Giáo án Chuyên đề Địa lí Khối 8 - Chuyên đề 9+10

docx 7 Trang tailieuthcs 104
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chuyên đề Địa lí Khối 8 - Chuyên đề 9+10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Chuyên đề Địa lí Khối 8 - Chuyên đề 9+10

Giáo án Chuyên đề Địa lí Khối 8 - Chuyên đề 9+10
 ĐỊA 8
CHUYÊN ĐỀ 9: ĐỊA HÌNH, KHÍ HẬU, SÔNG NGÒI VIỆT NAM
Chuyên đề 9 gồm 8 bài, mỗi bài tương ứng I, II, III, IV, V, VI,VII, VIII
(2 tuần trước đã tìm hiểu bài 28, 29, 30, 31; 2 tuần này sẽ tìm hiểu 4 bài tiếp 
theo)
Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta
Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
Bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta
Bài 35: Thực hành về khí hậu, thuỷ văn Việt Nam
 CHUYÊN ĐỀ 9: ĐỊA HÌNH, KHÍ HẬU V. CÁC MÙA KHÍ HẬU VÀ 
 VÀ SÔNG NGÒI VIỆT NAM THỜI TIẾT Ở NƯỚC TA
*Tư liệu học tập:
Bản đồ khí hậu chung trang 25 Tập bản đồ (TBĐ)
Bản đồ lượng mưa trung bình năm. Nhiệt độ trung bình năm trang 26 Tập bản 
đồ.
Tranh ảnh trang 26 TBĐ.
Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta SGK trang 114.
*Nhiệm vụ của học sinh:
 Dựa vào bản đồ khí hậu chung trang 25 TBĐ em hãy:
1.Trình bày tính chất 2 mùa gió đông bắc và tây nam? (hướng gió, thời gian 
hoạt động, tính chất)
2. Nhận xét về thời gian các cơn bão đổ bộ vào bờ biển nước ta. Tháng nào có 
nhiều cơn bão đổ bộ vào nước ta nhất và ở khu vực nào? 
 Dựa vào 3 bức hình trang 26 TBĐ hãy nêu những hậu quả của các hiện tượng 
thời tiết đặc biệt?
*Nội dung ghi bài
 Nội dung bài học
 1. Khí hậu và thời tiết của 2 mùa ở nước ta
 a. Mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 ( Mùa Đông). 
 - Gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc và xen kẽ các đợt gió Đông Nam.
 - Lượng mưa ít và phân bố không đều.
 - Thời tiết lạnh và khô, nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt. Thời tiết có sự khác 
 nhau giữa các địa phương.
 b. Mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 ( Mùa hạ).
 - Gió thịnh hành là gió mùa Tây Nam và xen kẽ các đợt gió Đông Nam.
 - Lượng mưa lớn chiếm 80% lượng mưa cả năm.
 - Thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều
 2. Khí hậu và thời tiết của các miền khí hậu nước ta
 a. Miền khí hậu phía Bắc ( Từ dãy Bạch Mã trở ra)
 - Có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt; Mùa 
 hạ nóng và mưa nhiều. Câu hỏi 2: Vì sao sông ngòi nước ta có 2 mùa nước khác nhau rõ rệt?
Câu hỏi 3: Có những nguyên nhân nào làm cho sông ngòi nước ta bị ô nhiễm? 
Liên hệ địa phương em.
 CHUYÊN ĐỀ 9: ĐỊA HÌNH, KHÍ HẬU, VII. CÁC HỆ THỐNG SÔNG 
 SÔNG NGÒI VIỆT NAM LỚN Ở NƯỚC TA
*Tư liệu học tập
Bản đồ các hệ thống sông trang 27 TBĐ.
Biểu đồ tròn thể hiện “tỉ lệ diện tích lưu vực các hệ thống sông” đơn vị % trang 
27 TBĐ.
Bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta trang 121 SGK.
*Nhiệm vụ của học sinh
? Dựa vào bản đồ Các hệ thống sông trang 27 TBĐ em hãy xác định vị trí và 
lưu vực của 9 hệ thống sông lớn. Các sông chảy trong nước ta chủ yếu theo 
những hướng nào? Vì sao? Các thành phố Hà Nội, Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh 
nằm trên bờ những dòng sông nào?
? Dựa vào biểu đồ tròn trang 27 TBĐ hãy nêu 9 hệ thống sông có phần diện tích 
lưu vực trên lãnh thổ Việt Nam theo thứ tự từ cao đến thấp?
