Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 26+27

docx 8 Trang tailieuthcs 89
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 26+27", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 26+27

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 26+27
 Tuần 26 - Tiết 93 + 94
Văn bản : ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
 - Minh Huệ -
A - Mục đích yêu cầu: Học sinh
 - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng 
 yêu thương mênh mông, sự chăm sóc ân cần đối với các chiến sĩ và đồng bào, 
 thấy được tình cảm yêu quý, kính trọng của người chiến sĩ đối với Bác Hồ.
 - Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Kết hợp miêu tả, kể chuyện 
 với biểu hiện cảm xúc, tâm trạng, những chi tiết giản dị, tự nhiên mà giàu 
 sức truyền cảm; thể thơ 5 chữ phù hợp với bài thơ có yếu tố kể chuyện.
B - Trọng tâm: Hình ảnh Bác Hồ
C - Chuẩn bị: Học sinh tìm đọc thêm các tư liệu về cuộc đời Bác Hồ 
D – Phần nội dung chính của bài học
 1. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm, chú thích (Sgk/66)
 *Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ dựa trên sự kiện lịch sử: cuối năm 1950 Bác 
 Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi, chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và 
 nhân dân ta.
 2. Đọc – hiểu văn bản
 a. Bố cục: 3 phần:
- Phần 1 (từ đầu đến "Lấy sức đâu mà đi"): Tình cảm của anh đội viên thức dậy 
 lần thứ nhất
- Phần 2 (tiếp đến "cùng Bác"): Tâm trạng của anh đội viên lần thứ ba
- Phần 3 (còn lại): Hình ảnh vị Cha già kính yêu – Hồ Chí Minh Tuần 26 – Tiết 95
Bài: ẨN DỤ
 1. Ẩn dụ là gì?
 Sự vật, hiện tượng Sự vật, hiện tượng
 A tương đồng
 B
 Gọi tên A bằng B
 (So sánh ngầm, không sử 
 dụng từ so sánh)
Ví dụ 1: Anh đội viên nhìn Bác
 Càng nhìn lại càng thương
 Người Cha mái tóc bạc
 Đốt lửa cho anh nằm
  Bác Hồ được xem như/ví như/gọi như người Cha bởi cùng có những hành 
 động quan tâm đầy yêu thương tận tình. 
 2. Các kiểu loại ẩn dụ
 Màu đỏ rực rỡ của hoa râm 
 Kiểu 1: Ẩn dụ hình thức (dáng vẻ bụt tương đồng với màu sắc 
 bên ngoài) của ngọn lửa hồng (nên 2 
 hình ảnh được so sánh ngầm 
 Ví dụ: Về thăm nhà Bác làng sen với nhau
 Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng Tuần 27 – Tiết 97
Văn bản: LƯỢM
 -Tố Hữu-
A – Mục đích yêu cầu: Học sinh
 - Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Lượm.
 - Nắm được những đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ.
 - Cảm phục trước sự hi sinh anh dũng của Lượm- người anh hùng nhỏ tuổi
B - Trọng tâm:
 - Vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng và ý nghĩa cao cả trong sự hy sinh của 
nhân vật Lượm.
 - Tình cảm yêu mến, trân trọng của tác giả dành cho nhân vật Lượm.
 - Các chi tiết miêu tả trong bài thơ và tác dụng của các chi tiết miêu tả đó.
 - Nét đặc sắc trong nghệ thuật tả nhân vật kết hợp với tự sự và bộc lộ cảm xúc.
C - Chuẩn bị: Học sinh đọc thuộc bài thơ và tìm hiểu thêm các tư liệu về những 
thiếu niên quả cảm của dân tộc trong công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược 
của dân tộc ta.
D – Nội dung chính của bài học
 1. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm và chú thích (Sgk/75,76)
 2. Đọc – hiểu văn bản
 a. Bố cục: 3 phần
+ Phần 1 (5 khổ thơ đầu): Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu tại Huế
 + Phần 2 (7 khổ thơ tiếp): Sự hi sinh anh dũng của Lượm trên đường làm nhiệm 
vụ
+ Phần 3 (còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi với non sông, đất nước. VẬN DỤNG: Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau để viết thành một bài văn 
hoàn chỉnh (trong bài văn có sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, 
nhân hóa, ẩn dụ, học sinh làm bài ra giấy kiểm tra, giáo viên sẽ chấm lấy 
điểm)
Đề 1: Hãy miêu tả lại một quang cảnh mà em ấn tượng.
Đề 2: Hãy miêu tả về một người mà em yêu quí và truyền động lực, cảm 
hứng cho em.
Lưu ý : Các em đọc lại hướng dẫn cách làm bài ở tuần 24-25 và làm bài 
nộp theo địa chỉ mail của giáo viên nhé. Chúc các em làm bài tốt !

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_tuan_2627.docx