Đề cương ôn tập học kì I Vật lý 6

docx 6 Trang tailieuthcs 82
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I Vật lý 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì I Vật lý 6

Đề cương ôn tập học kì I Vật lý 6
 ÔN TẬP HK1 MÔN VẬT LÝ 6
LÍ THUYẾT
Câu 1: Nêu dụng cụ đo độ dài? Giới hạn đo của thước là gì? Độ chia nhỏ nhất của thước là gì?
• Dụng cụ đo độ dài: Thước. Kí hiệu độ dài: L
• Giới hạn đo của một thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
• Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
Câu 2: Đơn vị đo độ dài là gì?
• Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam là mét, kí hiệu là 
 m.
• Đơn vị đo độ dài lớn hơn mét là kilômét (km) và nhỏ hơn mét là đềximét (dm), centimét 
 (cm), milimét (mm).
• 1km = 1000m; 1m = 10dm; 1m = 100cm; 1m = 1000mm.
Câu 3: Nêu một số dụng cụ đo thể tích? Giới hạn đo của bình chia độ là gì là gì? Độ chia nhỏ 
nhất của bình chia độ là gì?
• Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng là: Bình chia độ, ca đong, chai, lọ, bơm tiêm,... có ghi 
 sẵn dung tích. Kí hiệu thể tích: V
• Giới hạn đo của một bình chia độ là thể tích lớn nhất ghi trên bình.
• Độ chia nhỏ nhất của bình chia độ là phần thể tích của bình giữa hai vạch chia liên tiếp trên 
 bình.
• Đơn vị đo thể tích là gì?
 • Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l);
 • 1l = 1dm3; 1m3 = 1000l = 1000dm3
 • 1ml = 1cm3 = 1cc.
Câu 4: Khối lượng là gì? Dụng cụ đo khối lượng là gì? Đơn vị đo khối lượng là gì? Nêu một số 
loại cân mà em biết?
• Khối lượng của một vật: lượng chất tạo thành vật. Kí hiệu: m
• Đo khối lượng bằng cân.
• Đơn vị đo khối lượng là kilôgam: kg. Các đơn vị khối lượng khác thường dùng là gam (g), 
 tấn (t), tạ, yến, miligam (mg).
• Một số loại cân thường gặp là: Cân đòn, cân đồng hồ, cân y tế,...
Câu 5: Lực là gì? Dụng cụ đo lực là gì? Đơn vị đo lực là gì? Kí hiệu lực?
• Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác. Kí hiệu: F
• Đo lực bằng lực kế.
• Đơn vị lực là niutơn, kí hiệu N.
• Nêu 01 ví dụ về tác dụng đẩy, 01 ví dụ về tác dụng kéo của lực?
 • Gió thổi vào cánh buồm làm thuyền buồm chuyển động, khi đó gió đã tác dụng lực đẩy 
 lên cánh buồm.
 • Đầu tàu kéo các toa tàu chuyển động, khi đó đầu tàu đã tác dụng lực kéo lên các toa tàu.
Câu 6: Thế nào là hai lực cân bằng?
• Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có cùng phương, ngược chiều, cùng tác dụng vào 
 một vật mà vẫn đứng yên.
• Nêu ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, 
 độ mạnh yếu của hai lực đó: Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang chịu tác dụng của 
 2 lực cân bằng là lực hút của trái đất tác dụng lên quyển sách có phương thẳng đứng từ trên 
 xuống dưới và lực đỡ của mặt bàn tác dụng lên quyển sách có phương thẳng đứng chiều từ 
 dưới lên trên, hai lực này có độ lớn bằng nhau. • Ròng rọc: Cần cẩu ở công trường xây dựng, ròng rọc kéo gầu nước giếng,....
• Công dụng: Giúp con người thực hiện các công việc dễ dàng hơn.
 ĐỀ THAM KHẢO 1
Câu 1: (2điểm) 
 a) Trình bày cách đo thể tích của vật rắn không thấm nước khi không bỏ lọt vào bình chia 
 độ ?
 b) Bạn An có một bình chia độ có giới hạn đo 400ml, độ chia nhỏ nhất của bình là 50ml đã 
 bị mờ từ vạch số 0 đến vạch 200ml. Bạn An muốn lấy ra được 150ml nước từ cái bình 
 trên. Em hãy chỉ ra cách để giúp bạn An trong trường hợp này?
Câu 2: (2 điểm)
 a) Khối lượng của một vật cho biết gì?
 b) Khi đi siêu thị mua đồ, bạn Bình nhìn thấy trên bao bì các loại bánh kẹo hay đường, sữa 
 thường ghi dòng chữ “ khối lượng tịnh”. Bình không hiểu khối lượng tịnh có nghĩa là gì? 
 Bằng những kiến thức đã học em hãy giúp giải đáp thắc mắc trên cho Bình.
Câu 3: (2,5điểm)
a) Một quả cân có khối lượng 2kg được buộc vào đầu một sợi dây. Khi quả cân đứng yên quả 
 cân chịu tác dụng của những lực nào? Em có nhận xét gì về hai lực này? Hãy tính độ lớn của 
 các lực đó?
 Trọng lực là gì? Thế nào là hai lực cân bằng ? 
 Một quả nặng được treo vào một lò xo và đứng yên. Em hãy cho biết tên hai lực cân bằng tác 
 dụng vào quả nặng và nêu rõ phương, chiều của 2 lực đó (không vẽ hình)
 Câu 3.(2,5đ) 
 cm3 cm3
 60 60
 a/ Em hãy xác định giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất 
 40 40
 của bình chia độ bên.
 20 20
 b/ Kết hợp hình a và hình b em hãy xác định
 thể tích của vật rắn.H.a H.b
 Câu 4. (1đ) 
Một vòi nước ở nhà em đã bị hỏng,dù đóng chặt nước vẫn liên tục bị nhỏ giọt. Em hãy tìm cách 
 xác định nếu cứ để nhỏ giọt như thế thì 1 tháng lượng nước thất thoát là bao nhiêu?
 Câu 5. (3đ)
 Một quả nặng có khối lượng là 0,27kg và có thể tích là 0,0001m3.
 a/ Tính khối lượng riêng của chất làm nên vật? Cho biết vật làm bằng chất gì?
 b/ Tính trọng lượng riêng của vật?
 c/ Nếu treo quả nặng này vào lực kế thì lực kế này sẽ chỉ giá trị bao nhiêu?
 3 3 3
 ( Dsắt= 7800kg/m , D đá= 2600kg/m , Dnhôm= 2700kg/m )

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_vat_ly_6.docx