Tài liệu hướng dẫn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cấp trung học cơ sở 6

docx 61 Trang tailieuthcs 79
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu hướng dẫn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cấp trung học cơ sở 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu hướng dẫn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cấp trung học cơ sở 6

Tài liệu hướng dẫn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cấp trung học cơ sở 6
 VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC
 NGUYỄN CAO CƯỜNG – HOÀNG KIM THANH
 ĐINH MẠNH CƯỜNG- BÙI ANH TÚ
 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN 
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
 CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ 
 6 
 HÀ NỘI, 2011 - Cán bộ lớp cùng với thầy cô giáo chủ nhiệm xây dựng kịch bản.
VI. Tiến trình tổ chức
1. Ổn định tổ chức
Giáo viên cho học sinh ổn định tổ chức. Giáo viên giới thiệu người dẫn chương trình 
(MC). MC giới thiệu bốn đội chơi lên sân khấu. MC giới thiệu 2 bạn thư ký.
Sơ đồ kê bàn ghế:
 Khán giả Khán giả Khán giả Khán giả
 Đội 1
 Đội 3
 Đội 2
 Đội 4
 Màn chiếu Thư ký
 MC Bàn GV
 Bảng đen
2. Giới thiệu đội chơi và các phần thi
- Gồm 4 đội chơi: Mỗi đội có 3 thành viên. Các đội có quyền thay đổi thành viên 
trong các phần thi.
- Các phần thi bao gồm:
 Phần 1. Lịch sử nhà trường
 Phần 2. Thành tích trường chúng mình.
 Phần 3. Thầy cô giáo của chúng ta
 Phần 4. Văn nghệ và tổng kết.
3. Phần thi thứ nhất: Lịch sử nhà trường.
 Phần thi này được tiến hành dưới hình thức trắc nghiệm. Gồm 8 câu hỏi. Các câu 
hỏi được đưa lên màn hình gồm 4 đáp án chọn A, B, C, D. Thời gian suy nghĩ để 
đưa ra đáp án là 10 giây. Sau 10 giây, các đội giơ biển đáp án.
Mỗi câu trả lời đúng các đội được 10 điểm. Trả lời sai hoặc đưa đáp án chậm, không 
được điểm.
Nội dung các câu hỏi xoay quanh lịch sử hình thành nhà trường.
Ví dụ:
Câu hỏi 1. Trường chúng ta thành lập năm nào?
 A. ...... B. ...... C. ...... D. ......
Câu hỏi 2. Khi thành lập, trường chúng ta có bao nhiêu lớp?
 A. ...... B. ...... C. ...... D. ......
Câu hỏi 3. Trường chúng ta trực thuộc xã (phường) nào?
 A. ...... B. ...... C. ...... D. ...... - Giáo viên chủ nhiệm trao giải và kết thúc chương trình.
HOẠT ĐỘNG 2. XÂY DỰNG BAN CÁN SỰ BỘ MÔN
I. Mục tiêu 
 Sau hoạt động này, học sinh có khả năng:
 - Hiểu được vai trò của ban cán sự bộ môn trong lớp.
 - Biết cách thành lập, góp ý kiến cho ban cán sự bộ môn.
II. Qui mô:
Qui mô tổ chức theo lớp.
III. Nội dung: 
- Thành lập ban cán sự bộ của các bộ môn.
- Xây dựng phương pháp làm việc của ban cán sự bộ môn.
IV. Hình thức tổ chức: Thảo luận
V. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Phối hợp với giáo viên các bộ môn lập danh sách những học sinh học tốt từng bộ 
môn.
- Cùng với cán sự lớp xây dựng kịch bản của buổi thảo luận.
2. Học sinh:
- Nhóm cán sự cùng với giáo viên chủ nhiệm xây dựng kịch bản cho buổi thảo luận.
- Văn nghệ hoặc trò chơi.
VI. Tiến trình tổ chức
1. Ổn định tổ chức: 
- Giáo viên chủ nhiệm ổn định tổ chức lớp, giới thiệu tiết hoạt động ngoài giờ, giới 
thiệu MC.
- MC lên làm việc.
2. Sự cần thiết phải có ban cán sự bộ môn
- MC đưa ra câu hỏi để thảo luận "Có cần thiết phải thành lập ban cán sự bộ môn? 
Vì sao?"
- Học sinh trong lớp thảo luận nhóm và đưa ra ý kiến của mình.
- GVCN nhận xét và kết luận về việc cần thiết phải có ban cán sự lớp.
3. Bầu ban cán sự bộ môn
- Trên cơ sở danh sách đã thành lập và sự nhất trí của học sinh, thành lập cán sự bộ 
môn của từng môn học.
- GVCN tư vấn cho học sinh và ban cán sự cách làm việc của ban cán sự bộ môn: 
theo dõi việc thực hiện chép bài trên lớp và làm bài ở nhà, giúp đỡ, giải đáp thắc 
mắc của các bạn trong lớp về bộ môn mình phụ trách, tổng hợp câu hỏi của lớp để 
hỏi thầy cô giáo bộ môn mình phụ trách,....
5. Văn nghệ, trò chơi B- HOẠT ĐỘNG ĐOÀN-ĐỘI
 I-Tên hoạt động: Xây dựng nội quy trường học thân thiện 
 II-Mục tiêu
 - HS hiểu được nội quy của trường học thân thiện
 - Có ý thức tôn trọng, xây dựng nội quy trường học thân thiện.
 - Tích cực rèn luyện, thực hiện tốt nội quy đề ra.
 II- Nội dung hoạt động
 • Chuẩn bị: Tài liệu về phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh 
 tích cực.
 - Thành lập các tổ, nhóm trong chi đội.
 - Bầu đội ngũ cán bộ Đội hoặc tổ trưởng, tổ phó, thư ký (GVCN quyết định)
 - Cùng trao đổi các nội dung để xây dựng trường học thân thiện.
 VD: Đưa ra một số câu hỏi để trao đổi, thảo luận.
 1. Là một Đội viên , em cần làm gì để tạo một môi trường thân thiện trong lớp?.
 2. Em có biện pháp nào để xây dựng phong trào Đội ngày càng vững mạnh?
 3. Hiện tượng nói tục chửi bậy hiện nay đang là vấn đề đáng lo ngại trong học 
 đường, là một học sinh em đề xuất biện pháp nào để ngăn chặn tình trạng 
 này?
 IV-Phương thức hoạt động
 - Hình thức: thảo luận tại chi đội, có thể xen kẽ các tiết mục văn nghệ (các bài 
 hát sáng tác cho phong trào Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực).
 - Quy mô: khối 6
 C- TRÒ CHƠI
 MÈO ĐUỔI CHUỘT
I. Mục đích:
 Rèn luyện khả năng chạy, phát triển sức nhanh, sự thông minh, sáng tạo.
II. Chuẩn bị:
 - Chọn một nơi sạch sẽ, thoáng mát, nền bằng phẳng. Tập hợp thành một 
vòng tròn rộng, quay vào trong, từng em dang tay nắm lấy bàn tay của bạn bên cạnh 
tạo thành những “lỗ hổng” để cho "mèo" và "chuột" đuổi nhau.
 - Chọn một HS đóng vai "mèo", một đóng vai "chuột". Hai em này đứng ở 
trong vòng tròn, cách nhau 3m.
