Đề cương ôn tập học kỳ I Vật lý 7 - Năm học 2019-2020
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ I Vật lý 7 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kỳ I Vật lý 7 - Năm học 2019-2020
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 – NH: 2019- 2020 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 HỌC KỲ I 2019-2020 CHƯƠNG I: QUANG HỌC Câu 1: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy một vật? - Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. - Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. Câu 2: a/Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? Mặt Trăng có phải là nguồn sáng không? - Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. (VD: Mặt Trời, đom đóm,...) - Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. - Mặt trăng không phải nguồn sáng, chỉ là vật hắt lại ánh sáng từ Mặt Trời Trong các vật sau đây : Mặt trăng , bàn, ghế , gương soi , bóng đèn đang sáng , quyển sách , bông hoa , viên phấn trắng , que diêm đang cháy . Vậy nào là nguồn sáng , vật nào là vật sáng ? - Nguồn sáng: bóng đèn đang sang, que diêm đang cháy. Còn lại là vật sáng. Câu 3: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng? VD: Khi ánh sáng đi từ không khí vào nước, là hai môi trường trong suốt, thì tia sáng bị gãy khúc hay truyền theo đường thẳng? Vì sao?. - Định luật truyền thẳng ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. - Vì hai môi trường trong suốt nhưng không đồng tính nên ánh sáng không truyền theo đường thẳng Câu 4: Tia sáng là gì? Chùm sáng là gì? Có mấy loại chùm sáng? - Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi tia sáng - Chùm sáng gồm nhiều tia sáng hợp thành. Có 3 loại chùm sáng: - Chùm sáng song song: Gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng. - Chùm sáng hội tụ: Gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng. - Chùm sáng phân kỳ: Gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng. Câu 5: Thế nào là bóng tối, bóng nửa tối, nhật thực, nguyệt thực? Em hãy cho biết vị trí của mặt trời, trái đất, mặt trăng khi hiện tượng nhật thực, nguyệt thực xảy ra. - Bóng tối là vùng phía sau vật cản không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. - Bóng nửa tối là vùng phía sau vật cản nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. - Nhật thực là hiện tượng Mặt Trời ban ngày bị Mặt Trăng che khuất một phần hoặc hoàn toàn. - -Nhật thực xảy ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng với nhau. Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất. - Nguyệt thực là hiện tượng Mặt Trăng tròn ban đêm bị Trái Đất dần che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng. -Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng với nhau. Trái đất nằm giữa Mặt Trời và mặt Trăng. Câu 6: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? - Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới. - Góc phản xạ bằng góc tới. Câu 7: Nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng? - Ảnh tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo ở sau gương, lớn bằng vật. - Một điểm trên vật và ảnh tạo bởi gương phẳng của điểm đó có vị trí đối xứng nhau qua gương. Câu 8: Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi? Ở những đoạn đường gấp khúc người ta thường lắp gương gì? Vì sao? - Ảnh của vật sáng tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo ở sau gương và nhỏ hơn vật. 1 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 – NH: 2019- 2020 Câu 4: Âm thanh có thể truyền được trong những môi trường nào? Âm thanh không