Giáo án ôn tập Địa lý Lớp 8 - Tiết 30+31
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập Địa lý Lớp 8 - Tiết 30+31", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án ôn tập Địa lý Lớp 8 - Tiết 30+31
ĐỊA LÍ 8 - TUẦN 25 Tiết 30 Bài 26: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam A. Lý thuyết 1. Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản - Nước ta có khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau. - Phần lớn các khoáng sản của nước ta có trữ lượng vừa và nhỏ. - Một số loại tiêu biểu: than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, crom, đồng, thiếc, bôxit, 2. Sự hình thành các vùng mỏ chính ở nước ta a) Giai đoạn Tiền Cambri - Giai đoạn này hình thành các mỏ than chì, đồng, sắt, đá quý,phân bố ỏ Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Kom Tum, b) Giai đoạn Cổ kiến tạo - Trong giai đoạn này có nhiều vận động tạo núi lớn, đã sản sinh ra nhiều loại khoáng sản như apatit, than, sắt, thiếc, mangan, titan, vàng, đất hiếm, bôxit trầm tích, đá vôi, đá quý, phân bố rộng khắp cả nước. - Khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi do đó cần phải khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên này. B. Bài tập Trắc nghiệm Câu 1: Nhận xét nào sau đây đúng và đầy đủ về tài nguyên khoáng sản của nước ta: A. Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản. B. Việt Nam là một quốc gia nghèo tài nguyên khoáng sản, nhưng có có một số mỏ khoáng sản với trữ lượng lớn. C. Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản nhưng chủ yếu là các khoáng sản có trữ lượng vừa và nhỏ. D. Tài nguyên khoáng sản nước ta phân bố rộng khắp trên cả nước. Câu 2: Một số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn ở Việt Nam: A. Vàng, kim cương, dầu mỏ. B. Dầu khí, than, sắt, uranium. C. Than, dầu khí, apatit, đá vôi. D. Đất hiếm, sắt, than, đồng. Câu 3: Trong giai đoạn Tiền Cambri đã hình thành các mỏ khoáng sản: A. Than, dầu khí, apatit, đá vôi. B. Than chì, đồng, sắt, đá quý. C. Than chì, dầu khí, crom, thiếc. C. Việt Bắc D. Thềm lục địa Câu 10 : Khoáng sản là tài nguyên: A. là tài nguyên vô tận B. là tài nguyên có thể tái tạo được. C. là tài nguyên không thể phục hồi D. là tài nguyên không cần sử dụng hợp lý. Tiết 31: Ôn tập 1/ Khu vực Đông Nam Á gồm có bao nhiêu nước ? 2/ Dựa vào hình 17.1 cho biết tên 5 nước đầu tiên gia nhập vào ASEAN (hiệp hội các nước Đông Nam Á) 3/ Những cơ hội và những thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập ASEAN? 4/ Phân tích ảnh hưởng của vị trí, lãnh thổ đối với tự nhiên và phát triển kinh tế nước ta .. 5/Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta? 6/ NHỮNG SỐ LIỆU CẦN NHỚ VỀ NƯỚC VIỆT NAM Diện tích phần đất liền : 329.314 km2 _ Có hình dạng đặc biệt : uốn cong như hình chữ S Diện tích phần biển : trên 1 triệu km2 (Biển Đông có diện tích 3 447 000 km2 ) Từ Bắc vào Nam phần đất liền nước ta kéo dài 15 vĩ độ (1650km) VN nằm trong đới khí hậu Nhiệt đới. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Từ Tây sang Đông phần đất liền nước ta mở rộng 7 kinh độ.Nơi hẹp nhất theo chiều Đông _ Tây chưa đầy 50 km thuộc tỉnh Quãng Bình. Lãnh thổ Việt Nam nằm trong múi giờ thứ 7 theo giờ GMT.(Giờ quốc tế) Nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến của Bắc bán cầu. Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km . Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài trên 4550 km . Đảo lớn nhất nước ta : Đảo Phú Quốc ( thuộc tỉnh Kiên Giang). Vịnh biển đẹp nhất nước ta la Vịnh Hạ Long, Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1994 . Việt Nam gia nhập ASEAN 25 /07/1995, APEC tháng 15/11/1998, WTO ngày 7/11/2006 Quần đảo xa nhất của nước Việt Nam là Quần Đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) 8. Vì sao khí hậu nước ta lại đa dạng và thất thường? 9. Em hãy cho biết những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại ? 10. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm được thể hiện như thế nào trong các thành phần tự nhiên Việt Nam? * Dựa vào kiến thức đã học và tìm hiểu, em hãy trả lời các câu hỏi trên vào tập.
File đính kèm:
- giao_an_on_tap_dia_ly_lop_8_tiet_3031.doc