Giáo án Chuyên đề Địa lí Lớp 8 - Chuyên đề 9+10

docx 6 Trang tailieuthcs 107
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chuyên đề Địa lí Lớp 8 - Chuyên đề 9+10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Chuyên đề Địa lí Lớp 8 - Chuyên đề 9+10

Giáo án Chuyên đề Địa lí Lớp 8 - Chuyên đề 9+10
 ĐỊA 8
CHUYÊN ĐỀ 9: ĐỊA HÌNH, KHÍ HẬU, SÔNG NGÒI VIỆT NAM
Chuyên đề 9 gồm 8 bài, mỗi bài tương ứng I, II, III, IV, V, VI,VII, VIII
(2 tuần trước đã tìm hiểu bài 28, 29, 30, 31; 2 tuần này sẽ tìm hiểu 4 bài tiếp 
theo)
Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta
Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
Bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta
Bài 35: Thực hành về khí hậu, thuỷ văn Việt Nam
 CHUYÊN ĐỀ 9: ĐỊA HÌNH, KHÍ HẬU V. CÁC MÙA KHÍ HẬU VÀ 
 VÀ SÔNG NGÒI VIỆT NAM THỜI TIẾT Ở NƯỚC TA
 Nội dung bài học
 1. Khí hậu và thời tiết của 2 mùa ở nước ta
 a. Mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 ( Mùa Đông). 
 - Gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc và xen kẽ các đợt gió Đông Nam.
 - Lượng mưa ít và phân bố không đều.
 - Thời tiết lạnh và khô, nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt. Thời tiết có sự khác 
 nhau giữa các địa phương.
 b. Mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 ( Mùa hạ).
 - Gió thịnh hành là gió mùa Tây Nam và xen kẽ các đợt gió Đông Nam.
 - Lượng mưa lớn chiếm 80% lượng mưa cả năm.
 - Thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều
 2. Khí hậu và thời tiết của các miền khí hậu nước ta
 a. Miền khí hậu phía Bắc ( Từ dãy Bạch Mã trở ra)
 - Có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt; Mùa 
 hạ nóng và mưa nhiều.
 b. Miền khí hậu phía Nam ( Từ dãy Bạch Mã trở vào).
 - Có khí hậu cận xích đạo, có một mùa mưa và một mùa khô.
 3. Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại
 a. Thuận lợi
 - Tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp: các sản phẩm nông 
 nghiệp đa dạng, ngoài cây trồng nhiệt đới có thể trồng các cây cận nhiệt và ôn 
 đới.
 - Thuận lợi cho các ngành kinh tế khác: Dịch vụ (du lịch)
 b. Khó khăn
 Thiên tai, hạn hán, lũ lụt, sương muối, giá rét
Câu hỏi củng cố: 
Câu hỏi 1: Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc trưng khí hậu từng mùa ở 
nước ta? - Lượng nước lớn, chế độ nước khá điều hoà do địa hình tương đối bằng 
 phẳng, khí hậu điều hoà hơn vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
 -Mùa lũ từ tháng 7 – tháng 11
 - Có 2 hệ thống sông lớn là sông Mê Công và sông Đồng Nai.
 - Sông Mê Công là hệ thống lớn nhất Đông Nam Á, chảy qua nhiều quốc gia. 
 Sông Mê Công đã mang đến cho đất nước ta những nguồn lợi to lớn song 
 cũng gây nên những khó khăn không nhỏ vào mùa lũ.
Củng cố kiến thức: 
Câu hỏi 1: Trình bày đặc trưng về sông ngòi ba miền ở nước ta.
Câu hỏi 2: Xác định chín hệ thống sông lớn của nước ta trên bản đồ sông ngòi 
Việt Nam ( Tập bản đồ)
 CHUYÊN ĐỀ 9: ĐỊA HÌNH, KHÍ VIII. THỰC HÀNH VỀ KHÍ 
 HẬU, SÔNG NGÒI VIỆT NAM HẬU VÀ THUỶ VĂN VIỆT 
 NAM
 Nội dung bài học
 1. Nội dung
 Bước 1: Đọc yêu cầu bài thực hành (3 yêu cầu)
 Bước 2: GV hướng dẫn vẽ biểu đồ
