Giáo án theo chủ đề Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề 1+2

docx 9 Trang tailieuthcs 121
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án theo chủ đề Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề 1+2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án theo chủ đề Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề 1+2

Giáo án theo chủ đề Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề 1+2
 NGỮ VĂN 6
 CHỦ ĐỀ 1
 HƯỚNG DẪN PHÂN BIỆT CÁCH LÀM BÀI VĂN
 TẢ CẢNH VÀ TẢ NGƯỜI.
 Chuyên đề 1: (Thời gian học từ 23/3 đến 28/3)
Những bài học cần nắm:
1.Tìm hiểu chung về văn miêu tả.
2.Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
3.Phương pháp tả cảnh.
4.Phương pháp tả người.
Yêu cầu để học tốt chủ đề:
-Đọc lại các văn bản vừa học và sẽ học về văn miêu tả.
-Nắm kĩ lại kiến thức đã học ở tiểu học về văn miểu tả người và tả 
cảnh.
- Huy động kiến thức miêu tả trong đời sống.
- Đọc các bài học tập làm văn ở sách giáo khoa (chú ý nắm vững kiến 
thức phần ghi nhớ)
- Lưu ý trả lời các câu hỏi ở sgk trang: 15, 28, 29, 46, 47, 61.
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN MIÊU TẢ
 1. Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung 
 những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, 
 phong cảnh.... làm cho đối tượng miêu tả như hiện lên trước mắt 
 người đọc, người nghe.
2. Những năng lực cần có khi làm văn miêu tả:
- Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật. - Mở bài: Giới thiệu người được tả (chú ý đến mối quan hệ của người 
viết với nhân vật được tả, tên, giới tính và ấn tượng chung về người đó)
- Thân bài:
+ Miêu tả khái quát hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp..
+ Tả chi tiết: ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói... (chú ý tả người 
trong công việc cần quan sát tinh tế vào các động tác của từng bộ phận: 
khuôn mặt thay đổi, trạng thái cảm xúc, ánh mắt...).
Ví dụ:
Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn 
cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì 
trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng 
vĩ. 
 (Võ Quảng)
+ Thông qua tả để khơi gợi tính cách nhân vật: qua tả các chi tiết người 
đọc có thể cảm nhận được tính cách của đối tượng và thái độ của người 
miêu tả đối với đối tượng đó.
- Kết bài: Nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được 
miêu tả.
III. CÁCH LÀM MỘT BÀI VĂN MIÊU TẢ.
 1. Khái niệm:
-Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường 
bộc lộ rõ nhất. Muốn làm văn tả cảnh, người viết cần phải:
- Xác định được đối tượng miêu tả;
- Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu;
- Trình bày những điểm quan sát được theo một thứ tự.
 2. Bố cục của một bài văn miêu tả thường có ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả;
- Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự; e) Cô giáo đang say xưa giảng bài trên lớp:
 - Giọng nói trong trẻo, cửa chỉ âu yếm ân cần, đôi mắt lấp lánh khích 
 lệ.
 4. Cần chú ý thứ tự khi miêu tả. Ví dụ:
 a) Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn:
 - Có thể theo thời gian: Trống vào lớp. Cô giáo (thầy giáo) cho chép 
 đề. Các bạn bắt tay vào làm bài. Kết thúc buổi làm bài, thu, nộp bài 
 cho thầy, cô.
 - Có thể theo không gian: Bên ngoài lớp. Trên bảng, cô (thầy) ngồi 
 trên bàn giáo viên. Các bạn trong lớp bắt tay vào làm bài. 
 Cũng có thể có một cách thứ ba là kết hợp cả không gian và thời gian 
 (Cách này khó và phức tạp hơn). Trước hết, em hay chọn trật tự miêu 
 tả. Sau đó chọn cảnh sân trường giờ ra chơi để viết thành đoạn văn.
- Miêu tả theo thứ tự thời gian:
+ Sân trường vắng lặng trong giờ học.
+ Hiệu lệnh trống ra chơi, mọi người ùa ra.
 + Có tốp chơi đá cầu, nhảy dây, đá bóng, có tốp chỉ đứng xem, hoặc 
 tranh cãi nhau về điều gì đó.
 + Có thể tả màu sắc quần áo, những tiếng cười nói, hò reo và một vài 
 bạn chơi tích cực nhất.
