Đề cương ôn thi học kì I Vật lý Khối 8
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kì I Vật lý Khối 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn thi học kì I Vật lý Khối 8
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ I KHỐI 8 I. LÝ THUYẾT Câu 1: Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (vật mốc) được gọi là chuyển động cơ (gọi tắt là chuyển động). Câu 2: Một vật có thể chuyển động đối với vật này nhưng lại đứng yên đối với vật khác. Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối, tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc. Ví dụ: Một người đang lái xe đi trên đường. Người đó chuyển động so với cây bên đường nhưng đứng yên so với xe. Câu 3: Đường mà 1 vật vạch ra trong không gian khi chuyển động được gọi là quỹ đạo chuyển động của vật. Tùy theo hình dạng quỹ đạo, người ta phân biệt chuyển động thẳng và chuyển động cong. Chuyển động tròn là 1 trường hợp của chuyển động cong. Câu 4: Tốc độ cho biết độ nhanh hay chậm của một vật chuyển động, đo bằng quãng đường vật đi được trong một đơn vị thời gian s Công thức: v t Trong đó: s: quãng đường đi được (m) t: thời gian đi hết quãng đường đó (s) v: tốc độ (m/s) 1m/s = 3,6 km/h Nói tốc độ của xe ô tô là 50 km/h nghĩa là trong 1 h xe ô tô đi được quãng đường là 50 km. Câu 5: - Chuyển động đều là chuyển động có tốc độ không thay đổi theo thời gian. Ví dụ: máy bay bay trên đường mà số chỉ tốc kế không thay đổi - Chuyển động không đều là chuyển động có tốc độ thay đổi theo thời gian. Ví dụ: Tàu hỏa khi vào ga, Xe đạp chạy xuống dốc. s s1 s2 ... sn - Công thức tính tốc độ trung bình: vtb t t1 t2 ... tn Trong đó: s: tổng quãng đường vật đi được (m) t: tổng thời gian đi hết quãng đường đó (s) vtb: tốc độ trung bình (m/s) Câu 6: Cách biểu diễn 1 vec tơ lực: - Lực là một đại lượng vec tơ, được biểu diễn bằng một mũi tên có: + Gốc là điểm đặt của lực + Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực + Độ dài biểu diễn độ lớn của lực theo một tỉ xích cho trước. - Một vectơ lực thường được kí hiệu là F - Độ lớn của lực thường kí hiệu là F. Câu hỏi 7: - Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật trên cùng một đường thẳng. - Quán tính là tính chất của một vật giữ nguyên chuyển động khi không có lực tác dụng và chỉ thay đổi dần chuyển động khi có lực tác dụng. Ví dụ: Tàu đang chạy nhanh, bỗng nhiên người lái tàu đạp phanh thì tàu không thể dừng lại ngay mà tàu sẽ chuyển động chậm dần trước khi dừng lại. Câu 8: - Các lực cản trở chuyển động của một vật, tạo ra bởi những vật tiếp xúc với nó, được gọi là lực ma sát. - Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt vật khác. - Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên về mặt vật khác - Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không bị trượt hoặc lăn khi vật chịu tác dụng của những lực khác. * Độ lớn lực ma sát lăn nhỏ hơn nhiều so với độ lớn của lực ma sát trượt - Lực ma sát có thể có lợi, có thể có hại hay vừa có lợi vừa có hại. - Ví dụ lực ma sát có lợi: Ma sát nghỉ giữa chân với mặt đường giúp ta di chuyển được trên đường. - Ví dụ lực ma sát có hại: khi ta đẩy một thùng gỗ trượt trên sàn nhà rất khó khăn vì ma sát trượt xuất hiện 1 b) Khoảng cách từ sao Kim đến Mặt Trời bằng 0,72 đơn vị thiên văn (đvtv). Biết 1 đvtv = 150000000km, tốc độ ánh sáng bằng 300000 km/s. Tính thời gian ánh sáng truyền từ Mặt Trời tới sao Kim. CÂU 2.