truyền được trong môi trường nào? Trong 3 môi trường rắn, lỏng, khí. Tốc độ truyền âm trong môi trường nào lớn nhất, môi trường nào nhỏ nhất? - Âm thanh có thể truyền được trong môi trường rắn, lỏng và khí. - Âm thanh không thể truyền được trong chân không. - Tốc độ truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí. b/ Tiếng sét và tia chớp được tạo ra cùng lúc nhưng ta thường nhìn thấy tia chớp trước khi nghe tiếng sét. Hãy giải thích vì sao. Vì tốc độ truyền ánh sáng nhanh hơn tốc độ truyền âm thanh ở trong không khí nên ta sẽ nhìn thấy tia chớp trước rồi mới nghe được tiếng sét II.BÀI TẬP ĐỀ 1 ( Á CHÂU) Câu 1: (2.0 điểm) Các phát biểu sau là đúng hay sai? Nếu sai hãy sửa lại cho đúng. a. Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. b. Ta nhìn thấy được một vật khi vật phát ra ánh sáng. c. Nguồn sáng là vật tự phát ra ánh sáng. d. Ta nhìn quyển sách trên bàn, quyển sách là vật sáng. e. Miếng vải đen không phải là vật sáng. f. Cây đèn cầy (nến) không phải là nguồn sáng. g. Tấm gương phản chiếu ánh sáng mặt trời là nguồn sáng. Câu 2: (2.0 điểm) Một người đứng trước gương phẳng cách gương 1m, nhìn vào gương người đó thấy ảnh của mình. a. Ảnh của người đó cách người đó bao nhiêu? b. Nếu người đó lùi ra xa gương thêm 0,5 m thì ảnh cách người đó bao nhiêu mét? Câu 3: (1.5 điểm) a. Thế nào bóng tối, bóng nửa tối? b. Tại sao trong lớp học người ta thường gắn đèn ở các phía trái, phía phải hoặc trên trần nhà của lớp học mà không gắn phía sau lưng hay tập trung về một phía. Câu 4: (1.5 điểm) Siêu âm là các âm có tần số cao hơn 20 000 Hz. Hạ âm là các âm có tần số thấp hơn 20 Hz. Siêu âm được ứng dụng trong khoa học và đời sống như: chẩn đoán hình ảnh y khoa, kiểm tra cấu trúc bên trong các chi tiết cơ khí, đo khoảng cách, đo tốc độ, làm sạch bằng siêu âm và nhiều ứng dụng khác trong hoá học, sinh học, Tai người chỉ nghe được các âm có tần số trong khoảng từ 20 Hz đến 20000 Hz. a. Em hãy cho biết, tai người có thể nghe được siêu âm và hạ âm hay không? b. Siêu âm có thể truyền được trong những môi trường nào và không truyền được trong môi trường nào? Câu 5: (3.0 điểm) a. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. b. Cho 1 tia sáng SI chiếu lên một gương phẳng, hợp với gương 1 góc 600. Nêu cách vẽ tia phản xạ và tính góc phản xạ 3 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 – NH: 2019- 2020 b/ Giải thích vì sao cửa và cửa sổ lấy ánh sáng của phòng học thường đặt bên trái của bàn học ? Câu 2. (2.0đ)a/ Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng. b/ Bếp năng lượng Mặt Trời là một thiết bị giữ các tia nắng và dùng năng lượng này để đun nấu các loại thực phẩm hoặc đun nước sôi. Bếp năng lượng Mặt Trời là một thiết bị ứng dụng của gương cầu vào thực tế cuộc sống. Em hãy cho biết: a. Bếp năng lượng Mặt Trời là một ứng dụng của loại gương cầu nào? b. Bếp hoạt động dựa trên tác dụng nào của gương? Câu 3. (1.5đ)Trong 30 giây, một vật thực hiện được 6 000 dao động . Tai con người có thể cảm nhận được âm thanh do vật đó phát ra không? Tại sao? Câu 4 (2đ) a. Bảng sau cho biết tốc độ truyền âm trong một số chất ở 20oC. Không khí Nước Thép 340 m/s 1500 m/s 6000 m/s Em hãy cho biết âm truyền trong môi trường nào nhanh nhất, chậm nhất ? b. Nếu nghe thấy tiếng sấm sau 3 giây kể từ khi nhìn thấy tia chớp, các em có thể biết được tia sét xuất hiện ở cách ta bao xa không?. Câu 5( 3đ) a. Trên hình vẽ là một gương phẳng. N là vị trí đặt mắt nhìn vào gương và S là một vật sáng nhỏ. Em hãy vẽ và chỉ ra đâu là vùng nhìn thấy của gương . Mắt có nhìn thấy ảnh của điểm sáng S qua gương không? Vì sao? S . N . Một con chuồn chuồn đang bay tại vị trí cách mặt nước 20 cm . Hỏi ảnh của con chuồn chuồn này cách nó bao nhiêu? 