Đề cương lý thuyết ôn tập thi học kỳ II môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2017-2018

docx 5 Trang tailieuthcs 48
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương lý thuyết ôn tập thi học kỳ II môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương lý thuyết ôn tập thi học kỳ II môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2017-2018

Đề cương lý thuyết ôn tập thi học kỳ II môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2017-2018
 ĐỀ CƯƠNG LÝ THUYẾT ÔN TẬP THI HKII VẬT LÝ 6
 NĂM HỌC 2017-2018
 A. LÝ THUYẾT
 Câu 1 : Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn ?
 - Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
 - Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
 - Khi sự co dãn vì nhiệt của chất rắn bị ngăn cản, nó có thể gây ra những lực rất lớn.
 Câu 2 : Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng ? 
 - Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
 - Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
 - Khi sự co dãn vì nhiệt của chất lỏng bị ngăn cản, nó có thể gây ra những lực khá lớn.
 Câu 3: Sự nở vì nhiệt của nước có gì đặc biệt?
 - Khi nhiệt độ tăng từ 00C đến 40C: nước co lại
 - Khi nhiệt độ tăng từ 40C: nước nở ra
  Nước có trọng lượng riêng lớn nhất khi ở nhiệt độ 40C.
 Câu 4 : Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí ?
 - Các chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
 - Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
 - Khi sự co dãn vì nhiệt của chất khí bị ngăn cản, nó có thể gây ra những lực khá lớn.
 Câu 5: Băng kép là gì? Nêu tính chất, ứng dụng của băng kép (Tại sao khi nhiệt độ thay đổi băng kép 
 lại bị cong?) 
 - Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau, được tán chặt vào nhau dọc theo chiều dài của mỗi thanh tạo 
 thành 1 băng kép.
 - Tính chất: khi bị đốt nóng hay làm lạnh đều cong lại. 
 - Ứng dụng: được sử dụng nhiều trong các thiết bị tự động đóng ngắt mạch điện khi nhiệt độ thay đổi.
 - Vì các kim loại khác nhau nở vì nhiệt khác nhau nên khi nhiệt độ thay đổi băng kép bị cong lại
 Câu 6: Nhiệt kế là gì ? Kể tên và công dụng của các loại nhiệt kế thường dùng? Nêu cấu tạo và 
 nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế ?
 - Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ .
 - Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau : 
 + Nhiệt kế treo tường: đo nhiệt độ không khí, nhiệt độ trong phòng
 + Nhiệt kế phòng thí nghiệm: đo nhiệt độ các thí nghiệm
 + Nhiệt kế y tế : đo nhiệt độ cơ thể người
 - Cấu tạo: Bầu đựng chất lỏng, ống, thang chia độ.
 - Nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.
Câu 7: Cách sử dụng nhiệt kế y tế
 - Vẫy nhiệt kế cho mực thủy ngân tuột xuống dưới 35 0C.
 1 - Thời gian nóng chảy của chất này là 4 phút (từ phút thứ 6 đến phút thứ 10). Nhiệt độ nóng chảy là 
 00C 
 - Ta thấy trong suốt thời gian nóng chảy (từ phút thứ 6 đến phút thứ 10) nhiệt độ của vật không thay đổi 
 là 00C
 *** Ví dụ 2: xem bảng số liệu thí nghiệm của NƯỚC
 - Ta thấy nhiệt độ GIẢM từ 4 0C đến -3 0C => Đây là quá trình ĐÔNG ĐẶC
 - Thời gian nóng chảy của chất này là 2 phút (từ phút thứ 4 đến phút thứ 6). Nhiệt độ động đặc là 00C 
 - Ta thấy trong suốt thời gian đông đặc (từ phút thứ 4 đến phút thứ 6) nhiệt độ của vật không thay đổi là 
 00C
 B. GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG (Cô chỉ gợi ý 1 vài hiện tượng, nếu đề thi ra những hiện tượng khác các 
 bạn cố gắng sử dụng kiến thức đã học để giải thích nhé!)
 Câu 1: Ở đầu cán (chuôi) dao, liềm bằng gỗ, thường có một đai bằng sắt gọi là cái khâu dùng để giữ 
 chặt lưỡi dao, liềm. Tại sao khi lắp khâu người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán?