III. Cách chơi:
 - Khi có lệnh, tất cả HS đứng theo vòng tròn nắm tay nhau lắc lư và nhún 
chân, đồng thời đọc:
 “Mèo đuổi chuột”
 Mời bạn ra đây III. Cách chơi
 Giáo viên hô “Chuẩn bị  bắt đầu!” hoặc “Chuẩn bị” sau đó thổi một hồi 
còi. Sau lệnh đó hai bên bắt đầu dùng sức của hai tay kết hợp với sức đẩy của hai 
chân để kéo dây về phía sân của mình, sao cho người đầu tiên của đội bạn bị kéo ra 
khỏi vạch giới hạn của họ rồi qua khoảng cách 1m giữa sân chạm chân vào vạch 
giới hạn của hàng mình là thắng cuộc. Trường hợp 2 đội cứ co kéo nhau mãi không 
phân được thắng thua thì sau 2 - 3 phút, giáo viên cũng cho dừng cuộc chơi và thay 
bằng 2 đội khác. 
 Ghi chú: Không nên cho các em chơi kéo co không dùng dây (hoặc sào) mà 2 
em đầu tiên nắm lấy tay nhau, những em còn lại ôm lấy bụng bạn, như vậy 2 em đầu 
tiên không chịu được sức kéo của các bạn gây đau tay và tuột tay, HS bị ngã ngửa ra 
sau rất nguy hiểm. 
 TUNG BÓNG CHO NHAU
I. Mục đích:
 Rèn luyện sự khéo léo chính xác, nhanh nhẹn; khả năng tập trung chú ý cao, 
phát triển sức mạnh tay.
II. Chuẩn bị:
 Cứ hai HS thì có 1 quả bóng nhỏ (bằng cao su, nhựa). Tập hợp lớp thành 2 
hàng dọc sau đó cho quay thành 2 hàng ngang quay mặt vào nhau theo từng đôi 
một, hàng nọ cách hàng kia 6 - 8m. Trong từng hàng, em nọ cách em kia tối thiểu 
1m. Nếu sân rộng có thể tập hợp lớp thành 4 hàng dọc để tạo thành 2 đội hình chơi, 
nếu sân hẹp thì cho HS làm 2 - 3 đợt.
III. Cách chơi:
 - Khi có lệnh, từng đôi một các em tung bóng cho nhau. Tung bóng bằng một 
tay theo kiểu đưa tay từ dưới thấp lên cao - ra trước (không được ném bóng). Khi 
tung bóng phải tung cho chính xác đến phía trước ngực bạn, em bắt bóng dùng 2 tay 
hoặc 1 tay bắt bóng, sau đó chuyển bóng sang tay thuận rồi lại tung bóng sang cho 
bạn. Trò chơi tiếp tục như vậy, nếu để bóng rơi thì nhanh chóng nhặt lên và tiếp tục 
cuộc chơi. Cần di chuyển chân sao cho tung và bắt bóng được chính xác, dễ dàng.
 - Có thể chơi theo đội hình 2 hàng dọc đối chiều, cách nhau khoảng 3 - 5m, 
mỗi bên 6 - 10 HS. Các em lần lượt tung bóng sang cho bạn ở hàng đối diện sau đó 
chạy vòng về tập hợp ở cuối hàng của mình, hoặc chạy sang tập hợp ở cuối hàng đối 
diện. Trò chơi tiếp tục như vậy, nếu bóng rơi, nhanh chóng nhặt lên để tiếp tục chơi.
 - Có thể tổ chức thi mỗi đợt xem cặp nào tung không để bóng rơi được nhiều 
lần nhất, sau đó lại thi giữa những cặp nhất đó với nhau - Lên kế hoạch hoạt động của Câu lạc bộ (lịch tập, thời gian, địa điểm)
 - Lên Chương trình văn nghệ với chủ đề Chào năm học mới. 
 VII. Gợi ý
 - Một chương trình Văn nghệ bao gồm các thể loại: Hát (gồm có hát đơn ca, song 
ca, tốp ca, hát tập thể); Múa: (gồm có múa đơn, múa đôi hoặc tốp múa và múa tập 
thể); Đọc tấu nhạc cụ (nếu có). Nếu trong lớp có HS biết chơi một loại nhạc cụ 
nào đó thì cần sử dụng trong các buổi tập cũng như trong các buổi buổi diễn. 
 - Ngoài các thể loại hát, múa, biểu diễn nhạc cụ cần có các tiết mục thơ, kịch, tiểu 
phẩm nhỏ với các nội dung về nhà trường.
 - Việc lựa chọn các bài hát để xây dựng trong chương trình hết sức quan trọng. Cần 
lựạ chọn các bài hát có nội dung trong sáng, đúng chủ đề của từng tháng, phù hợp 
với giọng hát của lứa tuổi học sinh THCS (Không nên chọn những bài hát của người 
lớn, không phù hợp với học trò, những bài hát có nội dung không lành mạnh và 
không có tính nghệ thuật, tính giáo dục). 
 Những bài dân ca Việt Nam là kho tàng văn hóa dân gian quý báu của dân tộc ta. 
Việc bảo tồn phát huy vốn văn hóa dân tộc đang được Đảng và nhà nước quan tâm, 
khuyến khích. Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với Dự án Phát triển Giáo dục THCS II 
đã triển khai đề án “Hỗ trợ đưa dân ca vào trường THCS”. Do đó, các chương trình 
văn nghệ ngoài các bài hát mới sáng tác, cần chọn và sử dụng các bài dân ca phù 
hợp với học sinh THCS. 
 - Ngoài các bài hát quy định trong chương trình môn Âm nhạc lớp 6, của Chương 
trình Hoạt động Giáo dục Ngoài giờ lên lớp 6, có thể lựa chọn một số bài hát khác 
để tập theo chủ đề Chào năm học mới như: Mỗi ngày đến trường là một ngày vui 
(Sáng tác: Hoàng Lân), Hạt nắng sân trường (Sáng tác: Vũ Trọng Tường) và các 
bài hát viết về chính ngôi trường của mình (nếu có). 2. Văn nghệ chào mừng
 MC giới thiệu các tiết mục văn nghệ của lớp.
3. Những khó khăn về phương pháp học tập:
 MC đưa ra câu hỏi: Là học sinh lớp 6 đầu cấp, bạn gặp những khó khăn gì 
trong học tập trên lớp và học tập ở nhà? Hãy cho biết môn học mà bạn cảm thấy khó 
khăn nhất? 
 Học sinh trong lớp phát biểu các ý kiến của mình.
4. Giao lưu, trao đổi các phương pháp học tập:
*) MC giới thiệu các học sinh giỏi lớp 7,8,9 đến dự buổi thảo luận.
*) MC đưa ra các vấn đề thảo luận:
 Vấn đề 1. Phương pháp học tập các bộ môn khoa học tự nhiên.
 *) 1 đại biểu học sinh trình bày phương pháp học tập các bộ môn (phân chia 
môn học từ đầu cho từng học sinh trình bày).
 - Học sinh trong lớp đặt những câu hỏi thắc mắc về phương pháp học tập các 
môn khoa học tự nhiên.
 - Đại biểu học sinh trả lời.
 - Học sinh trong lớp đặt những câu hỏi về phương pháp học tại nhà.
 - Đại biểu học sinh và học sinh trong lớp cùng thảo luận về phương 
pháp học tập tại nhà.
