Bài giảng Vật lý 8 - Bài: Cơ năng
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lý 8 - Bài: Cơ năng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Vật lý 8 - Bài: Cơ năng
KIỂM TRA BÀI CŨ Các em hãy tự trả lời các câu hỏi này nhé xem mình đã thuộc bài cũ chưa nào? (Không mở sách vở nhé!) ☺ 1. Đại lượng công suất được dùng để xác định điều gì? Nêu công thức tính công suất, tên gọi, đơn vị của các đại lượng trong công thức 2. Một cần trục nâng một vật nặng 1500N lên độ cao 2m trong thời gian 5 giây. Tính công suất của cần trục. I. LIÊN HỆ GIỮA CÔNG VÀ NĂNG LƯỢNG Khi một vật có khả năng thực hiện công, ta nói vật đó có năng lượng Vật có khả năng thực hiện công càng lớn thì năng lượng của vật càng lớn. Đơn vị của năng lượng là Jun (J) II. THẾ NĂNG 1. Thế năng trọng trường a) Quả nặng ở sát mặt đất b) Quả nặng cách mặt đất một khoảng h1 Dạng năng lượng mà một vật có được khi vật ở cao hơn mặt đất (hoặc so với 1 vị trí khác được chọn làm mốc) gọi là thế năng trọng trường II. THẾ NĂNG 1. Thế năng trọng trường Quả nặng nào có thế năng trọng trường lớn hơn? Quả nặng M và m ở cùng độ cao (h1 = h2), nhưng m<M nên khi rơi xuống cát mịn thì quả nặng M sẽ làm cát lún sâu hơn => Thực hiện công lớn hơn => Thế năng trọng trường lớn hơn II. THẾ NĂNG 2. Thế năng đàn hồi Một lò xo đặt trên mặt sàn nằm ngang. Một đầu lò xo được giữ cố định, đầu còn lại móc vào một vật nhỏ. Tác dụng lực ép vật vào lò xo để lò xo bị nén lại một đoạn ngắn rồi giữ vật nằm yên. Sau đó buông vật ra. Lò xo có tác dụng lực làm vật Khi nén lò xo, lò xo bị biến chuyển động không? Lò xo có dạng đàn hồi sinh ra lực đàn hồi, thực hiện công không? đẩy vật dịch chuyển. Do đó lò xo có thực hiện công. Ta nói lò xo có năng lượng. III. ĐỘNG NĂNG Xe D đang đứng yên, xe C chuyển động đến va chạm vào xe D. Xe C có tác dụng lực đẩy xe D chuyển động không? Xe C có thực hiện công không? Xe C va chạm và tác dụng lực đẩy xe D chuyển động. Ta nói xe C có thực hiện công => Xe C có năng lượng Năng lượng của vật có được do vật chuyển động gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng của vật càng lớn. Một vật vừa có thế năng vừa có động năng. Tổng thế năng và động năng của vật được gọi là cơ năng. IV. VẬN DỤNG 2. Thế năng trọng trường của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? A. Tốc độ và khối lượng. B. Độ cao của vật so với mốc. C. Độ biến dạng và khối lượng của vật. D. Khối lượng và độ cao của vật so với mốc. Đáp án D đúng
File đính kèm:
- bai_giang_vat_ly_8_bai_co_nang.pptx