Giáo án ôn tập Ngữ văn Lớp 6 - Bài: Phương pháp tả cảnh
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập Ngữ văn Lớp 6 - Bài: Phương pháp tả cảnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án ôn tập Ngữ văn Lớp 6 - Bài: Phương pháp tả cảnh
PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH I.Phương pháp viết văn tả cảnh: 1. Bài tập: Sgk. Tr. 45. 2. Kết luận: * Đoạn a: Tả người chống thuyền vượt thác. - Qua hình ảnh Dượng Hương Thư (DHT), người đọc có thể hình dung được phần nào cảnh sắc ở khúc sông nhiều thác dữ. Đó là bởi vì người vượt thác đã phải đem hết gân sức, tinh thần để chiến đấu cùng thác dữ: Hai hàm răng cắn chặt, cặp mắt nảy lửa, quai hàm bạnh ra, bắp thịt cuồn cuộn, như hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh..(Nhờ tả ngoại hình và các động tác) * Đoạn b: tả cảnh sắc một vùng sông nước Cà Mau - Năm Căn. - Theo trình tự: + Từ dưới mặt sông nhìn lên bờ. + Từ gần đến xa - Trình tự tả như thế là rất hợp lí bởi người tả đang ngồi trên thuyền xuôi từ kênh ra sông. Tất nhiên, cái đập vào mắt người ngồi trước hết phải là cảnh dòng sông, nước chảy, rồi mới tới cảnh vật hai bên bờ sông. Nếu tả khác đi, ngược lại chẳng hạn thì người tả cũng phải ngồi ở chỗ khác đi. * Đoạn c: dàn ý gồm 3 phần: - Mở đoạn gồm 3 câu đầu: Tả khái quát về tác dụng, cấu tạo, màu sắc của luỹ tre làng. - Thân đoạn: Tả kĩ 3 vòng của luỹ tre. - Kết đoạn: Tả măng tre dưới gốc. - Nhận xét về trình tự miêu tả: Từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong (trình tự không gian). Cách tả như vậy cũng rất hợp lí bởi cái nhìn của người tả là hướng từ bên ngoài. - cảnh HS chơi đùa - Các trò chơi quen thuộc - Trống vào lớp, HS về lớp - Cảm xúc của người viết b. Cách tả theo trình tự không gian: - Các trò chơi giữa sân trường, các góc sân - Một trò chơi đặc sắc, mới lạ, sôi động. Bài 3: Dàn ý chi tiết bài: Biển đẹp a. Mở bài: Biển thật đẹp b. Thân bài: - Cảnh biển đẹp trong mọi thời điểm khác nhau - Buổi sớm nắng sáng - Buổi chiều gió mùa đông bắc - Ngày mưa rào - Buổi sớm nắng mờ - Buổi chiều lạnh - Buổi chiều nắng tàn, mát dịu - Buổi trưa xế - Biển, trời đổi màu c. Kết bài: nhận xét vì sao biển đẹp Tóm lại: Người viết không tả theo trình tự thời gian, cũng không tả theo không gian mà theo mạch cảm xúc và hướng theo con mắt của mình. III. ĐỀ BÀI LUYỆN TẬP THÊM - Tiếp đó là phần thực hiện chuyên đề an toàn giao thôn của cô dạy GDCD. - Tiếp sau đó, cô hiệu trưởng sẽ lên nói đôi lời với học sinh và giáo viên. - Bác bảo vệ đánh trống hết bốn lăm phút chào cờ. Buổi lễ kết thúc. 3. Sau buổi lễ chào cờ - Các giáo viên đứng dậy về phòng giáo viên để chuẩn bị cho tiết sinh hoạt lớp. - Học sinh các lớp thu dọn ghế đỏ, riêng lớp trực tuần sẽ đi thu dọn cả ghế cho giáo viên. - Từng lượt học sinh các lớp tiến về cầu thang di chuyển lên cầu thang lên lớp theo sự điều động của thầy giám thị - Mặt trời đã lên cao, nắng sân trường bắt đầu tỏa rộng hơn, tràn lê các ngọn cây, nhảy nhót cả vào trong lớp học. d. Ý nghĩa của buổi lễ chào cờ - Quốc kỳ và quốc ca là biểu tượng cho dân tộc, cho bao linh hồn đã ngã xuống cho ta độc lập hòa bình. Trường học này cũng là từ máu xương cảu đồng bào mà đổi lấy. - Buổi lễ chào cờ là thời gian chúng ta nhớ về công lao không gì có thể đền đáp ấy, là sự tưởng niệm với quá khứ vàng son nhưng cũng lắm những đau thương. - Tiếp thêm cho tuần học mới nguồn năng lượng tinh thần, nhắc nhở học sinh phải học tập tốt, luôn trau dồi đạo đức để trở thành một công dân có ích. - Nâng cao và duy trì tinh thần yêu nước, tự hào dan tộc cho mỗi người. III.Kết bài - Nêu cảm nhận về buổi lễ chào cờ: + Buổi lễ chào cờ luôn diễn ra thành công với sự nghiêm túc của mọi học sinh và giáo viên trong không khí thiêng liêng, trang nghiêm. + Buổi lễ chào cờ đầu tuần đã trở thành một biểu tượng cho mỗi mái trường, nằm trong tim của bao thế hệ học sinh. ĐỀ BÀI 2: Em hãy tả lại quang cảnh khu phố của em, nơi em đang sinh sống.
File đính kèm:
- giao_an_on_tap_ngu_van_lop_6_bai_phuong_phap_ta_canh.docx