Đề cương ôn tập thi học kì II môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Trần Văn Ơn

doc 5 Trang tailieuthcs 10
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập thi học kì II môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Trần Văn Ơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập thi học kì II môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Trần Văn Ơn

Đề cương ôn tập thi học kì II môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Trần Văn Ơn
 Trường THCS Trần Văn Ơn
 ĐỀ CƯƠNG THAM KHẢO
 ÔN TẬP THI HKII - LÝ 7 – NĂM HỌC 2015-2016
  
A.LÝ THUYẾT
1. a) Có thể làm một vật bị nhiễm điện bằng cách nào?
 b) Một vật bị nhiễm điện có những tính chất gì?
 c) Nêu một cách phát hiện một vật sau khi cọ xát có bị nhiễm điện hay không?
 Trả lời
 a) Có thể làm một vật nhiễm điện bằng cách cọ xát vật đó vào vật khác.
 b) Một vật bị nhiễm điện có những tính chất như: hút các vật khác, tạo ra tia lửa điện, làm sáng 
 bóng đèn của bút thử điện, ...
 c) Có thể phát hiện một vật đã bị nhiễm điện bằng cách đưa vật đó lại gần các vụn giấy, nếu vật đó 
 hút các vụn giấy thì vật đó đã bị nhiễm điện.
2. a) Có mấy loại điện tích?
 b) Cho biết sự tương tác giữa hai vật bị nhiễm điện.
 Trả lời
 a) Có 2 loại điện tích: điện tích âm (-) và điện tích dương (+).
 b) Tương tác giữa hai vật bị nhiễm điện: hai vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, hai vật nhiễm 
 điện khác loại thì hút nhau.
3. a) Nêu sơ lược về cấu tạo nguyên tử.
 b) Khi nào vật trung hòa về điện? nhiễm điện dương? nhiễm điện âm?
 Trả lời
 a)Ở tâm mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương, xung quanh hạt nhân có các 
 electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân tạo thành lớp vỏ nguyên tử.
 b) Vật trung hòa về điện khi tổng điện tích âm của các electron có độ lớn bằng điện tích dương của 
 hạt nhân.
 Vật nhiễm điện dương khi mất bớt electron.
 Vật nhiễm điện âm khi nhận thêm electron.
4. a) Nguồn điện dùng để làm gì?
 b) Dòng điện là gì?
 c) Dòng điện trong kim loại là gì?
 d) Thế nào là electron tự do trong kim loại? Vì sao kim loại là chất dẫn điện tốt?
 e) Phát biểu qui ước chiều dòng điện trong mạch điện kín.
 Trả lời
 a) Nguồn điện dùng để cung cấp dòng điện cho các thiết bị điện hoạt động.
 b) Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
 c) Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.
 d) Electron tự do trong kim loại là electron thoát ra khỏi nguyên tử và dịch chuyển tự do trong kim 
 loại.
 Kim loại dẫn điện tốt vì trong kim loại có các electron tự do.
 e) Qui ước chiều dòng điện: Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị 
 điện đến cực âm của nguồn điện.
5. Thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện. 
 Trả lời
 Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua.
 Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.
6. Hãy nêu các tác dụng của dòng điện và giải thích vì sao dòng điện lại có các tác dụng đó. Nêu các 
ứng dụng thực tế của các tác dụng của dòng điện?
 Trả lời
 1 *Chú ý: Các kí hiệu
Bộ phận Nguồn điện Nguồn điệnBóng đèn Dây dẫn Công tắc Công tắc Ampe kế Vôn kế
mạch điện 1 pin 2 pin mắc đóng mở
 nối tiếp
Kí hiệu
B.BÀI TẬP
1. a. Em hãy giải thích vì sao trong các xưởng dệt may, người ta thường đặt những tấm kim loại lớn 
đã bị nhiễm điện?
 b. Dưới gầm ôtô chở xăng thường có một dây xích sắt nối từ vỏ thùng chứa xăng xuống đất. Dây 
xích này dùng để làm gì ? Tại sao?
 c. Sét là hiện tượng kì vĩ của thiên nhiên, khi có một tia lửa điện cực mạnh phóng từ những đám 
mây xuống đất. Các vật ở trên cao luôn là mục tiêu hấp dẫn của các tia sét. Các em hãy cho biết các 
công trình cao tầng chống sét bằng thiết bị nào? Công dụng của thiết bị đó là gì?