 Vấn đề 2. Phương pháp học tập các bộ môn khoa học xã hội
 *) 1 đại biểu học sinh trình bày phương pháp học tập các môn khoa học xã hội.
 - Các học sinh khác bổ sung và thảo luận.
 - Học sinh trong lớp phát biểu ý kiến và thảo luận.
 Vấn đề 3. Phương pháp học tập ở nhà
 *) 1 học sinh trong lớp trình bày về phương pháp học tập đang áp dụng cho 
việc học tập ở nhà.
 *) 1 đại biểu học sinh trình bày phương pháp học tập ở nhà.
 *) Thảo luận 
 Vấn đề 4. Phương pháp ôn tập và làm bài kiểm tra 
 *) Một đại biểu học sinh trình bày kinh nghiệm ôn tập và kiểm tra.
5. Tổng kết
 *) MC mời giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến
 *) GVCN nhận xét sự chuẩn bị và quá trình thảo luận
 *) GVCN tư vấn một số kinh nghiệm cho việc học bài trên lớp và học bài ở 
nhà.
 *) GVCN cảm ơn sự có mặt của học sinh giỏi các lớp 7,8,9.
 *) Liên hoan (nếu có) 3. Trên thế giới có mấy châu lục?
 Đáp án: 6 châu lục
 4. Nước có diện tích lớn nhất thế giới là nước nào?
 Đáp án: Nga
 5. Địa danh nào là cực bắc của nước ta?
 Đáp án: Lũng Cú - Hà Giang.
Phần khởi động của đội thứ hai:
 1. Tập hợp rỗng là tập hợp có bao nhiêu phần tử?
 Đáp án: Không có phần tử nào.
 2. Hãy nêu tên tác giả bài quốc ca của nước ta?
 Đáp án: Nhạc sĩ Văn Cao
 3. Đỉnh núi nào cao nhất thế giới?
 Đáp án: Chô mô lung ma (Everest) cao 8848m 
 4. Ai là người quyết định rời đô về Thăng Long?
 Đáp án: Lý Công Uẩn
 5. Địa danh nào là cực nam của nước ta?
 Đáp án: Mũi Cà Mau.
Phần khởi động của đội thứ ba:
 1.Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều là phần tử của tập hợp B thì tập 
hợp A có quan hệ với tập hợp B như thế nào ?
 Đáp án: Tập hợp A là tập hợp con của tập hợp B
 2. New York là thủ đô của nước nào?
 Đáp án: Không là thủ đô của nước nào.
 3. Vĩ tuyến gốc được gọi là gì?
 Đáp án: Xích đạo
 4.Đỉnh núi nào cao nhất nước ta?
 Đáp án: Phan xi phăng (cao 3143m)
 5. Bác Hồ viết bản tuyên ngôn độc lập ở đâu?
 Đáp án: Số nhà 48 - Phố Hàng Ngang - Hà Nội.
Phần khởi động của đội thứ tư:
 1.Số liền trước và số liền sau của mỗi số tự nhiên hơn kém nhau bao 
nhiêu đơn vị ?
 Đáp án: Hai đơn vị.
 2. Sông nào dài nhất thế giới?
 Đáp án: Sông Nin ở Châu Phi dài 6671km
 3. Ai là tác giả bài hát "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng?"
 Đáp án: Nhạc sĩ Phong Nhã.
 4. Khí nào có nhiều nhất trong khí quyển?
 Đáp án: Ni tơ
 5. Trước khi đổi tên thành Thăng Long, thủ đô nước ta có tên là gì? 4. Đây là nơi gắn liền với sự ra đời của Đảng cộng sản Đông Dương.
 5. Đây là vật chất nhỏ nhất cấu tạo nên các bộ phận của cơ thể.
 6. Tên của của một con đèo nổi tiếng ở Lai Châu.
 7. Vật chất nhỏ nhất không thể phân chia nhỏ hơn được.
 8. Tên tổ chức văn hoá, khoa học, giáo dục Liên hợp quốc.
 9. Tên danh hoạ nổi tiếng người Tây Ban Nha, là một trong 10 họa sĩ vĩ đại 
nhất thế kỷ 20, sinh năm 1881, mất năm 1973.
 10. Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
 11. Đây là trung tâm, chính trị, hành chính của một nước.
Ô chữ hàng dọc là: Điện Biên Phủ.
7. Phần thứ năm: Ai nhanh hơn?
Luật chơi: Ở phần thi này gồm 4 câu hỏi, mỗi câu hỏi sẽ có 3 dữ kiện gợi ý. Gợi ý 
thứ nhất xuất hiện ngay khi có câu hỏi, các gợi ý sau cách nhau 10 giây. Trả lời 
được câu hỏi ở gợi ý đầu tiên được 50 điểm; ở gợi ý thứ hai được 40 điểm; ở gợi ý 
thứ ba được 30 điểm. Các đội giành quyền trả lời bằng cách bấm chuông hoặc phất 
cờ.
Ví dụ:
 Câu hỏi 1. Ông là ai?
 Dữ kiện 1: Ông là một đại danh y, một nhà thơ, nhà văn lớn Việt Nam thế kỉ 
 XVIII .
 Dữ kiện 2:. Ông là tác giả của cuốn “Thượng kinh kí sự”. 
 Dữ kiện 3: Ông lấy biệt hiệu là"Lãn Ông”
 Đáp án: Lê Hữu Trác
 Câu hỏi 2. Địa danh nào?
 Dữ kiện 1.Đây là biểu tượng văn hoá của thủ đô Hà nội.
 Dữ kiện 2.Công trình này được xây dựng vào thế kỷ XI dưới thời Lý.
 Dữ kiện 3. Là trường đại học đầu tiên của nước ta và của Đông Nam Á.
 Đáp án: Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
 Câu hỏi 3. Đây là đồ vật gì?
 Dữ kiện1. Nó được trọng tài sử dụng trong các trận đấu bóng đá. 
 Dữ kiện 2. Nó có nhiều kiểu dáng, có thể được mang theo người, để trên bàn 
 hay treo trên tường.
 Dữ kiện 3. Nó được sử dụng để đo thời gian.
 Đáp án: Đồng hồ
 Câu hỏi 4. Đây là số nào?
 Dữ kiện1. Đây là số không âm nhỏ nhất gồm 10 chữ số 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9.
 Dữ kiện2. Đây là một phân số có tử số <10, mẫu số là số tự nhiên nhỏ nhất 
 được lập từ các số còn lại. 
 Dữ kiện3. Nó có giá trị bằng 0 C-TRÒ CHƠI
 CHIM BAY CÒ BAY
 I- Mục đích:
 Rèn luyện phản xạ nhanh và sự tập trung chú ý.
 II- Chuẩn bị:
 Tập hợp HS để chuẩn bị chơi theo đội hình hàng ngang hay hàng dọc, vòng 
 tròn hoặc nhiều đội hình khác nữa như chữ nhật, chữ U, hình vuông, hình tam 
 giác, em nọ cách em kia tối thiểu 1,5m.
