Giáo án Địa lý Lớp 6 - Tuần 22, Bài 17: Lớp vỏ khí

docx 13 Trang tailieuthcs 68
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 6 - Tuần 22, Bài 17: Lớp vỏ khí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lý Lớp 6 - Tuần 22, Bài 17: Lớp vỏ khí

Giáo án Địa lý Lớp 6 - Tuần 22, Bài 17: Lớp vỏ khí
 Địa Lí 6 – Tuần 22
 Bài 17: Lớp vỏ khí
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
 - Biết được thành phần của không khí, tỉ lệ của mỗi thành phần trong lớp vỏ khí.
 - Biết vai trò của hơi nước trong lớp vỏ khí.
 - Biết các tầng của lớp vỏ khí: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao và đặc điểm chính của 
 mỗi tầng.
 - Nêu được sự khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm của các khối khí: nóng, lạnh, đại dương, lục địa.
2. Kĩ năng
 Quan sát, nhận xét video, sơ đồ, hình vẽ về các tầng của lớp vỏ khí.
3. Thái độ
 Có ý thức trách nhiệm tham gía bảo vệ môi trường.
4. Định hướng phát triển năng lực
 - Năng lực chung: tự học; hợp tác; ..
 - Năng lực riêng: sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, video.
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Chuẩn bị của Giáo viên
 - Sơ đồ các khối khí.
 - Tranh ảnh, viddeo một số các hiện tượng thời tiết.
 - Phiếu học tập.
 - Bảng kiến thức.
2. Chuẩn bị của học sinh
 Sách, vở, đồ dùng học tập.
III. Tổ chức các hoạt động học tập Lý thuyết, Trắc nghiệm
 Địa Lí 6 Bài 17: Lớp vỏ khí
A. Lý thuyết
 1. Thành phần của không khí
 - Gồm các khí : Nitơ ( 78%) , Ôxi (21%) , hơi nước và các khí khác (1%).
 - Ôxi và hơi nước ảnh hưởng lớn đến sự cháy và sự sống.
 - Hơi nước là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng như mây, mưa, sương
 2. Cấu tạo của lớp vỏ khí (lớp khí quyển)
 Khí quyển(lớp vỏ khí): là lớp không khí bao quanh Trái Đất.
 a. Tầng đối lưu
 - Giới hạn: dưới 16km
 - Tập trung 90% không khí.
 - Không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng.
 - Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây mưa sấm chớp
 - Nhiệt độ giảm dần theo độ cao, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6⁰C.
 b. Tầng bình lưu
 - Giới hạn: 16 - 80 km.
 - Có lớp Ôdôn có tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.
 c. Các tầng cao của khí quyển
 - Giới hạn: Từ 80km trở lên.
 - Không khí cực loãng.
 - Không có quan hệ trực tiếp với đời sống của con người.
 3. Các khối khí
 - Căn cứ vào nhiệt độ:
 + Khối khí nóng
 + Khối khí lạnh B. 14km
 C. 16km
 D. 18km
Câu 4: Khối khí lạnh hình thành ở đâu?
 A. Biển và đại dương.
 B. Đất liền.
 C. Vùng vĩ độ thấp.
 D. Vùng vĩ độ cao.
Câu 5: Dựa vào đặc tính của lớp khí, người ta chia khí quyển ra:
 A. 2 tầng B. 3 tầng
 C. 4 tầng D. 5 tầng
Câu 6: Từ mặt đất trở lên, có các tầng khí quyển lần lượt là:
 A. đối lưu, tầng cao của khí quyển, bình lưu.
 B. bình lưu, đối lưu, tầng cao của khí quyển.
 C. đối lưu, bình lưu, tầng cao của khí quyển.
 D. bình lưu, tầng cao của khí quyển, đối lưu.
Câu 7: Việc đặt tên cho các khối khí dựa vào:
 A. Nhiệt độ của khối khí.
 B. Khí áp và độ ẩm của khối khí.
 C. Vị trí hình thành và bề mặt tiếp xúc.
 D. Độ cao của khối khí.
Câu 8: Các hiện tượng khí tượng như: mây, mưa, sấm, chớp... hầu hết xảy ra ở:
 A. tầng đối lưu.
 B. tầng bình lưu.
 C. tầng nhiệt. Địa Lí 6 
 Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
 - Phân biệt và trình bày được 2 khái niệm: Thời tiết và khí hậu.
 - Biết nhiệt độ không khí; nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ 
 không khí và nguyên nhân làm cho không khí có nhiệt độ.
2. Kĩ năng
 - Quan sát, ghi chép một số yếu tố thời tiết đơn giản ở địa phương (nhiệt độ, gió, mưa) trong 
 một ngày (hoặc một vài ngày) qua quan sát thực tế hoặc qua bản tin dự báo thời tiết của tỉnh, 
 khu vực.
 - Biết tính nhiệt độ trung bình trong ngày, trong tháng, trong năm của một địa phương dựa 
 vào bảng số liệu.
