Giáo án ôn tập Địa lý Lớp 8 - Bài 39+40

docx 8 Trang tailieuthcs 77
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập Địa lý Lớp 8 - Bài 39+40", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án ôn tập Địa lý Lớp 8 - Bài 39+40

Giáo án ôn tập Địa lý Lớp 8 - Bài 39+40
 ĐỊA LÝ 8 - TUẦN 32
Bài 39: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam
A. Lý thuyết
1. Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm
- Tính chất này thể hiện trong mọi yếu tố thành phần của cảnh quan tự 
nhiên nước ta nhưng rõ nhất là khí hậu nóng ẩm mưa nhiều.
2. Việt Nam là một nước ven biển
- Nước ta có một vùng biển Đông rộng lớn bao quanh ở phía đông và 
phía Nam phần đất liền.
- Biển Đông có ảnh hưởng tới toàn bộ thiên nhiên nước ta, duy trì và 
tăng cường tính chất nóng ẩm, gió mùa của thiên nhiên Việt Nam. 4. Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng, phức tạp
- Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng được thể hiện rõ trong lịch sử 
phát triển lâu dài của lãnh thổ và trong từng thành phần tự nhiên.
- Cảnh quan tự nhiên nước ta vừa có những tính chất chung thống nhất 
và vừa có tính phân hóa nội bộ tạo thành các miền tự nhiên khác nhau.
B. Trắc nghiệm
Câu 1: Việt Nam là một nước nhiệt đới được thể hiện tập trung nhất ở 
thành phần tự nhiên nào nhất:
 A. Địa hình
 B. Khí hậu
 C. Sông ngòi
 D. Sinh vật
Câu 2: Vào mùa nào trong cả nước tính chất nóng ẩm bị xáo trộn nhiều 
nhất
 A. Mùa xuân D. Cảnh quan vùng đảo và ven đảo.
Câu 7: Cảnh quan vùng đồi núi nước ta thay đổi nhanh chóng theo quy 
luật:
 A. Quy luật địa đới
 B. Quy luật đai cao
 C. Quy luật địa ô
 D. Cảnh quan vùng núi ít thay đổi.
Câu 8: Cảnh quan vùng đồi núi nước ta thay đổi nhanh chóng theo quy 
luật đai cao thể hiện rõ rệt nhất ở vùng
 A. Đông Bắc
 B. Tây Bắc
 C. Trường Sơn Bắc
 D. Trường Sơn Nam
Câu 9: Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng thể hiện trong thành phần 
thổn nhưỡng:
 A. Tầng đất dày, đất màu mỡ, độ phì cao.
 B. Quá trình hình thành đất feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu 
của nước ta.
 C. Nước ta có ba nhóm đất chính, trong các nhóm đất lại chia thành 
các loại đất khác nhau.
 D. Diện tích đất trống đồi núi trọc, đất bị xói mòn mạnh ngày càng 
tăng.
Câu 10 : Tính chất chủ yếu nhất của thiên nhiên Việt Nam:
 A. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm
 B. Tính chất ven biển hay tính chất bán đảo. Bài 40: Thực hành: Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp
Đề bài: Đọc lát cắt tổng hợp địa lý tự nhiên từ Phan-xi-păng tới thành 
phố Thanh Hóa (theo tuyến cắt A - B trên sơ đồ).
a) Xác định tuyến cắt A – B trên lược đồ.
+ Tuyến cắt chạy theo hướng nào? Qua những khu vực địa hình nào?
+ Tính độ dài của tuyến cắt A – B theo tỉ lệ ngang của lát cắt.
b) Dựa trên kí hiệu và bản chú giải của từng hợp phần tự nhiên, cho biết 
trên lát cắt ( từ A đến B và từ dưới lên trên) :
+ Có những loại đá, loại đất nào ? Chúng phân bố ở đâu ?
+ Có mấy kiểu rừng ? Chúng phát triển trong điều kiện tự nhiên như thế 
nào ?
c) Căn cứ vào biểu đồ nhiệt độ lượng mưa đã vẽ trên lát cắt của ba trạm 
khí tượng Hoàng Liên Sơn, Mộc Châu, Thanh Hóa, trình bày sự khác 
biệt khí hậu trong khu vực.
Trả lời:
a. Xác định tuyến cắt:
+ Tuyến cắt chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, đi qua các khu vực 
núi cao Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Mộc châu và đồng bằng Thanh 
Hóa.
+ Độ dài của tuyến cắt đo được trên bản đồ có tỉ lệ 1:2 000 000 là 
17,5cm. Vậy chiều dài thực tế là: 17,5 x 2 000 000 = 35 000 000cm (= 
350 km).
b. Hợp phần tự nhiên:
- Các loại đá: Macma xâm nhập, phun trào ở khu vực núi cao Hoàng 
Liên Sơn, trầm tích trên đá vôi ở khu cao nguyên Mộc Châu, trầm tích 
phù sa sông ở đồng bằng Thanh Hóa.
- Các loại đất: đất mùn núi cao ở khu vực Hoàng Liên Sơn, đất feralit 
trên đá vôi ở cao nguyên Mộc Châu, đất phù sa mới ở đồng bằng Thanh 
Hóa.
- Có 3 kiểu rừng: 
+ Rừng ôn đới phát triển trên đất mùn núi cao Hoàng liên sơn với nhiệt 
độ trung bình năm thấp và lượng mưa lớn.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_on_tap_dia_ly_lop_8_tuan_32_bai_3940.docx