Đề cương ôn tập học kì 2 Hóa học 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Huỳnh Khương Ninh

docx 6 Trang tailieuthcs 69
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 2 Hóa học 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Huỳnh Khương Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì 2 Hóa học 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Huỳnh Khương Ninh

Đề cương ôn tập học kì 2 Hóa học 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Huỳnh Khương Ninh
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 – HÓA 9
 NĂM HỌC 2018 – 2019
TRƯỜNG THCS HUỲNH KHƯƠNG NINH 
I/ Lý thuyết : ( 7điểm ) 
CÂU 1: (1,5 điểm) Viết công thức cấu tạo đầy đủ của các hợp chất hữu cơ sau:
 Axetilen, natri etylat, nhựa PE, brôm benzen, Metan, xiclohexan.
Câu 2 : ( 1 điểm ) 
a/. Trên một lon bia có ghi thể tích 330 ml với độ cồn (độ rượu) là 5o. Tính thể tích rượu Etylic có trong một lon bia đó 
(xem như các phụ gia chiếm thể tích không đáng kể).
b/ Giấm là loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn , ngoài ra giấm còn rất nhiều ứng dụng và công dụng trong 
đời sống. Một số thức ăn ,thường là rau, củ, quả thường được ngâm giấm và bỏ vào lọ kín thì sẽ bảo quản được lâu 
hơn. Em hãy giải thích vì sao?
Câu 3 : ( 3 điểm ): Hoàn thành các phương trình phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có) 
 a/ Phản ứng điều chế giấm ăn bằng cách oxi hóa rượu etylic.
 b/ Phản ứng trùng hợp 2 phân tử khí etylen tạo thành nhựa Poli etylen.
 c/ Phản ứng este hóa giữa rượu etylic và axit axetic.
 d/ Phản ứng cộng giữa khí axetylen và 2 phân tử Br2.
 e/ Phản ứng thế của khí metan và khí clo.
Câu 4 : ( 1,5 điểm ) Trong một buổi học nhóm ở nhà, bạn An và bạn Bình thảo luận giải bài tập: “ Bằng 
phương pháp hóa học, hãy nhận biết 4 chất lỏng sau đây: C6H6, C2H5OH, CH3COOH, C6H12O6“.
 • Bạn An đề xuất: chỉ dùng nước và quỳ tím để nhận biết.
 • Bạn Bình đề xuất: dùng giấy quỳ tím; PỨ tráng gương và nước để nhận biết.
a/ Em hãy cho biết cách đề xuất nhận biết của bạn nào là đúng ?
b/ Trình bày nhận biết với cách làm của bạn đó.
II/ Bài toán : ( 3 điểm) Cho 22,4 lít hỗn hợp CH4 và C2H4 đi qua bình đựng dung dịch Brôm dư thấy có 80g 
Brom tham gia phản ứng .
 a. Viết phương trình hóa học. Đọc tên sản phẩm.
 b. Tính thành phần % về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.
 c. Tính thể tích không khí cần dùng để đốt cháy hết lượng hỗn hợp khí trên. Biết oxi chiếm 20% thể tích không 
 khí. Các khí đo được ở điều kiện tiêu chuẩn.
 ( Cho: C = 12, H = 1, Br = 80 )
TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN
Câu 1 (2,5 điểm) : Viết các phương trình hóa học biểu diễn chuỗi chuyển đổi hóa học sau : 
 (1) (2) (3) (4) (5)
CaC2  C2H2  C2H4  C2H5OH  CH3COOH  (CH3COO)2Cu
Câu 2 (0,5 điểm) Viết các phương trình hóa học sau:
 a) Điều chế polietilen (nhựa PE) từ etilen.
 b) Lên men rượu etylic từ glucozơ.
Câu 3 (1,0 điểm) : Dùng phương pháp hoá học để nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng riêng biệt 3 chất lỏng không màu 
sau: rượu etylic, axit axetic , Benzen. Viết phương trình phản ứng minh họa .
Câu 4 (0,5 điểm) Cho biết hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học khi: Đun nóng hỗn hợp rượu etylic và axit 
axetic có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác.
Câu 5 (1,0 điểm) Có thể pha được bao nhiêu ml rượu 250 từ 900 ml rượu 450 ?
Câu 6 (3,0 điểm) Cho 60 gam CaCO3 tác dụng với dung dịch CH3COOH 12% sau phản ứng thu được dung dịch A và 
khí B. Cho toàn bộ khí B vào dung dịch Ba(OH)2 dư khi phản ứng kết thúc tạo ra kết tủa D.
 a) Viết các phương trình hóa học xảy ra.
 b) Tính khối lượng dung dịch CH3COOH 12% đã tham gia phản ứng.
 c) Tính nồng độ % của dung dịch A.
 d) Tính khối lượng kết tủa D.
Câu 7 (1,0 điểm) Hàm lượng glucozo trong máu con người khoảng 0,1 % (khoảng 0,8g/ml). Một người bị đường 
huyết thấp khi hàm lượng glucozo thấp hơn 0,8g/ml; bị đường huyết cao khi hàm lượng glucozo cao hơn 1,2g/ml. Để 
xét nghiệm hàm lượng glucozo trong một mẫu máu, người ta cho 1ml mẫu máu này vào ống nghiệm chứa AgNO3/NH3 
dư, đun nóng nhẹ thấy có 1,08 gam kết tủa Ag. Viết phương trình phản ứng, tính toán và đưa ra kết luận về đường 