 III- Cách chơi:
 Tất cả HS chú ý lắng nghe lời và động tác của người điều khiển. Nếu người điều 
khiển gọi đúng tên các con vật biết bay và thực hiện động tác của hai tay như chim đang 
vỗ cánh bay, thì tất cả bắt chước thao. Nếu ai không thực hiện động tác “bay” là sai. Nếu 
người điều khiển thực hiện động tác bay, nhưng lại gọi tên các động vật không biết bay, 
thì tất cả phải đứng yên. Nếu ai thực hiện động tác “bay”, người đó cũng sai. Cả hai 
trường hợp sai như nêu ở trên, người bị phạm quy phải thực hiện một hình thức (nhảy lò 
cò quanh lớp 1 vònghoặc hình thức nào đó GV và HS cùng thống nhất). Trò chơi tiếp 
tục như vậy trong một số lần.
 BỊT MẮT BẮT DÊ
 I- Mục đích:
 Rèn luyện khả năng định hướng, sự nhanh nhẹn, khéo léo.
 II- Chuẩn bị:
 - Tập hợp HS trong lớp thành một vòng tròn hoặc một hình vuông hay chữ 
 nhật, đứng quay mặt vào trong, em nọ cách em kia tối thiểu 0,2m.
 - Chọn 2 - 5 HS tương đối lanh lợi, hoạt bát, hai em giả làm người đi tìm, 
 những em còn lại giả làm “dê” bị lạc đàn. Tất cả những em này được bịt mắt bằng 
 khăn và đứng ở trong vòng, cách người đi tìm (lúc đầu) ít nhất là 1,5m.
 III- Cách chơi:
 - Khi có lệnh cho trò chơi bắt đầu, những em giả làm “dê” di chuyển trong 
 vòng và thỉnh thoảng giả làm tiếng dê kêu “beee”. Hai em đóng vai người đi 
 tìm, đi đến chỗ có tiếng kêu và tìm cách bắt lấy “dê”. “Dê” khi bị chạm vào người 
 có quyền đi hoặc chạy để tránh bị bắt. Trò chơi tiếp tục như vậy cho đến khi bắt 
 được hết “dê” hoặc sau 3 - 4 phút thì dừng lại, đổi vai hoặc để thay nhóm khác. 
 Những HS đứng ở ngoài có thể reo hò, cổ vũ cho trò chơi thêm phần sinh động.
 Ghi chú:
 - Trò chơi này có thể tổ chức 1 người đi tìm và 1 “dê” bị lạc, hoặc 1 người đi 
 tìm 2 - 5 “dê” bị lạc, cũng có thể tổ chức 2 - 3 người đi tìm, nhiều “dê” bị lạc.
 - Gần giống với trò chơi này có trò chơi “Bịt mắt thổi còi”. Chủ điểm tháng 11. TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
 A- HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
I. Mục tiêu chủ điểm: 
Sau khi thực hiện chủ điểm, học sinh đạt được:
- Hiểu được công lao to lớn của các thầy, cô giáo; ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam
- Có thái độ biết ơn và kính trọng các thầy, cô giáo.
- Có những hoạt động thể hiện nhớ công ơn thầy, cô.
II. Nội dung hoạt động:
1. Hội diễn văn nghệ "Thầy cô và mái trường"
2. Thi viết vẽ với chủ đề "Thầy cô giáo của em"
III. Gợi ý tổ chức hoạt động:
 HOẠT ĐỘNG 1. THẦY CÔ VÀ MÁI TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam 20 - 11.
- Giúp học sinh hiểu được công lao to lớn của các thầy cô giáo; biết kính trọng các 
thầy cô giáo.
- Học sinh có những phần việc cụ thể chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.
- Học sinh được giao lưu văn nghệ giữa các lớp. 
II. Qui mô:
Hoạt động được tổ chức với thời lượng 2 tiết học. Qui mô tổ chức theo khối lớp
III. Nội dung: 
- Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam.
- Hát múa chúc mừng các thầy cô giáo.
IV. Hình thức tổ chức: Hội diễn văn nghệ
V. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Các GVCN khối 6 phối kết hợp lập kế hoạch, chương trình cho hội diễn văn nghệ.
- Duyệt và hướng dẫn học sinh tập các tiết mục văn nghệ. GVCN nên tham gia cùng 
học sinh trong tiết mục tốp ca.
- Chuẩn bị địa điểm tổ chức, âm thanh, trang phục, phần thưởng.
- Thành lập ban giám khảo của hội diễn.
2. Học sinh
- Chuẩn bị tốt các tiết mục văn nghệ biểu diễn. Mỗi lớp 2- 3 tiết mục tùy theo số 
lượng lớp của một trường, trong đó cần có cả đơn ca, tốp ca. 
- Bài phát biểu về ngày nhà giáo Việt Nam.
- 01 bó hoa V. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Giáo viên chủ nhiệm phát động cuộc thi "Viết vẽ về thầy cô giáo của em".
- Thành lập ban giám khảo.
- Chuẩn bị các phần thưởng.
2. Học sinh
- Chuẩn bị ý tưởng, giấy, màu vẽ ....
- Tìm hiểu các thông tin về các thầy cô giáo của mình để bài viết thêm sinh động.
VI. Tiến trình tổ chức
1. Phát động cuộc thi:
 GVCN phát động cuộc thi "Viết, vẽ về thầy cô giáo của em".
Thể lệ cuộc thi:
*) Hình thức thể hiện: 
 - Bài viết (thơ, văn xuôi, phát biểu cảm nghĩ, ...)
 - Vẽ 
 - Các bài viết và vẽ thực hiện trên khổ giấy A4
*) Nội dung: 
 - Đối với hình thức viết: Tình cảm thầy trò, kỷ niệm thầy cô và mái 
trường, tấm gương thầy cô giáo ....
 - Đối với hình thức viết: Chân dung thầy cô giáo, phong cảnh thầy cô 
và mái trường, lớp học ...
 - Chú ý: Các thầy cô giáo trong bài viết, vẽ nên lấy hình ảnh thực là các 
thầy cô giáo đã từng dạy hoặc đang dạy học sinh.
*) Thời gian nộp bài: 1 tuần sau ngày phát động.
*) Giải thưởng: Mỗi thể loại có ba giải: nhất, nhì, ba.
2. Tiến hành cuộc thi:
 Sau khi cuộc thi được phát động, học sinh tiến hành viết, vẽ.
 Giáo viên bộ môn ngữ văn và mỹ thuật hướng dẫn cách viết, vẽ cho học sinh.
 Sau 1 tuần, học sinh nộp bài viết của mình.
3. Triển lãm và chấm giải:
 - Giáo viên chủ nhiệm cho các tổ trang trí các bài viết trên tờ giấy A0; các bài 
vẽ trên các giá vẽ hoặc treo trên tường lớp học. Triển lãm kéo dài hết tháng 11.
 - Các thầy cô giáo và học sinh đọc, xem các bức vẽ của học sinh. 
 - Ban giám khảo tiến hành chấm các nội dung.
Thành phần ban giám khảo: GVCN; giáo viên môn ngữ văn, giáo viên môn mỹ 
thuật và 2 cán bộ lớp.
4. Trao giải và kết thúc cuộc thi:
 - Sau khi chấm và xác định các giải thưởng, gvcn tiến hành nhận xét chung và 
trao giải cho các bài viết, vẽ vào tiết sinh hoạt. III- Cách chơi:
 - Khi chỉ huy gọi đến số nào (nên gọi 2 – 3 số bất kì), thì tất cả những em có 
số đó phải chạy một vòng quanh các bạn cả lớp (chạy theo chiều kim đồng hồ) về vị 
trí cũ, ai nhanh hơn thì thắng cuộc 
 CHẠY NGƯỢC CHIỀU KIM ĐỒNG HỒ 
I- Mục đích:
 Rèn luyện khả năng tập trung chú ý, và theo lệnh của người điều khiển, tác 
phong nhanh nhẹn. 
