kỹ thuật giậm nhảy : - Giai đoạn đạp duổi : Kết thúc động tác giậm nhảy chân giậm nhảy đạp duổi thẳng hết các khớp ; chân lăng thẳng ở ngang thắt lưng và tạo với thân trên thành một góc khoảng 900 hai khuỷu tay cao ngang vai hoặc hơn vai một ít. Lực giậm nhảy khoãng 650kgf , thời gian giậm nhảy khoãng 0,18" - 0,22" . Tốc độ bay ban đầu khoãng 4,1m/s - 4,2m/s . Góc độ bay ban đầu khoảng 600 - 75 VI. LUẬT THI ĐẤU NHẢY CAO 1. Mức xà khởi điểm và các mức xà nâng lên cao theo điều lệ thi đấu do Ban Trọng Tài quiđịnh và phải thông báo trước cho Vận Động Viên biết . Ghi chú : Trong thi đấu cá nhân khi còn lại không quá 4 VĐV , mức xà nâng lên tiếp do sự thoả thuận của các VĐV ( mức xà nâng tối thiểu là 1cm ). VI. LUẬT THI ĐẤU NHẢY CAO 3. Nếu cuộc thi đấu đã tiến hành nhảy lần thứ nhất hay thứ hai thì VĐV mới có mặt thì VĐV đó chỉ có quyền nhảy các lần còn lại của mình (1 hay 2 lần ở mức xà đó ). Mỗi mức xà VĐV có quyền nhảy 3 lần theo thứ tự thi đấu . VĐV không nhảy mức xà đầu có quyền nhảy mức xà sau . Nếu lần nhảy thư nhất và thứ hai không qua xà mà vận động viên không nhảy tiếp mức xà đó ; thì ở mức xà sau VĐV chỉ có quyền nhảy tiếp bằng số lần còn lại ở mức xà trước . Nếu nhảy không qua VĐV đó bị loại. VI. LUẬT THI ĐẤU NHẢY CAO 5. Không công nhận thành tích : + Thành tích nhảy cao không được công nhận khi giậm nhảy bằng hai chân . + Lần nhảy coi như bị hỏng khi bất kỳ một bộ phận nào của cơ thể chạm làm rơi xà , hay chưa qua xà mà chạm cát ở điểm rơi, mứt xốp trong hố nhảy hay chạy qua dưới xà .
File đính kèm:
- bai_giang_the_duc_6_bai_bat_nhay_nguyen_xuan_hau.ppt