3. Thái độ
 - Học sinh (HS) biết được ý nghĩa và vai trò của thời tiết, khí hậu đối với cuộc sống con 
 người
 - Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường trước hiện trạng Trái Đất nóng lên.
4. Định hướng phát triển năng lực
 - Năng lực chung: tính toán, giải quyết vấn đề, thu thập và xử lý thông tin, làm việc cá nhân, 
 nhóm,...
 - Năng lực riêng: phát hiện, liên hệ thực tế và ghi chép thông tin qua thu thập.
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Chuẩn bị của Giáo viên
 Nhiệt kế, hình ảnh để minh họa và khai thác kiến thức, bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh
 Chuẩn bị bài theo hướng dẫn, SGK, bảng phụ.
III. Tổ chức các hoạt động học tập
A. Hoạt động khởi động (Tình huống xuất phát) (5 phút) - Trò chơi “Em tập làm biên tập viên”. Cho thông tin sau:
 Khu vực Đà Nẵng đến Bình Thuận
 (Thứ bảy, ngày 18/2/2019)
 + Nhiệt độ 19- 28oC
 + Sáng sớm và đêm có sương mù; trưa, chiều trời nắng nhẹ
 + Gió Đông Bắc cấp 2, cấp 3.
 Em hãy biên tập thành bản tin dự báo thời tiết và trình bày trước lớp
 Vì sao vào mùa hè ở nước ta nhiều người thường đi nghỉ mát ở các khu du lịch thuộc vùng 
 núi? Hãy kể tên các khu nghỉ mát nổi tiếng ở vùng núi nước ta?
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (1 phút)
 Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa (lúc bức xạ mặt trời mạnh 
 nhất) mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ?
 - Học bài, chuẩn bị bài mới: Khí áp và gió trên Trái Đất.
Lý thuyết, Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí
A. Lý thuyết
 1. Thời tiết và khí hậu
 * Khái niệm:
 - Thời tiết: Là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời 
 gian ngắn.
 - Khí hậu: Là sự lặp đi, lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong thời gian dài 
 và trở thành quy luật.
 * So sánh thời tiết và khí hậu:
 - Giống nhau: Đều là các hiện tượng khí tượng xảy ra ở một địa phương cụ thể
 - Khác nhau:
 + Thời tiết: Diễn ra trong thời gian ngắn. Phạm vi nhỏ, hay thay đổi.
 + Khí hậu: Diễn ra trong thời gian dài, có tính quy luật.Phạm vi rộng và ổn định.
 2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí - Nguyên nhân: Đặc tính hấp thụ nhiệt của nước và đất khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về 
 nhiệt độ giữa đất và nước.
 b. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao
 Sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao
 - Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.
 - Nguyên nhân: Sự thay đổi của lớp không khí trên mặt đất và thành phần: bụi, hơi nước 
 trong không khí.
 c. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ
 - Nhiệt độ không khí giảm dần từ xích đạo về cực.
 - Nguyên nhân: Sự thay đổi của lượng nhiệt và góc chiếu tia sáng Mặt Trời.
B. Trắc nghiệm
 Câu 1: Khi đo nhiệt độ không khí người ta phải đặt nhiệt kế:
 A. Ngoài trời nắng, cách mặt đất 3m B. Không ảnh hưởng đến sức khỏe và hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.
 C. Hạn chế sai lệch kết quả đo do ánh sáng Mặt Trời và không ảnh hưởng đến sức khỏe.
 D. Bảo quản nhiệt kế để sử dụng lâu hơn và không ảnh hưởng đến sức khỏe người đo.
Câu 7: Tại sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược 
lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?
 A. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày ngắn hơn đêm, mùa đông ngày dài hơn đêm.
 B. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày dài hơn đêm, mùa đông ngày ngắn hơn đêm.
 C. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên chậm và 
nguội đi chậm hơn nước.
 D. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên nhanh 
và nguội đi nhanh hơn nước.
Câu 8: Thời tiết là hiện tượng khí tượng:
 A. Xảy ra trong một thời gian dài ở một nơi.
 B. Xảy ra trong một thời gian ngắn nhất định ở một nơi.
 C. Xảy ra khắp mọi nơi và không thay đổi.
 D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 9: Nhiệt độ không khí thay đổi:
 A. Theo vĩ độ.
 B. Theo độ cao.
 C. Gần biển hoặc xa biển.
 D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 10: Giả sử có một ngày ở thành phố Hà Nội, người ta đo đưực nhiệt độ lúc 5 giờ được 
22oC, lúc 13 giờ được 26oC và lúc 21 giờ được 24oC. Vậy nhiệt độ trung bình của ngày hôm 
đó là bao nhiêu?
 A. 22oC.
 B. 23oC.
 C. 24oC.
 D. 25oC.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_ly_lop_6_tuan_22_bai_17_lop_vo_khi.docx