II- Chuẩn bị:
 - Một chiếc còi 
 - Tập hợp lớp thành 1 hoặc 2 vòng tròn thì phải đồng tâm em nọ cách em kia 
1,5m – 2m. 
III- Cách chơi:
 - Khi chỉ có lệnh tất cả HS chạt theo vòng tròn với tốc độ tăng dần (do người 
điều khiển dùng lời hoặc tiếng vỗ tay để thúc giục HS tăng tốc độ). Khi đang chạy 
mà nghe thấy tiếng còi của người điều khiển thì chạy ngược lại (vẫn theo vòng 
tròn). 
 D. TỔ CHỨC VĂN NGHỆ
 Tháng 11 là tháng kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Các hoạt động đều 
hướng đến ngày kỉ niệm 20-11 với các hình thức phong phú và đa dạng. 
 Chương trình văn nghệ chào mừng kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, ngoài 
những bài ca ngợi về quê hương, đất nước những bài hát ca ngợi về thầy cô sẽ là 
điểm nhấn trong chương trình văn nghệ. 
I. Mục tiêu 
 Các hoạt động văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
II. Qui mô
Qui mô tổ chức theo lớp.
III. Nội dung
 - Xây dựng chương trình văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
 - Tập một số bài hát mới có nội dung viết về thầy, cô giáo.
IV. Hình thức tổ chức: Thực hành
V. Chuẩn bị
1. Giáo viên
 - Chuẩn bị các dự kiến hoạt động văn nghệ của tháng.
 - Lên chương trình văn nghệ chào mừng ngày 20-11.
 - Chuẩn bị một số bài hát mới theo chủ đề ngày 20-11 cho học sinh tập.
2. Học sinh Chủ điểm tháng 12. UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
 A- HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
I. Mục tiêu chủ điểm 
Sau khi thực hiện chủ điểm, học sinh đạt được:
- Hiểu ý nghĩa ngày thành lập quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam và ngày hội 
quốc phòng toàn dân (22.12) cũng như vẻ đẹp truyền thống của “Anh bộ đội cụ Hồ” 
qua các giai đoạn lịch sử. Hiểu biết những truyền thống cách mạng, sự kiện vẻ vang 
của quê hương.
- Biết ơn các thế hệ cha anh đã anh dũng chiến đấu, hi sinh vì quê hương, đất nước.
- Biết giữ gìn và bảo vệ các truyền thống tốt đẹp của quê hương. Học tập và rèn 
luyện theo gương tốt của các thế hệ cha anh.
II. Nội dung hoạt động:
Nghe nói chuyện về ngày truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam 22 - 12
III. Gợi ý tổ chức hoạt động:
 HOẠT ĐỘNG . TÌM HIỂU NGÀY TRUYỀN THỐNG QĐND VIỆT NAM
I. Qui mô:
Hoạt động được tổ chức với thời lượng 1 tiết học. Qui mô tổ chức theo lớp
II. Nội dung: 
- Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày truyền thống quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam 
22-12.
III. Hình thức tổ chức: Thi thuyết trình
IV. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Cùng với học sinh xây dựng kịch bản cho cuộc thi.
- Chuẩn bị các phần thưởng (nếu có).
- Tư vấn cho học sinh cách xây dựng biểu điểm chấm.
2. Học sinh
- Lựa chọn mỗi tổ một cá nhân tham gia thi thuyết trình về ngày truyền thống 
QĐND Việt Nam.
- Kê dọn, trang trí lớp học.
- Ban cán sự lớp cùng với GVCN xây dựng kịch bản cho cuộc thi.
- Các tiết mục văn nghệ.
V. Tiến trình tổ chức
1. Ổn định tổ chức - văn nghệ chào mừng
 Học sinh trình bày 1 tiết mục văn nghệ
2. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu:
 MC tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu đến dự. quân, lực lượng quân sự chính của Việt Minh để giành chính quyền năm 1945. Lễ 
hợp nhất được tổ chức ngày 15 tháng 5 năm 1945 tại Chợ Chu (Thái Nguyên).
 Ngày 16 tháng 8 năm 1945, khi tiến đánh Thái Nguyên, quân số Giải phóng 
quân đã khoảng 450 người, biên chế thành một chi đội (tiểu đoàn), do Lâm Cẩm 
Như làm chi đội trưởng. Sau 7 ngày quân Nhật ở Thái Nguyên mới chịu chấp nhận 
giao nộp vũ khí cho Giải phóng quân.
 Từ năm 1945, Giải phóng quân của Việt Minh là lực lượng nòng cốt quân đội 
quốc gia của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Để đối phó với sức ép của 
quân Tưởng Giới Thạch đòi giải tán quân đội chính qui Việt Minh, tháng 11 năm 
1945 Việt Nam giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn, còn gọi là Vệ quốc 
quân. Lúc này quân số khoảng 50.000 người, tổ chức thành khoảng 40 chi đội ở hầu 
hết các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ. Một số chi đội "Nam tiến" để giúp quân dân miền 
Nam chống lại quân Pháp đang tấn công ở Nam Bộ.
 Ngày 22 tháng 5 năm 1946, theo Sắc lệnh 71/SL của Chủ tịch nước, Vệ quốc 
đoàn đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam, được đặt dưới sự chỉ huy tập 
trung thống nhất của Bộ Tổng tham mưu. Quân đội tổ chức biên chế thống nhất theo 
trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội, ...Cùng với việc xây dựng quân đội quốc gia, chính 
phủ đặc biệt coi trọng việc xây dựng lực lượng vũ trang quần chúng, lực lượng bán 
vũ trang, bao gồm: dân quân ở nông thôn và tự vệ ở đô thị. Đến cuối năm 1946, có 
khoảng 1 triệu dân quân tự vệ đã được tổ chức và huấn luyện quân sự. Trong thời kỳ 
1945-1950, có những người nước ngoài đã tình nguyện tham gia chiến đấu và các 
ngành khác như chỉ huy, tham mưu, kỹ thuật, huấn luyện, quân y, quân giới, tuyên 
truyền...., Nhiều người được giao trọng trách và phong quân hàm sĩ quan cao cấp. 
Họ đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng quân đội Việt Nam trong thời kì 
non trẻ..
 Năm 1949, hoàn thiện tổ chức tiểu đoàn bộ binh. Đơn vị này gồm 3 đại đội bộ 
binh, một đại đội hỏa lực mạnh. Có súng máy nặng, súng cối.
 Năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội Nhân dân Việt 
Nam.
 Đầu năm 1950, bộ đội chủ lực đã có những trung đoàn hoàn chỉnh, cũng đã 
thành thạo việc đánh công kiên. Biên chế các trung đoàn này đến nay vẫn còn như 
vậy rất đặc trưng Việt Nam. Cũng thời gian này, để chuẩn bị thời phản công, các sư 
đoàn quan trọng được thành lập, đến nay vẫn là khối cơ động chủ lực của Quân Đội 
Nhân Dân Việt Nam. Nhóm các đơn vị thuộc khối quân cơ động trung ương (thành 
lập 1950-1951) gồm các đại đoàn 304, 308, 312, 316, 320, 351. Sau này có thêm các 
đơn vị pháo binh, phòng không, pháo phản lực trong sư 351 như trung đoàn 237 B- HOẠT ĐỘNG ĐOÀN-ĐỘI
 I- Tên hoạt động: Nghe nói chuyện về ngày truyền thống nhân dân Việt nam
 II-Mục tiêu:
 - Hiểu được ý nghĩa thành lập QĐND Việt Nam cũng như vẻ đẹp của anh bộ đội 
 cụ Hồ qua các giai đoạn lịch sử.