  Phải nung nóng khâu dao, liềm vì khi được nung nóng, khâu nở ra dể lắp vào cán, và khi nguội đi khâu 
 co lại xiết chặt vào cán.
 Câu 2: Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy ? 
  Vì khi vận chuyển nhiệt độ tăng, nước trong chai và vỏ chai nở ra, mà nước (chất lỏng) nở vì nhiệt 
nhiều hơn vỏ chai (chất rắn) nên gây ra lực làm bung nắp chai. Do đó không nên đóng chai nước ngọt thật đầy.
 Câu 3: Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp (móp), khi nhúng vào nước nóng lại phồng lên? Nếu quả 
bóng bị lủng một lỗ thì nó còn phồng lên được nữa hay không? Vì sao?
  Khi nhúng quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng thì cả vỏ quả bóng (chất rằn) và không khí bên trong 
 quả bóng sẽ bị nóng dần lên, nở ra. Do chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn nên không khí trong quả 
 bóng bị nóng lên, nở ra tạo một lực làm cho quả bóng phồng lên.
  Không, vì lượng khí nở ra sẽ theo lỗ thủng thoát ra ngoài không đẩy quả banh trở lại hình dạng cũ.
 Câu 4: Có người giải thích quả bóng bàn bị bẹp, khi được nhúng vào nước nóng sẽ phòng lên như 
 cũ, vì vỏ bóng bàn gặp nóng nở ra và phòng lên. Hãy nghĩ ra một thí nghiệm chứng tỏ cách giải thích 
 trên là sai? 
 3 ra. Theo em, An sẽ làm thế nào? Giải thích cách làm đó bằng sự nở vì nhiệt.
  Bỏ nước đá vào cốc bên trong , để nó gặp lạnh co lại . 
 - Ngâm cốc bên ngoài vào nước nóng, để nó gặp nóng nở ra
Câu 17: Để gắn quai (tay cầm) vào thân nồi hoặc chảo bằng nhôm, người ta thường dùng đinh tán. Các 
đinh tán này thường được làm bằng kim loại gì? Tại sao lại dùng kim loại đó?
 Người ta thường dùng đinh tán làm bằng nhôm. 
Để khi đun, cả nồi và quai nồi nở ra vì nhiệt như nhau nên nồi không bị nứt vỡ khi nóng lên.
Câu 18: Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm 
thế nào để tránh hiện tượng này?
  Khi rót nước nóng ra có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí 
 này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra bị ngăn cản sẽ gây ra 1 lực lớn làm bật nút phích. 
  Chờ 1 lúc rồi mới đậy nút
Câu 19: Làm thế nào để lấy được nút thủy tinh bị mắc kẹt trong chai thủy tinh. (Chai thủy tinh không 
có chất lỏng nào).
  Hơ nóng cổ chai cho đến khi cổ chai nở ra và lấy nút thuỷ tinh ra.
Câu 20: Đèn trời (hay thiên đăng) là loại đèn bằng giấy, dùng để thả cho bay lên cao sau khi thắp đèn. 
Đèn trời có hình dạng như một chiếc bao tải bằng giấy. Khung làm bằng các thanh tre mảnh. Miệng 
đèn có 2 sợi thép vắt chéo để buộc bấc (tim) vào chính giữa. Bấc đèn được làm bằng vải sợi tẩm mỡ. Em 
hãy giải thích vì sao đèn trời có thể bay lên được. 
  Theo công thức: D = m: V
 Và không khí nóng lên sẽ nở ra dẫn đến thể tích tăng, khối lượng không thay đổi nên khối lượng riêng của 
không khí nóng giảm, nhẹ và bay lên được.
Câu 21: Trong thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất lỏng, khi nhúng bình đựng chất lỏng vào nước 
nóng, thoạt tiên ta thấy mực chất lỏng trong ống tụt xuống một ít, sau đó mới dâng cao hơn mức ban 
đầu. Giải thích?
  Vì: Bình chứa chất lỏng tiếp xúc với nước nóng trước nên bình chứa nở ra và mực chất lỏng trong bình 
 tụt xuống.
 Sau đó chất lỏng trong bình nóng lên rồi cũng nở ra nhưng chất lỏng nở ra nhiều hơn chất rắn nên mực nước 
trong bình dâng cao hơn mức ban đầu.
Câu 22: Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể nào của đồng? 
  Quá trình đúc tượng đồng:
 - Làm nóng chảy đồng (quá trình nóng chảy)
 - Cho đồng vào khuôn để nguội cho tới khi đồng đông đặc lại, tạo thành tượng đồng
(quá trình đông đặc).
 5

File đính kèm:

  • docxde_cuong_ly_thuyet_on_tap_thi_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_6_nam.docx