Giáo án Tin học Lớp 9 - Bài 12: Đa phương tiện

docx 6 Trang tailieuthcs 123
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 9 - Bài 12: Đa phương tiện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin học Lớp 9 - Bài 12: Đa phương tiện

Giáo án Tin học Lớp 9 - Bài 12: Đa phương tiện
 Bài 12: Đa Phương Tiện
 1.1. Đa phương tiện là gì?
• Đa phương tiện (multimedia) được hiểu như là thông tin kết hợp từ nhiều dạng thông tin và được thể 
 hiện một cách đồng thời.
• Sản phẩm đa phương tiện: Là sản phẩm được tạo bằng máy tính và phần mềm máy tính.
 1.2. Một số ví dụ về đa phương tiện
• Khi không sử dụng máy tính:
o Khi giảng bài, thầy cô giáo vừa nói (dạng âm thanh) vừa dùng bút (phấn) viết hoặc vẽ hình lên bảng 
 (dạng văn bản hoặc hình ảnh);
o Trong sách giáo khoa, ngoài nội dung chữ các bài học có thể còn có cả hình vẽ (hoặc ảnh) để minh hoạ.
• Các sản phẩm đa phương tiện được tạo bằng máy tính có thể là phần mềm, tệp hoặc hệ thống các phần 
 mềm và thiết bị, ví dụ như:
o Trang web với nhiều dạng thông tin như chữ, tranh ảnh, bản đồ, âm thanh, ảnh động, đoạn phim (video 
 clip),...;
o Bài trình chiếu;
o Từ điển bách khoa đa phương tiện;
o Đoạn phim quảng cáo;
o Phần mềm trò chơi.
 1.3. Ưu điểm của đa phương tiện
 Đa phương tiện là một lĩnh vực tương đối mới nhưng do có nhiều ưu điểm so với các dạng thông tin 
 truyền thống nên sản phẩm đa phương tiện ngày càng phong phú và được sử dụng rộng rãi trong đời sống.
 Một số ưu điểm chính ở khía cạnh sử dụng:
• Đa phương tiện thể hiện thông tin tốt hơn:
o Việc kết hợp và thể hiện nhiều dạng thông tin đồng thời cho phép các dạng thông tin bổ sung nội dung 
 cho nhau. Nhờ thế thông tin có thể được hiểu một cách đầy đủ và nhanh hơn.
o Chẳng hạn, có những khái niệm hoặc hiện tượng tự nhiên như sấm, sét sẽ khó hiểu nếu chỉ được mô tả 
 bằng chữ hoặc bằng lời nói nhưng nếu dùng kết hợp chữ với ảnh động, âm thanh sẽ giúp dễ hiểu hơn 
 nhiều.
• Đa phương tiện thu hút sự chú ý hơn:
o Việc kết hợp các dạng thông tin luôn thu hút sự chú ý của con người hơn so với một dạng thông tin cơ 
 bản.
o Ví dụ, truyện tranh sẽ sinh động, hấp dẫn hơn hẳn truyện toàn chữ về cùng một nội dung.
• Thích hợp với việc sử dụng máy tính: Thay vì sử dụng bàn phím và các dòng lệnh bằng văn bản, chúng 
 ta có thể sử dụng chuột và các biểu tượng trực quan trên màn hình để khai thác máy tính một cách thuận 
 tiện hơn.
• Rất phù hợp cho việc giải trí và dạy-học. 
 1.4. Các thành phần của đa phương tiện
 Các dạng thành phần chính của sản phẩm đa phương tiện :
 a. Văn bản (Text)
• Là dạng thông tin cơ bản nhất trong biểu diễn thông tin 
 Hình 2. Ghi lại và xử lí âm thanh trên máy tính
 c. Ảnh tĩnh
• Là một tranh, ảnh thể hiện cố định một nội dung
• Một số phần mềm tạo và xử lý ảnh: Microsoft Paint, Corel Draw, Photoshop,... Hình 5. Một đoạn phim và máy quay phim
 1.5. Ứng dụng của đa phương tiện
 Đa phương tiện có rất nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như:
 a. Trong nhà trường
• Giáo viên dùng hình ảnh, âm thanh để mô phỏng, minh hoạ bài giảng;
• Sản phẩm đa phương tiện giúp học sinh có thể tự học bằng máy tính.
 Hình 6. Sản phẩm đa phương tiện hướng dẫn sử dụng máy tính
 b. Trong khoa học
 Các nhà khoa học dùng đa phương tiện để mô phỏng trái đất, sự hình thành các vì sao, môi trường sống,...
 c. Trong y học
 Công nghệ đồ họa và đồ hoạ 3D được dùng trong máy chụp và đo cắt lớp để chuẩn đoán nhiều loại bệnh 
 khác nhau, 
 d. Trong thương mại

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_9_bai_12_da_phuong_tien.docx