huyết của người đó.
 (Cho Ca = 40; C = 12; O = 16; Ba =137; H = 1; Ag = 108)
TRƯỜNG THCS ĐỒNG KHỞI c) CaC2 + H2O → e) CH3COOH + C2H5OH 
 d) C2H5OH + Na → g) (RCOO)3C3H5 + NaOH →
Câu 2: (1,0 điểm)
 a) Viết công thức cấu tạo của etilen và etan.
 b) Từ 2 công thức cấu tạo trên, em hãy giải thích vì sao etilen có thể làm mất màu dung dịch brom? Viết phương 
 trình hóa học minh họa.
Câu 3: (2,0 điểm)
a/ Hãy ghép mỗi nội dung thí nghiệm ở cột A với hiện tượng xảy ra ở cột B cho phù hợp.
 Cột A Cột B
 1. Đun nóng dung dịch glucozơ với dung dịch a. Có khí thoát ra làm đục nước vôi trong.
 AgNO3/NH3
 2. Nhỏ vài giọt dung dịch axit axetic vào đá vôi b. Không có hiện tượng hóa học gì.
 3. Nhỏ vài giọt benzen (C6H6) vào ống nghiệm đựng nước c. Xuất hiện kết tủa trắng bạc.
 (H2O),lắc nhẹ,sau đó để yên.
 4. Sục khí metan vào dung dịch brom. d. Mất màu dung dịch brom.
 e. Xuất hiện sự tách lớp.
Câu 4: (3,0 điểm) Cho magie dư vào 16,6 g hỗn hợp rượu etylic và axit axetic thấy thoát ra 2,24 lít khí ở điều kiện tiêu 
chuẩn.
 a) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu?
 b) Tính % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp?
 c) Để có lượng rượu trên cần lên men bao nhiêu gam dung dịch glucozơ 10%?
 (Cho khối lượng mol của Mg = 24, C =12, H = 1, O =16)
Câu 5: (1,0 điểm)
 a) Trên nhãn một chai cồn y tế có ghi: Cồn 70 o. Nêu ý nghĩa của con số trên và tính thể tích rượu etylic nguyên 
 chất có trong 50 ml cồn 70o.
 b) Chất béo là thành phần cơ bản trong thức ăn của người và động vật. Khi bị oxi hóa, chất béo cung cấp năng 
 lượng cho cơ thể nhiều hơn chất đạm và chất bột. Khi để lâu trong không khí, chất béo có mùi ôi. Đó là do tác 
 dụng của hơi nước, oxi và vi khuẩn lên men. Để hạn chế điều này, có những biện pháp nào để bảo quản chất 
 béo?
ĐỀ VÕ TRƯỜNG TOẢN
Câu 1:(3điểm) Hoàn thành chuỗi phản ứng hóa học sau : 
 CaC2 → C2H2 → C2H4 → C2H5OH → CH3COOH → CH3COOC2H5 → CH3COONa
Câu 2:(1 điểm) Viết công thức cấu tạo , công thức cấu tạo thu gọn : Etylat Natri , Axit Axetic 
Câu 3:(1,5điểm) 
 a. Giải thích ý nghĩa của cách viết sau : 30o , 15o 
 b. Hãy tính thể tích nước thêm vào khi pha 250ml rượu 25o thành rượu 10o . 
Câu 4:(1,5điểm)Bằng phương pháp hóa học , nhận biết các dung dịch sau : rượu etylic , axit axetic , benzene.
Câu 5:(3điểm) 
 1. Người ta lên men rượu etylic để điều chế axit axetic. Cho kẽm tác dụng hết với 500 ml dung dịch axit axetic 
 thu được thì có 1,792 lít khí (đktc) bay ra.
 a. Tính nồng độ mol của dung dịch axit axetic thu được ?
 b. Tính khối lượng rượu etylic và khối lượng của kẽm đã phản ứng ?
 2.Hàm lượng glucozo trong máu con người khoảng 0,1 % (khoảng 0,8g/ml). Một người bị đường huyết thấp khi 
 hàm lượng glucozo thấp hơn 0,8g/ml; bị đường huyết cao khi hàm lượng glucozo cao hơn 1,2g/ml.Để xét 
 nghiệm hàm lượng glucozo trong một mẫu máu, người ta cho 1 ml mẫu máu này vào ống nghiệm chứa Ag2O 
 /NH3 dư, đun nóng nhẹ thấy có 1,08 gam kết tủa Ag. Viết phương trình phản ứng, tính toán và đưa ra kết luận b) Tính độ rượu của dung dịch A.
Cho biết khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8g/ml và của nước là 1g/ml.
ĐỀ VĂN LANG 
Câu 1-2điểm: Viết công thức cấu tạo dạng khai triển và thu gọn của các chất có tên gọi sau: brombenzen, 
tetrabrometan, axit axetic, propan. 
Câu 2-3điểm: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng – nếu có)
 C2H4 C2H5OH CH3COOH CH3COONa CH3COOH CH3COOC2H5 C2H5OH
Câu 3-2điểm: Mô tả hiện tượng và viết phương trình hóa học cho các thí nghiệm sau:
 a) Đun nóng hỗn hợp benzen với brom lỏng màu đỏ nâu, có bột sắt làm xúc tác.
 b) Thực hiện phản ứng tráng gương, cần đun nóng dung dịch glucozo với bạc oxit trong dung dịch amoniac.
Câu 4-2điểm: Dẫn 2,5 lít hỗn hợp khí ở điều kiện tiêu chuẩn gồm metan và axetylen đi qua 180gam dung dịch brom 
nồng độ 15%. 
 a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.
 b) Tính phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.
 c) Để có được lượng khí axetylen cho phản ứng trên, cần dùng bao nhiêu gam đất đèn? 
Câu 5-1điểm: Để có được 750ml rượu 13O, ta cần lên men ở nhiệt độ phòng bao nhiêu gam glucozo?
 Hết

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_2_hoa_hoc_9_nam_hoc_2018_2019_truong.docx