5 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 – NH: 2019- 2020 Câu 3 (1.5 điểm): Vật A dao động 380 dao động trong 10 giây. Vật B dao động 450 dao động trong 15 giây. a) Tính tần số dao động của vật A, B. b) Vật nào phát ra âm cao hơn? Vì sao? Câu 4 (3 điểm): Chiếu tia sáng SI đến 1 gương phẳng. Biết góc tạo bởi tia tới SI với mặt gương bằng 40º. a) Hãy vẽ hình. Tính số đo góc phản xạ? Tính số đo góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ ? b) Giữ nguyên tia tới SI, xác định vị trí đặt gương để thu được một tia phản xạ có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. Vẽ hình. Câu 5 (2 điểm): Cho hai điểm A, B đặt trước gương phẳng như hình vẽ. A B a) Vẽ ảnh A’, B’ của A và B tạo bởi gương phẳng. b) Vẽ đường truyền của 1 tia sáng sao cho tia sáng đi qua A tới gương thì cho tia phản xạ qua B. ĐỀ 6 ( LƯƠNG THẾ VINH) Câu 1: (2,0 điểm) 1. Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng. 2. Một buổi tối, bạn Nam đang ngồi học bài trong phòng thì bỗng nhiên cúp điện. Căn phòng tối đen và Nam không nhìn thấy bất cứ đồ vật nào trong phòng. a.Tại sao Nam không nhìn thấy bất cứ đồ vật nào trong phòng khi cúp điện? b.Một lát sau, Nam thắp sáng một ngọn nến và đặt lên bàn ở giữa phòng. Ánh sáng từ ngọn nến phát ra là loại chùm sáng gì? Câu 2: (2,5 điểm) a. Tần số dao động là gì? Đơn vị của tần số? b. Để phân biệt âm to và âm nhỏ người ta dựa vào đại lượng vật lý nào? c. Một lá thép trong 1 phút thực hiện được 420 dao động. Tính tần số dao động của lá thép? Tai người có thể nghe được âm thanh do lá thép phát ra không? Vì sao? 7 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 – NH: 2019- 2020 CÂU 3: (2điểm) Khi vật ở khoảng nào thì gương cầu lõm cho ảnh ảo? Ảnh này lớn hơn hay nhỏ hơn vật? Trình bày sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm. CÂU 4: (2điểm) Vật A có dao động với tần số 50Hz. Vật B trong 10phút thực hiện được 10800 dao động. a) Tìm tần số dao động của vật B. vật nào dao động nhanh hơn? Vì sao? b) Tai người bình thường có nghe được âm thanh do cả 2 vật phát ra không? Giải thích. CÂU 5: (1điểm) Tại sao ở loài voi, khi con đầu đàn tìm thấy thức ăn hoặc phát hiện ra nguy hiểm chúng thường báo cho nhau, chúng thường dặm chân xuống đất? vì sao? ĐỀ 8 ( THCS NGUYỄN DU) Câu 1: (2,0đ) Nêu điểm giống nhau và khác nhau của ảnh tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm. Áp dụng: Cho hai gương đặt vuông góc và một điểm sáng A như hình. Em hãy vẽ tất cả các ảnh của điểm sáng A. Câu 2: (2,0đ) Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. Áp dụng: Cho gương phẳng nằm ngang và tia tới SI hợp với gương một góc 600 Vẽ tia phản xạ và tính góc phản xạ. Câu 3: (2,0) Em hãy giải thích nguyên tắc hoạt động của bếp Mặt Trời và chụp đèn. Câu 4: (2,0) Đặc điểm chung của các vật phát ra âm thanh? Áp dụng: Nhà bạn An ở mặt tiền đường nên thường xuyên chịu nhiều tiếng ồn. Em hãy gợi ý hai cách để giúp bạn giảm tiếng ồn từ bên ngoài vào nhà. Câu 5: (2,0đ) Âm thanh truyền được trong môi trường nào? So sánh tốc độ truyền âm trong các môi trường đó. Áp dụng: Một người thấy tia sét, sau 2 giây thì nghe tiếng sấm. Cho ánh truyền đi gần như ngay lập tức. Tốc độ âm thanh trong không khí là 340m/s. Tính khoảng cách từ tia sét tới người đó. 9 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 – NH: 2019- 2020 ĐỀ 10 ( THCS TRẦN VĂN ƠN) Câu 1. ( 1.5điểm) Trái Đất chúng ta có một bầu