 - Giáo dục HS lòng biết ơn các thế hệ cha anh đã anh dũng chiến đấu, hi sinh vì 
 quê hương đất nước.
 - Biết giữ gìn và bảo vệ các truyền thống tốt đẹp của quê hương học tập và rèn 
 luyện theo gương thế hệ các anh.
 III-Nội dung hoạt động
 - Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
 - Giới thiệu báo cáo viên nói chuyện (có thể dùng những hình ảnh tư liệu trình 
 chiếu để thu hút HS )
 - HS có thể tham gia câu hỏi trong chương trình, trao đổi về kiến thức lịch sử....
 - Văn nghệ xen kẽ hoặc các tiểu phẩm về chiến dịch lịch sử
IV-Phương thức hoạt động
 - Hoạt động giáo dục truyền thống: Tổ chức buổi nghe nói chuyện cấp Liên đội
 - Văn nghệ xen kẽ
 C- TRÒ CHƠI
 THEO LỆNH TÔI 
I. Mục đích:
 Rèn luyện trí nhớ, ý thức và tác phong kỉ luật và chấp hành theo người chỉ huy. 
II. Chuẩn bị:
 Tập hợp lớp thành 2 – 4 hàng ngang. Khoảng cách giữa các em trong hàng là 
một sải tay GV đứng cách hàng đầu khoảng 3m. Nếu tổ chức chơi theo vòng tròn thì 
GV đứng ở tâm vòng tròn,
III- Cách chơi:
 - Khi GV nói “Theo lênh tôihai tay đưa ra trước !” tất cả HS thực hiện theo 
GV ai không đưa hai tay ra trước là không đúng. Khi GV hô tiếp “Đưa hai tay đưa 
dang ngang ” nhưng trước câu đó không có “Theo lênh tôi”, ai đưa dang ngang là 
không đúng, trò chơ cứ tiếp tục như vậy. Những HS thực hiện không đúng phải chạy 
hoặc lò cò một vòng quanh các bạn của lớp mình rồi về đứng ở vị trí cũ 
 GÁC BAN ĐÊM 
I- Mục đích:
 Rèn luyện sự tập trung chú ý, phản ứng nhanh, và khả năng phán đoán tác 
phong kỉ luật và chấp hành theo người chỉ huy. IV. Hình thức tổ chức: Thực hành
V. Chuẩn bị
1. Giáo viên
 - Chuẩn bị các dự kiến hoạt động văn nghệ của tháng.
 - Lên chương trình văn nghệ chào mừng ngày 22-12.
 - Chuẩn bị một số bài hát mới theo chủ đề ngày 22-12 cho học sinh tập.
2. Học sinh
 -Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến.
 - Tập các bài hát mới về ngày 22-12
 VI. Tiến trình tổ chức
 - Giáo viên ổn định tổ chức lớp, giới thiệu kế hoạch của tháng 12. 
 - Nhận xét về hoạt động văn nghệ của lớp, của Câu lạc bộ trong thời gian qua.
 - Cho học sinh tập một số bài hát theo chủ điểm: Màu áo chú bộ đội (Sáng tác: 
Nguyễn Văn Tý), Chú bộ đội và cơn mưa ( Sáng tác: Tô Đông Hải) VI. Tiến trình tổ chức
1. Ổn định tổ chức: Giáo viên ổn định tổ chức.
2. Tuyên bố lý do, giới thiệu MC, ban cố vấn, các đội chơi, thư ký.
 GVCN tuyên bố lý do, giới thiệu MC của chương trình.
 MC giới thiệu thành phần ban cố vấn: GVNC + 02 bạn học sinh.
 MC giới thiệu 4 đội chơi đại diện cho 4 tổ, ban thư ký lên sân khấu.
3. Ô chữ ngày xuân:
 MC công bố luật chơi: Các đội lần lượt lựa chọn các ô chữ hàng ngang. Mỗi ô 
chữ hàng ngang có một gợi ý, thời gian suy nghĩ là 10 giây, trả lời được ô chữ hàng 
ngang, đội chơi được 10 điểm. Ô chữ hàng dọc được đoán ở thời điểm bất kỳ của 
chương trình khi có ít nhất 3 ô chữ hàng ngang được mở ra. Đoán được ô chữ hàng 
dọc, đội chơi được 50điểm. Những ô chữ mà các đội chơi không đoán được, quyền 
đoán ô chữ thuộc về khán giả ở cuối của phần thi này.
 Ô chữ được thiết kế trên máy tính hoặc trên giấy A0. Nếu thiết kế trên giấy 
A0 thì nên có một người phụ trách ô chữ để ghi kết quả của các đội đoán đúng.
 Lưu ý với MC: Sau khi một ô chữ hàng ngang được mở ra, MC có thể cung 
cấp thêm các thông tin hoặc hỏi ban cố vấn để được cung cấp thêm các thông tin 
cho ô chữ.
Ví dụ: Ô CHỮ NGÀY XUÂN
 1 M Ừ N G T U Ổ I
 2 G I A O T H Ừ A
 3 Đ Á N H Đ U
 4 C Â Y N Ê U
 5 T Ấ T N I Ê N
 6 B Á N H C H Ư N G
 7 C Â U Đ Ố I
 8 P H Á O
 9 Q U É T N H À
Gợi ý của các ô chữ hàng ngang:
 Ô chữ số 1: Gồm 8 chữ cái, là một phong tục ngày Tết, mọi người thường để 
tiền vào bao lì xì cho trẻ em, biếu người cao tuổi ở trong nhà mình hoặc khi đến một 
nhà khác chúc Tết.
 Ô chữ số 2: Gồm 8 chữ cái, đây là thời khắc chuyển đổi giữa năm cũ sang 
năm mới.
 Ô chữ số 3: Gồm 6 chữ cái, tên một trò chơi ngày Tết ở bắc bộ, có thể chơi 
đơn hoặc đôi; dụng cụ chơi làm bằng tre. Nếu chơi đôi gồm có đôi nam, đôi nữ và 
đôi nam nữ. Hai người lên chơi quay mặt vào nhau, dùng tay vịn thân tre, dùng sức 
từ đôi chân đẩy để dụng cụ chơi và người chơi bay cao lên so với mặt đất. Người 
chơi càng nhún mạnh, càng bay cao. Dữ kiện 2. Ít được trồng ở miền Nam
 Dữ kiện 3. Là loại cây trang trí phổ biến ở miền Bắc, có hoa màu đỏ. 
Trước đây Nhật Tân của Hà Nội là địa danh 
 Đáp án: Hoa đào
 Câu hỏi số 3. Ông là ai?
 Dữ kiện 1. Ông là người có vị trí quan trọng đối với quan niệm về 
phong tục tập quán ngày Tết Việt Nam.
 Dữ kiện 2. Ngày 23 tháng 12 âm lịch có một sự kiện quan trọng gắn 
liền với sự tích của ông.