(2,0điểm) Hãy biểu diễn lực lên vật theo tỉ lệ xích em chọn: a) Trọng lực P tác dụng lên vật có độ lớn P= 600 N b) Lực 퐹 tác dụng lên vật có phương hợp với phương ngang 1 góc 300, chiều hướng lên sang phải và độ lớn F = 200N. CÂU 3. ( 2,0 điểm). Một người có khối lượng 45kg, ngồi lên một cái ghế có khối lượng 5kg. Diện tích tiếp xúc mỗi chân ghế với mặt sàn là 10cm2. Biết ghế có 4 chân. a) Tính áp lực của người tác dụng lên ghế? b) Tính áp suất của ghế tác dụng lên mặt sàn nằm ngang khi người ngồi? CÂU 4. ( 2,0điểm). a) Thế nào là quán tính? b) Bạn An trên đường từ nhà đến trường, ngồi sau xe bố chở. Vì bạn An thức dậy trễ nên bố vội vã đưa bạn đi, chạy qua các đoạn đường có đèn đỏ, bố bạn phải thắng gấp vì đèn đã chuyển từ vàng sang đỏ. Những lúc xe thắng gấp, bạn An không biết vì sao cơ thể bạn luôn có xu hướng ngã về trước. Các em hãy giúp bạn An trả lời thắc mắc này. CÂU 5. ( 2,0 điểm). Bạn Bình trong một lần cùng bố đi sửa xe, bạn thấy chiếc xe được nâng lên một cách dễ dàng để thợ có thể thực hiện thao tác sửa chữa. Sau khi hỏi, bạn biết xe được đặt lên pít-tông lớn của máy ép thủy lực. Bạn cũng biết thêm diện tích pít-tông lớn của máy ép gấp 100 lần diện tích pít-tông nhỏ để có thể nâng một chiếcxe ô tô có khối lượng 1200 kg. Các em hãy giúp bạn Bình tính lực tác dụng vào pít-tông nhỏ để có thể nâng xe ô tô lên một cách dễ dàng. ĐỀ ĐỒNG KHỞI Câu 1:( 2,0đ ) vì sao nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối? Một người ngồi trên xe lửa đang chạy trên đường ray. Em hãy cho biết người này đang đứng yên so với vật nào? Vì sao? Câu 2: (1,0 điểm) Người kéo một vật nặng trên sàn. Biểu diễn vectơ lực kéo tác dụng lên vật theo tỷ xích tùy chọn. Biết các yếu tố của lực: - Điểm đặt tại vị trí A trên vật - Phương hợp với phương thẳng đứng 1 góc 600 - Chiều hướng lên sang phải - Độ lớn 15N Câu 3: (2,0 điểm) Người thợ lặn đang ở độ sâu 10m so với mặt nước. Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3, diện tích bề mặt cơ thể người này là 4m2. a. Hãy tính áp lực do nước tác dụng lên người thợ lặn. b. Từ đó hãy giải thích vì sao người thợ lặn phải mặc bộ quần áo dành cho người thợ lặn. Câu 4 : (3,0 điểm) Một người khởi hành lúc 7giờ 30 sáng, đi trên quãng đường AB gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 : Người này đi bằng xe máy đoạn đường 120 km trong thời gian 2,5 giờ. Giai đoạn 2 : Người này đi bộ đoạn đường 1,5 km trong 30 phút. a. Xác định tốc độ người này đi trong giai đoạn 1. b. Xác định tốc độ trung bình người này trên cả đoạn đường. c. Hỏi người này đến B lúc 10giờ 15 phút sáng thì ở giai đoạn 2 phải đi với tốc độ bao nhiêu? Biết tốc độ ở giai đoạn 1 không thay đổi. Câu 5: (2,0 điểm) Vụ tai