IV. MỘT SỐ ĐỀ VÀ DÀN BÀI MINH HỌA.
 Đề 1. Hãy tả một người thân mà em yêu quý.
- Kiểu bài: Văn tả người.
*Yêu cầu
 - Người viết phải chọn lọc được các chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật vẻ 
 đẹp của người được tả. Cần kết hợp quan sát với tưởng tượng, so sánh, 
 thể hiện được cảm xúc , tình yêu, sự ngưỡng mộ, kính trọng, biết 
 ơn.. Thân bài:
 + Tái hiện được những hình ảnh đặc trưng của mùa xuân: hàng cây, 
 hoa lá, cờ, khẩu hiệu, hương vị Tết với bánh chưng, mùi hương trầm, 
 đào, quất...; tâm trạng, nét mặt hồ hởi, vui tươi, nhộn nhịp của mọi 
 người.
 Kết bài: Cảm nghĩ của em về quang cảnh ấy.
 CHỦ ĐỀ 2:
 VẺ ĐẸP CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG CÁC 
 TÁC PHẨM VĂN HỌC LỚP 6
 (Thời gian học từ 29/3 đến 4/4)
 Các em hãy xem lại những tác phẩm đã học và đọc thêm các văn bản trong sách 
 Ngữ văn 6- tập 2 để có thể cảm nhận và có cái nhìn khái quát về vẻ đẹp của con 
 người Việt Nam trong lao động và chiến đấu.
 A.Trong lao động 
 Tác phẩm Nội dung – ý nghĩa Dẫn chứng
 Con Rồng- Cháu Tiên -Lạc Long Quân: dũng cảm tài -Thần diệt trừ Ngư Tinh, 
 (Truyền thuyết) năng giúp dân vượt qua những Hồ Tinh, Mộc tinh ( hình 
 khó khăn, trở ngại trong buổi ảnh tượng trương cho các 
 đầu dựng nước gian khó)
 -Long Quân cùng nhân dân -Thần dạy dân cách trồng 
 chăm chỉ lao động, xây dựng trọt chăm nuôi, cách ăn ở
 phát triển cuộc sống ấm no
Bánh chưng-Bánh Giày -Lang Liêu: yêu lao động, đề -Lang liêu: chăm lo việc 
 (Truyền thuyết) cao lao động, phát triển nghề đồng áng, trồng lúa trồng 
 nông khoai.
 -“Trong trời đất không gì 
 quý bằng hạt gạo”
 Sơn Tinh Thủy Tinh -Sơn Tinh cùng cư dân Việt lao -Thần bốc từng quả đồi, 
 (Truyền thuyết) động miệt mài với mưu trí tài dời từng dãy núi, dựng 
 ba quyết tâm vượt khó xây thành lũy đất ngăn dòng 
 dựng những con đề dài, vững nước lũ
 chắc, ngăn dòng nước lũ, bảo -Nước sông dâng lên cao 
 vệ đất đai, mùa màng, con bao nhiêu, đồi núi cao lên (Thép Mới) Nam được nhân hóa đã trở người không chịu khuất
 thành biểu tượng sinh động -Tre, anh hùng chiến đấu 
 của vẻ đẹp kiên cường, (Ngữ Văn 6 –tập 2 SGK/97)
 dũng cảm ở con người Việt 
 Nam trong chiến đấu giữ 
 gìn đất nước.
*Bài tập: Học sinh chọn 1 trong 2 đề tài
Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về hình ảnh con người Việt Nam 
trong lao động( hoặc chiến đấu) qua các tác phẩm mà em đã được học, đọc trong 
SGK Ngử Văn 6 tập 1 và 2
Dặn dò: các em có thể lưu bải mở để đọc , nên in ra để học và kẹp vào vở khi đi 
học lại và mang theo.
- Cần thực hiện tốt yêu cầu học tập cho chuyên đề này, đây là một trong những 
bức chuẩn bị để đáp ứng kiến thức cho học kì 2 và chương trình ngữ văn 6 trong 
tình hình phải nghỉ dài để chống dịch.
- Khi có lịch đi học lại, các em mang đầy đủ bài cô đã giao ở các đợt ( từ khi mới 
nghỉ phòng chống dịch đến giờ)
- Cô tuyên dương những bạn có ý thức học tập tốt.
- Chúc các em học bài tốt.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_theo_chu_de_ngu_van_lop_6_chu_de_12.docx