 • Chọn tỉ lệ thích hợp. Lưu ý tới số liệu nhỏ nhất và lớn nhất.
 • Vẽ hệ trục toạ độ, 2 trục dọc thể hiện 2 đại lượng mm và m3/s; Trục 
 ngang thể hiện 12 tháng.
 • Vẽ từng đại lượng qua các tháng: lượng mưa vẽ hình cột, lưu lượng vẽ 
 đường biểu diễn, lưu ý khi vẽ các em vẽ bằng 1 màu mực.
 • Hoàn thiện biểu đồ: ghi chú thích và tên biểu đồ.
 a. Vẽ biểu đồ
 - Chọn tỉ lệ biểu đồ lưu vực sông Hồng (Trạm Sơn Tây).
 + Số liệu lớn nhất lượng mưa là 335,2mm vào tháng 8. Ta ước lượng tỉ lệ cao 
 nhất là 400mm. Chia làm 4 đoạn hay 8 đoạn đều được.
 + Số liệu lớn nhất của lưu lượng là 9246m3/s vào tháng 8. Ta ước lượng tỉ lệ 
 co nhất là 10 000m3/s, chia thành 5 đoạn hay 10 đoạn đều được. Lưu ý không 
 nên chia quá nhỏ. Ở mỗi trục kéo dài mũi tên hơn tỉ lệ cao nhất. Chuyên đề 10: Đất – Sinh vật Việt I. ĐẶC ĐIỂM ĐẤT VIỆT 
Nam NAM
 Nội dung bài học
1. Đặc điểm chung của Đất Việt Nam
a. Đất đa dạng, phức tạp thể hiện rõ tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên 
nhiên Việt Nam.
- Nguyên nhân: Sự đa dạng của đất là do nhiều nhân tố tạo nên như đá mẹ, địa 
hình khí hậu, nước sinh vật và tác động của con người 
b. Nước ta có 3 nhóm đất chính
- Nhóm đất Feralit (chiếm 65% diện tích đất tự nhiên) hình thành trực tiếp tại 
miền đồi núi. Có giá trị với việc trồng rừng và cây công nghiệp...
- Nhóm đất mùn núi cao (chiếm 11% diện tích đất tự nhiên) chủ yếu là đất 
rừng đầu nguồn cần được bảo vệ.
-Nhóm đất bồi tụ phù sa sông và biển (chiếm 24% diện tích đất tự nhiên) tập 
trung ở các đồng bằng nhất là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông 
Hồng. Nhóm đất này tơi xốp, giữ nước tốt, thích hợp với cây lương thực, thực 
phẩm nhất là cây lúa.
2. Vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam
- Đất là tài nguyên qúy giá. Hiện nay việc sử dụng tài nguyên đất còn nhiều 
vấn đề chưa hợp lí .
- Cần phải sử dụng hợp lí và có biện pháp bảo vệ đất: chống xói mòn, rửa trôi, 
bạc màu đất ở miền núi đồi, cải tạo các loại đất chua, mặn, phèn ở đồng bằng 
ven biển .
Củng cố kiến thức
Câu hỏi 1: Nêu đặc điểm chung của đất Việt Nam?
Câu hỏi 2: Trình bày các nhóm đất chính ở nước ta?
Câu hỏi 3: Nêu vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam?
Chuyên đề 10: Đất – Sinh vật Việt II. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT VIỆT 
Nam NAM
 Nội dung bài học
1. Đặc điểm chung
- Sinh vật rất phong phú và đa dạng về thành phần loài và hệ sinh thái do các 
điều kiện sống cần và đủ cho sinh vật khá thuận lợi.
- Nước ta có tới 14600 loài thực vật 11200 loài và phân loài động vật. Nhiều 
loài được ghi trong “Sách đỏ Việt Nam”.
2. Sự đa dạng về hệ sinh thái
Nước ta có nhiều hệ sinh thái khác nhau, phân bố khắp mọi miền:
+Vùng đất bãi triều cửa sông, ven biển phát triển rừng ngập mặn.
+Vùng đồi núi phát triển hệ sinh thái rừnh nhiệt đới gió mùa với nhiều biến 
thể: rừng kín thường xanh, rừng rụng lá mùa khô, rừng ôn đới núi cao...
+Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia.
+Các hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự 
nhiên .

File đính kèm:

  • docxgiao_an_chuyen_de_dia_li_lop_8_chuyen_de_910.docx