*Nội dung ghi bài
 Nội dung bài học
 1. Sông ngòi Bắc Bộ
 - Chế độ nước theo mùa, thất thường, lũ tập trung nhanh và kéo dài do có mưa 
 theo mùa, các sông có dạng nan quạt.
 - Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10.
 - Tiêu biểu cho hệ thống sông ngòi Bắc Bộ Là hệ thống sông Hồng và sông 
 Thái Bình.
 2. Sông ngòi Trung Bộ
 - Thường ngắn và dốc, lũ muộn do mưa vào thu – đông (từ tháng 9 – tháng 
 12); lũ lên nhanh và đột ngột, nhất là khi gặp mưa và bão, do địa hình hẹp 
 ngang và dốc.
 - Tiêu biểu là hệ thống sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba (Đà Rằng).
 3. Sông ngòi Nam Bộ
 - Lượng nước lớn, chế độ nước khá điều hoà do địa hình tương đối bằng 
 phẳng, khí hậu điều hoà hơn vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
 -Mùa lũ từ tháng 7 – tháng 11
 - Có 2 hệ thống sông lớn là sông Mê Công và sông Đồng Nai.
 - Sông Mê Công là hệ thống lớn nhất Đông Nam Á, chảy qua nhiều quốc gia. 
 Sông Mê Công đã mang đến cho đất nước ta những nguồn lợi to lớn song 
 cũng gây nên những khó khăn không nhỏ vào mùa lũ.
Củng cố kiến thức: 
Câu hỏi 1: Trình bày đặc trưng về sông ngòi ba miền ở nước ta.
Câu hỏi 2: Xác định chín hệ thống sông lớn của nước ta trên bản đồ sông ngòi 
Việt Nam ( Tập bản đồ) b. Tính thời gian và độ dài của mùa mưa và mùa lũ.
 - Tính lượng mưa và lưu lượng trung bình sông Hồng
 Tính tổng lượng mưa 12 tháng, sau đó chia 12 : 
 1839,2mm/12= 153,3mm.
 Tính lưu lượng trung bình: Tổng lưu lượng chia 12:
 43591m3/s /12 = 3632,6m3/s.
 -Độ dài thời gian
 Mùa mưa: những tháng liên tục có lượng mưa từ 153,2mm trở lên
 Tháng 5 – 10
 Mùa lũ: những tháng liên tục có lưu lượng từ 3632,6 m3/s trở lên
 Tháng 6 - 10
 (Lưu vực sông Gianh làm tương tự)
 c. Nhận xét mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ
 - HS dựa vào đáp án đã tìm ra ở câu b để làm câu c.
CHUYÊN ĐỀ 10: ĐẤT – SINH VẬT VIỆT NAM
Chuyên đề 10 gồm 3 bài:
Bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam
Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam
Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam
 Chuyên đề 10: Đất – Sinh vật Việt I. ĐẶC ĐIỂM ĐẤT VIỆT 
 Nam NAM
*Tư liệu học tập
Bản đồ Các nhóm và các loại đất chính trang 28 TBĐ
Hình ảnh trang 28 TBĐ.
Bài 36: Đặc điểm đât Việt Nam trang 126 SGK
*Nhiệm vụ học sinh
Dựa vào bản đồ trang 28 TBĐ em hãy cho biết:
Nước ta có mấy nhóm đất chính, nhóm đất nào có diện tích lớn nhất và phân bố 
chủ yếu ở đâu? Nhóm đất phù sa sông có giá trị như thế nào đối với sản xuất 
nông nghiệp ở nước ta?
*Nội dung ghi bài
 Nội dung bài học
 1. Đặc điểm chung của Đất Việt Nam
 a. Đất đa dạng, phức tạp thể hiện rõ tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên 
 nhiên Việt Nam.
 - Nguyên nhân: Sự đa dạng của đất là do nhiều nhân tố tạo nên như đá mẹ, địa 
 hình khí hậu, nước sinh vật và tác động của con người 
 b. Nước ta có 3 nhóm đất chính +Các hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự 
 nhiên .
Củng cố kiên thức
 Câu hỏi 1: Nêu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam.
 Câu hỏi 2: Trình bày sự đa dạng về hệ sinh thái.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_chuyen_de_dia_li_khoi_8_chuyen_de_910.docx