 Dữ kiện 3. Ngày 23 tháng 12 âm lịch, nhà nhà thường tiễn ông về trời 
bằng cá chép, ông và 2 bà là người trông coi bếp núc của các gia đình.
 Đáp án: Ông Táo
 Câu hỏi số 3. Phong tục gì?
 Dữ kiện 1. Đây là một phong tục lâu đời trong ngày Tết Việt Nam
 Dữ kiện 2. Phong tục này thường diễn ra vào ngày mồng 1 Tết.
 Dữ kiện 3. Người thực hiện việc này đến nhà gia chủ đầu tiên trong ngày 
mồng 1, chúc tụng gia chủ những điều tốt lành.
 Đáp án: Xông đất
 Câu hỏi số 4. Ngày gì?
 Dữ kiện 1. Đây là một ngày trong 3 ngày mồng 1;2; 3
 Dữ kiện 2: Mồng 1 Tết Cha; Mồng 2 Tết Mẹ; Mồng 3 Têt ...
 Dữ kiện 3: Mồng 3 Tết là ngày diễn ra sự kiện này; ngày này, các học trò 
thường đến nhà các Thầy cô giáo đã, đang dạy để chúc Tết.
 Đáp án: Tết Thầy
5. Trò chơi: Ném cổ chai
 MC cho các tổ thực hiện trò ném cổ chai.Tổ nào đạt giải nhất được cộng 50 
điểm;giải nhì được cộng 40 điểm; giải ba được cộng 30 điểm
6. Tổng kết và trao giải:
 - MC giới thiệu GVCN lên công bố điểm của các đội chơi.
 - GVCN nhận xét và trao giải, kết thúc hoạt động.
HOẠT ĐỘNG 2. TÌM HIỂU VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
I. Mục tiêu:
Sau khi thực hiện hoạt động này, học sinh có được:
- Những hiểu biết về lịch sử ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.
- Hiểu được vai trò và sứ mệnh lịch sử của Đảng cộng sản Việt Nam.
II. Qui mô:
Hoạt động được tổ chức với thời lượng 1 tiết học. Qui mô tổ chức theo lớp.
III. Nội dung: 
- Ý nghĩa ngày Tết nguyên đán.
- Phong tục ngày Tết. B- HOẠT ĐỘNG ĐOÀN –ĐỘI
 I-Tên hoạt động: Ngày Tết quê em
 II-Mục tiêu:
 - HS hiểu được những phong tục, tập quán tốt đẹp của quê hương, của dân tộc.
 - Tự hào về quê hương, về phong tục truyền thống tốt đẹp.
 - Có ý thức thái độ giữ gìn và phát huy những nét đẹp truyền thống.
 - Rèn KN làm việc theo nhóm.
 III-Nội dung hoạt động
 - Tìm hiểu những phong tục tập quán của quê hương đất nước qua những bài 
 văn, thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ.... 
 - Sưu tầm các tài liệu về phong tục tập quán các vùng quê khác nhau.
 - Phân công các tổ nhóm (phân đội) để trình bày, chuẩn bị phần thưởng cho các 
 nhóm trình bày đạt hiểu quả cao. 
 - GVCN phân công BGK (có thể mời GV dạy bộ môn dạy tại lớp).
 - Các nhóm lần lượt lên trình bày sản phẩm của mình, BGK chấm điểm.
 - Có thể tổ chức các trò chơi tập thể, trò chơi dân gian xen kẽ.
 IV-Phương thức hoạt động
 - Hoạt động nhóm.
 C- TRÒ CHƠI
 ĐẨY GẬY
I. Mục đích
 Nhằm rèn luyện sức mạnh tay ngực, sự cố gắng và sự hiệp đồng tập thể. 
II- Chuẩn bị
 - Một cây gậy bằng gỗ hoặc tre, hóp đá dài 2m - 4m.
 - Tuỳ theo độ dài của gậy kẻ một vòng tròn có đường kính dài hơn độ dài của 
gậy 1m -2m.
III- Cách chơi
 Tuỳ theo độ dài của gậy để chơi theo nhóm 2, 4, 6, 8 hay 10 người. Mỗi nhóm 
chia ra làm 2 đội, mỗi đội cầm một nửa cây sào (gậy), người cầm ngoài cùng không 
được để đầu cuối của gậy chĩa vào bụng hay ngực mà chĩa ra ngoài cơ thể. Có thể để 
gậy ở tư thế nằm ngang so với tư thế đứng của hai đội, tay đặt xen nhau cho công 
bằng. Cả hai đội đứng trong vòng tròn, khoảng giữa của gậy tương đương với tâm 
của vòng tròn. Khi có lệnh cho cuộc chơi bắt đầu, hai đội dùng sức đẩy vào gậy để 
đẩy đội đối phương ra khỏi vòng tròn. Khi nào người trong cùng của đội bạn bị đẩy 
ra khỏi vòng tròn là thắng cuộc. 
 Trò chơi thể thi đấu 1 - 3 lần, mỗi lần thắng được 1 điểm. Đội nào hơn điểm, 
đội đó thắng cuộc. giới hạn thì người cầm cờ thắng cuộc. Sau đó lại để cờ vào vòng tròn và trò chơi 
tiếp tục lại từ đầu.
 Ghi chú: Người điều khiển có thể gọi 2 - 3 số liên tiếp nhau.
 NÉM CÒN 
I- Mục đích
 Nhằm rèn luyện kĩ năng tung bắt, phát triển sự khéo léo, chính xác.
II- Chuẩn bị
 - Chuẩn bị 5 - 10 quả còn. Quả còn làm bằng một túi vải trong đựng giẻ hoặc 
cát nặng 100gam - 150gam. Quả còn được nối với một dây dài khoảng 0,4m - 0,8m. 
Quả còn và dây được trang trí bằng cách đính nhiều dải lụa hay vải màu sặc sỡ, tạo 
thành những tua trông rất đẹp mắt nhưng lại không gây cản trở khi ném và bắt. 
 - Nếu có điều kiện có thể chuẩn bị một cây tre hoặc cột cao 4m - 8m, trên cao 
có đính một vòng tre (hoặc mây) có đường kính 0,3m - 0,5m. Vòng tre cũng được 
trang trí bằng cách dán các giấy màu theo đường viền của vòng và giấy hoặc vải 
màu làm các tua. Có nơi còn dán cả bề mặt vòng tre bằng giấy màu đỏ hoặc trắng 
nên trông vòng tre như một mặt trời. Vòng tre được đính vuông góc với mặt đất để 
hai bên đứng ném đều nhìn thấy toàn bộ vòng tròn.
 - Tuỳ theo số lượng HS trong lớp, có thể tập hợp các em thành 2 - 4 hàng 
ngang (tương đương mỗi tổ là một đơn vị tham gia cuộc chơi) và tuỳ theo số quả 
còn đã chuẩn bị để cho lần lượt từng 2 nhóm vào chơi một lần (một nhóm cầm còn, 
nhóm kia đứng ở phía bên kia để đón bắt còn), khoảng cách giữa hai nhóm 10m - 
15m, nếu có cột và vòng tre thì cột và vòng tre ở giữa khoảng cách hai nhóm. 