nạn xảy ra vào chiều 29/6/2019 tại quốc lộ 1K, phường Bình An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Theo đó một chiếc xe máy do một người đàn ông điều khiển chở theo một phụ nữ, một bé gái chạy trên quốc lộ 1K hướng TP.HCM đi Biên Hoà. Khi tới ngã tư Bình Thung thì chiếc xe này vượt đèn đỏ, và do quán tính nên người đàn ông điều khiển xe máy không thể thay đổi tốc độ và chuyển động ngay được nên chiếc xe máy do người đàn ông điều khiển đã va chạm với xe tải và một xe máy khác đang cùng băng qua đường.Vụ tai nạn khiến 4 người trên 2 chiếc xe máy bị thương, trong đó có một bé gái bị thương rất nặng. 3 b) Trên thực tế ô tô này đi từ thành phố Hồ Chí Minh đến Vũng Tàu mất 2h30min. Tính tốc độ trung bình thực tế của ô tô. Câu 4: ( 2.0 điểm) Một người thợ lặn ở độ sâu 36m so với mực nước biển. Cho trọng lượng riêng của nước biển là 10300N/m3 a. Tính áp suất của nước biển gây ra ở độ sâu đó b. Biết áp suất lớn nhất mà người thợ lặn có thể chịu được là 473800N/m 2. Hỏi người thợ lặn đó chỉ nên lặn xuống độ sâu tối đa là bao nhiêu để có thể an toàn? Câu 5: ( 2 điểm) Đặt một vật có khối lượng 44 kg lên một cái ghế 4 chân có khối lượng 4 kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8 cm2. Tính áp lực và áp suất các chân ghế tác dụng lên măt sàn. ĐỀ LƯƠNG THẾ VINH Câu 1: (2 điểm) a/ Nêu định nghĩa áp suất là gì? Viết công thức tính áp suất, tên gọi và đơn vị các đại lượng trong công thức. b/ Vận dụng: Một vật gây ra áp suất lên bề mặt tiếp xúc là 1000N/m2 . Con số trên có ý nghĩa gì? Câu 2: (1 điểm) Khi nói về chuyển động,hai bạn Lan và Tuấn quan niệm như sau: Lan nói: Khi vị trí của vật A thay đổi với vật B thì A đang chuyển động so với B. Tuấn nói: Khi khoảng cách của vật A thay đổi so với vật B thì A đang chuyển động so với B. Theo em ý kiến nào chính xác, ý kiến nào chưa chính xác, tại sao? Câu 3: (2 điểm) Xét 3 loại chuyển động: chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn. Các chuyển động dưới đây thuộc dạng chuyển động nào ? a/ Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. b/ Chuyển động của thang máy. c/ Chuyển động của ngăn kéo hộc tủ. d/ Chuyển động tự quay của Trái Đất. Câu 4:(2 điểm) Một tàu hỏa chuyển động đều và cứ một phút tàu đi được 180m. a/ Tính vận tốc của tàu ra m/s và km/h? b/ Tính thời gian để tàu đi được 2,7km? c/ Tính quãng đường tàu đi được trong 10s? Câu 5: (2 điểm) Một chiếc tủ khối lượng 100kg tựa trên 4 chân, diện tích mỗi chân 4cm2. Xem khối lượng tủ phân bố đều. a/ Tính áp lực và áp suất của mỗi chân lên nền nhà? b/ Biết rằng nền nhà làm bằng đất mềm, chịu một áp suất tối đa là 312500N/m2 mà không bị lún. Hãy tính diện tích nhỏ nhất của một miếng gỗ phải kê vào giữa chân tủ và nền để giữ cho nền không bị hư hại? Câu 6:( 1điểm) Xe đạp là phương tiện di chuyển quen thuộc và rất gần gũi đối với học sinh. Việc bảo dưỡng chiếc xe đạp là cần thiết. Hãy cho biết: a/ Vì sao ta thường xuyên tra dầu, mỡ vào các ổ trục của xe đạp? b/ Nếu vỏ bánh xe đạp quá mòn có thể gây ra sự cố gì không? ĐỀ MINH ĐỨC Câu 1: ( 1,5điểm) A B C D Một ô tôchạytừAđến Dnhưhìnhvẽ. Biếttrênquãngđường AB ô tôchạyvớitốcđộ 15 m/s, trênquãngđường BC ô tôchạyvớitốcđộ 12,5 m/s, trênquãngđường CD ô tôchạyvớitốcđộ 60 km/h. a. Hãychobiếtchuyểnđộngô tôlàchuyểnđộngđều hay khôngđều. b. Hãychobiếttốcđộcủa ô tôtrênđoạnđườngnàolàlớnnhất. 