 d. Hai mép túi nilon đang dính chặt nhau. Em làm cách nào để tách chúng ra? Giải thích.
2. a. Thanh thủy tinh sau khi cọ xát với lụa, thanh thủy tinh bị mất bớt electron, đưa lại gần vật A thì 
vật A bị đẩy ra xa. Hãy giải thích vì sao? Hai vật trên nhiễm điện loại gì?
 b. Sau khi cọ xát với giấy khô, thanh nhựa nhiễm điện âm. Thanh nhựa đã nhận thêm hay mất bớt 
electron?
 c. Cho thanh thủy tinh nhiễm điện dương đến gần thanh thước nhựa thì thấy chúng hút nhau. Hỏi 
thanh thước nhựa nhiễm điện loại gì? Giải thích vì sao?
 d. Có 5 quả cầu A, B, C, D, E đều bị nhiễm điện. Quả cầu A bị nhiễm điện âm hút quả cầu B, quả 
cầu B đẩy quả cầu C, quả cầu C đẩy quả cầu D và quả cầu D hút quả cầu E. Em hãy cho biết các quả 
cầu B, C, D, E nhiễm điện loại gì?
3. a. Để tránh chập điện gây hoả họan và làm cháy các dụng cụ điện, người ta dùng cầu chì. Cầu chì 
có tác dụng như thế nào? Hoạt động của cầu chì dựa trên nguyên tắc nào?
 b. Tính chất tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua là có lợi hay có hại? Em hãy nêu các ví 
dụ để chứng minh lập luận của em.
 c. Nếu cùng độ phát sáng so sánh khả năng tiết kiệm điện của các loại đèn sau: đèn dây tóc, đèn 
huỳnh quang và đèn LED ? Giải thích ?
4. a. Cho các chất sau: vàng, ruột bút chì, gỗ, nhựa, sứ, kẽm, vải khô, thủy tinh, muối, than chì, nước 
cất, nước biển. Chất nào là chất dẫn điện, cách điện?
 b. Trong điều kiện bình thường không khí là chất dẫn điện hay cách điện? Giải thích?
 c. Phân biệt bộ phận dẫn điện và cách điện của đèn dây tóc. 
 Dẫnđiện Cáchđiện
.......... ..........
.. ..
.. ..
.. ..
. .
 3 b. Vẽ ampe kế A2 đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn 2.
 c. Vẽ vôn kế V đo hiệu điện thế giữa 2 cực của nguồn.
 d. Vẽ vôn kế V2 đo hiệu điện thế giữa 2 cực của đèn 2.
 e. V chỉ 15V, V2 chỉ 9V, A2 chỉ 12mA. Tìm U1, I, I1.
15. Cho mạch điện gồm: nguồn điện hai pin mắc nối tiếp, một công tắc, hai đèn mắc nối tiếp, các dây 
nối, một ampe kế đo cường độ dòng điện 1, vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 2, Hãy:
 a) Vẽ sơ đồ mạch điện (ghi các chốt (+), (-) cho ampe kế và vôn kế) và xác định chiều dòng điện 
trong mạch.
 b) Biết hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 3V, cường độ qua đèn 1 là 0,5A và hiệu điện 
thế giữa hai đầu đèn 2 là 1,2V. Tính:
 + Hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 1.
 + Cường độ dòng điện qua đèn 2 và mạch.
16. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 3 pin, 1 công tắc đóng, 2 đèn mắc nối tiếp. 
 a. Vẽ chiều dòng điện.
 b. Vẽ Ampe kế đo cường độ dòng điện qua đèn 1. Vẽ Vôn kế đo hiệu điện thế nguồn điện. 
 c.NếuVôn kế chỉ 4,5V thì hiệu điện thế của mỗi pin là bao nhiêu?
17. a. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm có: nguồn 3 pin nối tiếp, 1 công tắc đóng, 2 bóng đèn mắc nối tiếp, 
ampe kế đo cường độ dòng điện chạy qua đèn 2, vôn kế 1 đo hiệu điện thế giữa 2 cực của nguồn, vôn 
kế 2 đo hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 2.
 b. Vẽ chiều dòng điện.
 c. Biết vôn kế 1 chỉ 16V, vôn kế 2 chỉ 6V, ampe kế chỉ 12mA. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 
1 và cường độ dòng điện qua đèn 1.
18. a) Hãy vẽ thành sơ đồ mạch điện và xác định chiều dòng điện ở trong mạch.
 b)Vẽ thêm các vôn kế 1, và vôn kế 2 để đo hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 1, giữa 2 đầu đèn 2. 
 c) Biết số chỉ của Ampe kế là 0,25A. Xác định 
cường độ dòng điện qua đèn 1 , cường độ dòng điện 
 - A +
qua đèn 2. N
 M
 d) Biết số chỉ của Vôn kế 1 là 2,2 V; vôn kế 2 là Đèn 2
2,9V. Hãy cho biết hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn Đèn 1
mạch MN là bao nhiêu?
 Công tắc
 Nguồn 2 pin
 HẾT
 5

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_thi_hoc_ki_ii_mon_vat_ly_lop_7_nam_hoc_2015.doc