khí quyển bao quanh. Vào ban ngày, lớp khí quyển này hắt ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến ra mọi phía và tạo cho ta thấy một bầu trời xanh biết. a/ Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? b/ Xác định nguồn sáng và vật sáng trong đoạn văn trên. Câu 2. ( 2.5 điểm) Khi một chùm sáng hẹp đến một bề mặt thật phẳng và nhẵn, hầu như toàn bộ các tia sáng đều bị hắt lại theo đúng định luật phản xạ ánh sáng. Khi chùm sáng đến một bề mặt sần, nhám ánh sáng sẽ bị hắt lại theo mọi hướng, ta gọi hiện tượng này là sự tán xạ ánh sáng. a/ Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng b/ Khi tia sáng tới chiếu đến bề mặt gương tạo với gương góc 300. Tính góc tới và góc phản xạ. c/ Cho 2 ví dụ về vật phản xạ ánh sáng và vật tán xạ ánh sáng. Câu 3. ( 2 điểm ) Hiện nay người ta đã chế tạo được những chiếc gương cầu lồi không phải bằng thủy tinh mạ bạc như trước mà bằng chất liệu polime. Các gương này có độ bền cao và cho hình ảnh sáng rõ. Chúng thường được sử dụng trong giao thông, trong các cửa hàng, siêu thị.Những gương này càng lồi thì vùng nhìn thấy càng rộng. Tuy nhiên khi đó hình ảnh trong gương khá nhỏ và thường bị biến dạng. a/ Hãy nêu đặc điểm của ảnh tạo bởi gương cầu lồi? b/ Hãy nêu những ưu điểm của việc sử dụng gương cầu lồi bằng chất liệu polime. Câu 4. (2.5 điểm) a/ Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số dao động như thế nào? b/ Vật A thực hiện 600 dao động trong 15 giây. Vật B thực hiện 36000 dao động trong 2 phút. - Tìm tần số dao động của mỗi vật. - Tên gọi của hai âm do hai vật A, B phát ra là gì? Câu 5. ( 1.5điểm ) Trên mặt đất nơi ta sinh sống, không khí đang tràn ngập âm thanh. Thế còn các sinh vật ở dưới biển sâu, chúng có giao tiếp với nhau bằng âm thanh không? Các nghiên cứu cho biết, rất nhiều loại sinh vật sống dưới nước thường xuyên phát ra âm thanh khi sinh sống. Các âm thanh phong phú này truyền trong nước giúp chúng thông tin cho nhau về nguồn thức ăn cần tìm đến hay những kẻ thù cần trốn chạy a/ Những môi trường nào âm thanh có thể truyền qua? b/ Các sinh vật dưới nước truyền âm thanh qua môi trường nào? c/ Các sinh vật phát ra âm thanh và truyền đi có tác dụng gì? 11 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 – NH: 2019- 2020 ĐỀ 12 ( THCS VÕ TRƯỜNG TOẢN) 1/ (1,5 đ) a. Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng ? b. Thế nào là bóng tối và bóng nửa tối ? 2/ (2 đ) a. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng ? b. Cho tia tới SI hợp với mặt gương phẳng một góc 300 .Tính số đo góc phản xạ . Vẽ hinh. 3/ (2 đ) Để đo độ sâu rãnh biển sâu nhất thế giới Mariana, người ta dùng phương pháp định vị hồi âm bằng sóng siêu âm. Sau khi phát ra siêu âm hướng xuống biển thì sau 14,628 giây người ta mới nhận được tín hiệu phản xạ của nó từ đáy biển. Biết vận tốc truyền của siêu âm trong nước là 1500m/s. Tính độ sâu rãnh biển Mariana. 4/ (2đ) Một vật sáng AB đặt trước một gương phẳng (hình vẽ). a) Hãy vẽ ảnh của vật AB tạo bởi gương phẳng. b) Đặt mắt tại điểm M nhìn vào gương, hãy vẽ tia sáng xuất phát từ A đến gương cho tia phản xạ lọt vào mắt. Chỉ cách dựng hình. 5/ (2,5đ) Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách gương 1,5m. Hỏi a. Ảnh người đó cao bao nhiêu? Ảnh nằm ở vị trí nào sau gương hay trước gương ? b. Người đứng cách gương là bao nhiêu? c. Khoảng cách giữa người và ảnh là bao nhiêu? HS xem lại thêm các dạng bài tập đã sửa, các bài tập và phần “ Thế giới quanh ta” trong SGK 13
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ky_i_vat_ly_7_nam_hoc_2019_2020.doc