5 Câu 5: (2 điểm) a) Quán tính là gì? b) Khoảng 11 giờ 45 phút ngày 2/10/2019, tài xế điều khiển xe container mang số hiệu BS 51D – 33288, chở theo cuộn thép nặng hàng chục tấn chạy trên đường Nguyễn Văn Linh, hướng từ Quận 7 đi chợ Bình Điền. Khi đến gần giao lộ Nguyễn Văn Linh – Trịnh Quang Nghị (H. Bình Chánh, TP.HCM) thì xe đầu kéo bất ngờ thắng gấp, cuộn thép trượt tới trước, đè bẹp cabin. Đầu xe container bị biến dạng hoàn toàn, tài xế bị thương nặng được đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong sau đó. (Báo Thanh niên - 2/10/2019). Đọc xong mẫu tin trên, em hãy giải thích vì sao đầu xe container bị biến dạng? ĐỀ TRẦN VĂN ƠN Câu1: (2,5 điểm) a.Viết công thức tính ápsuất ?(Giảithíchrõcácđạilượng,đơnvị). b. Giải thíchtại saocác xe tải chởnặng thườngcó nhiều bánh? Câu2: (1,5 điểm) Hình ảnh bên phải là hình ảnh tai nạn đường sắt tại tỉnh Tĩnh Gia (Thanh Hóa) rạng sáng ngày 25/4/2018. Nguyên nhân vụ tai nạn trên là do nhân viên gác chắn không hạ chắn đường xuống khi đoàn tàu đi tới gần vị trí này, do đó khi ô tô tải mang biển số 37C-151-38 băng qua đường ngang khi đoàn tàu đang tới đã xảy ra va chạm đáng tiếc. Theo tìm hiểu mặc dù ngườiláitàuđã kéogấpphanhđểtácdụnglực hãmđoàn tàu lại nhưng đoàn tàu không dừng ngay lại được. Em hãy giải thích tại sao? Câu3: (3điểm) Mộtkhốigỗchuyểnđộngtrượttheoquỹđạolàmộtđườngthẳngtrênmặtsànnằm ngangchịutác dụng của các lực sau: a.Lựckéohợpvớiphươngngangmộtgóc300,cóchiềuhướnglênquaphải,độlớn 60N. b.Trọnglực, độlớn 40 N. c.Lực masát trượt,độ lớn 20 N. Hãybiểu diễn các vectơ lực tác dụnglên cùng1 vật theotỉ xích do emchọn. Câu4: (2điểm) Một bể bơi chứa lượng nước cao 2,5 m. Tính áp suất và áp lực của nước tác dụng lên một người đang lặn ở độ sâu cách đáy bể 1 m. Biết diện tích bề mặt cơ thể của người này là 2 m 2. Cho : trọng lượng riêng của nước 10 000N/m3 Câu5: (1điểm) Tòa nhà cao nhất thế giới là Burj Khalifa (Dubai) chỉ cao 827 m, tại sao máy bay không chỉ cần bay cao hơn độ cao đó (trên 827 m) mà máy bay dân dụng thường bay ở độ cao trên 10 000 m. Theo em nghĩ tại sao máy bay lại bay ở độ cao trên 10 000 m? (nêu từ 2 lý do trở lên) ĐỀ VĂN LANG Câu 1: (2đ) a) Thế nào là chuyển động đều, chuyển động đều? b) Trong các chuyển động sau đây? Chuyển động nào là chuyển động đều, chuyển động không đều? • Chuyển động của đầu cánh quạt máy khi quạt đang chạy ổn định. • Chuyển động của ôtô khi khởi hành. • Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc. • Chuyển động của tàu hỏa khi vào ga. Câu 2: (1.5đ) Một người đi bộ đều trên quãng đường thứ nhất dài 3km với tốc độ 6km/h. Quãng đường thứ hai dài 1,5km người đó đi hết nửa giờ. a) Tính tốc độ người đó đi trên đoạn đường thứ hai. 7 9
File đính kèm:
- de_cuong_on_thi_hoc_ki_i_vat_ly_khoi_8.docx