III- Cách chơi
 - Cách thứ nhất: Chơi không có đích là cột và vòng tre, cách này mang tính 
hình tượng mà dân tộc Thái ở Trung Quốc cũng như một số dân tộc khác đã tổ chức 
chơi trong những ngày lễ hội. Cách này phù hợp với những trường hợp không có 
điều kiện tạo ra cây và vòng tre làm đích. Cách chơi này hai bên đứng cầm dây quay 
quả còn rồi tung sang cho bạn của mình (theo từng đôi một) ở hàng đối diện, bạn ở 
hàng đối diện bắt lấy còn bằng hai tay hoặc một tay, thêm tiêu chí nếu còn bị rơi 
xuống đất thì nhặt lên rồi cũng quay còn ném lại. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy theo 
kiểu tung, bắt. 
 - Cách thứ hai: Ném qua vòng đích ở trên cao. Cách này các dân tộc miền núi 
ở nước ta vẫn chơi trong những ngày Tết và lễ hội. Cách quay còn và ném cũng như 
ở cách thứ nhất, nhưng yêu cầu độ chuẩn xác cao hơn, lúc này phải ném sao cho quả 
còn bay. Các em lần lượt vào cầm vật ném để ném vào đích, ai ném trúng đích, được 
quyền ném lần thứ hai và tiếp tục như vậy cho đến khi nào không ném trúng đích thì 
chuyển quyền đó sang bạn tiếp theo. 
 Trường hợp đích là một số vòng tròn đồng tâm ở trên tường có thể cho mỗi 
em ném 3 - 5 lần liền và tính điểm theo các vòng tròn quy định, ai nhiều điểm nhất 
người đó thắng. Ví dụ có 5 vòn tròn đồng tâm có bán kính lớn dần từ 5cm - 10cm, 
15cm - 20cm và 25cm thì nếu ném trúng vòng trong cùng được 5 điểm, vòng thứ 2 
được 4 điểm, vòng thứ ba được 3 điểm, vòng thứ tư được 2 điểm và vòng ngoài 
cùng được 1 điểm.
 D. TỔ CHỨC VĂN NGHỆ
 Tháng 1, 2 là mùa xuân. Cả nước đón chào một mùa xuân mới và ngày kỉ niệm 
thành lập Đảng 3-2. Tất cả các hoạt động đều hướng tới chủ điểm: Mừng Đảng, 
mừng xuân. Chương trình văn nghệ cần có những bài hát ca ngợi về Đảng, Bác Hồ 
và mùa xuân tươi đẹp.
 I. Mục tiêu 
 Các hoạt động văn nghệ chào mừng ngày thành lập Đảng 3-2 và chào mùa xuân 
mới. 
II. Qui mô
Qui mô tổ chức theo lớp.
III. Nội dung
 - Xây dựng chương trình văn nghệ chào mừng ngày thành lập Đảng và mùa xuân 
 - Tập một số bài hát mới ca ngợi mùa xuân và Đảng quang vinh.
IV. Hình thức tổ chức: Thực hành
V. Chuẩn bị
1. Giáo viên
 - Chuẩn bị các dự kiến hoạt động văn nghệ của tháng.
 - Lên chương trình văn nghệ chào mừng ngày thành lập Đảng và mùa xuân 
 - Chuẩn bị một số bài hát mới về Đảng và mùa xuân.
2. Học sinh
 -Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến.
 - Tập các bài hát mới về Đảng và mùa xuân.
 VI. Tiến trình tổ chức
 - Giáo viên ổn định tổ chức lớp, giới thiệu kế hoạch của tháng 1, 2. 
 - Nhận xét về hoạt động văn nghệ của lớp, của Câu lạc bộ trong thời gian qua.
 - Cho học sinh tập một số bài hát theo chủ điểm: Mùa xuân và tuổi thơ (Sáng tác: 
Bùi Anh Tú), Xôn xao mùa xuân (Huy Trân), Em là mầm non của Đảng (Sáng tác: 
Mộng Lân) 3. Chúc mừng cô và các bạn.
 MC giới thiệu lần lượt các bạn nam lên bốc thăm tên các bạn nữ và cô giáo 
(tên cô và các bạn được ghi vào từng mảnh giấy gấp lại và để trong một cái hộp).
 Bạn nam nào bốc thăm được tên của ai thì đến nói lời chúc mừng và tặng 
thiếp cho người ấy.
4. Văn nghệ chúc mừng:
 Đội văn nghệ (nam sinh của lớp) biểu diễn một số tiết mục chúc mừng.
5. Tổng kết:
 GVCN lên tổng kết và nhận xét.
 HOẠT ĐỘNG 2. TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa ngày thành lập đoàn 26-3.
- Học sinh được giao lưu, thể hiện các kỹ năng của mình trong các hoạt động tập 
thể. 
II. Qui mô:
Hoạt động được tổ chức với thời lượng 1 tiết học. Qui mô tổ chức theo khối lớp.
III. Nội dung: 
- Ý nghĩa ngày thành lập đoàn 26-3
- Trò chơi giao lưu.
IV. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Các GVCN thống nhất về nội dung chương trình.
- Chuẩn bị dụng cụ cho các trò chơi.
- Giao nhiệm vụ cho học sinh.
2. Học sinh
Một số học sinh cùng với giáo viên chuẩn bị cho phần trò chơi.
IV. Hình thức tổ chức: Trò chơi giao lưu
V. Tiến trình tổ chức
1. Ổn định tổ chức: GVCN ổn định tổ chức, phân chia chỗ ngồi cho học sinh.
2. Tuyên bố lý do
 Đại diện GVCN tuyên bố lý do và giới thiệu vài nét về ý nghĩa ngày thành lập 
đoàn 26-3.
3. Trò chơi giao lưu.
 3 GVCN, mỗi giáo viên tổ chức một trò chơi giao lưu giữa các lớp.
 Các trò chơi:
 - Chạy tiếp sức hóa trang
 - Tình bạn
 - Gà đuổi cóc điểm xuất phát, khi nhận được các vật dụng hoá trang, nhanh chóng hoá trang, chạy 
đến vòng tròn giới hạn cởi bỏ các vật dụng hoá trang để vào vòng tròn, chạy nhanh 
về chạm vào tay số 3. Số 3 thực hiện như số 1, số 4 thực hiện như số 2, trò chơi tiếp 
tục như vậy cho đến hết, đội nào xong trước ít phạm quy, đội đó thắng cuộc.
 Các trường hợp phạm quy:
 - Xuất phát trước lệnh hoặc chưa hoá trang xong hay chưa chạm tay bạn đã chạy.
 - Không hoá trang, hoặc hoá trang không hết các vật dụng quy định.
 TÌNH BẠN
I. Mục đích:
 Rèn luyện kỹ năng bật nhảy, sự phối hợp đồng đội, phát triển sức mạnh chân.
II. Chuẩn bị:
 - Kẻ hai vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau 1,5m, kẻ vạch giới hạn cách 
vạch xuấtphát 8 - 15m hoặc căm 2 - 4 cờ nhỏ đánh dấu giới hạn.
 - Tập hợp HS thành 2 - 4 hàng dọc sau vạch chuẩn bị, mỗi hàng là một đội thi 
đấu nên số lượng và tỷ lệ giới tính của các đội phải bằng nhau. Từng hàng điểm số 
theo chu kỳ 1 - 2, hoặc từ 1 đến hết để cứ 2 HS thành một cặp nhảy. Nếu HS cuối 
hàng là số lẻ, GV cho một em nào đó nghỉ, hoặc cho em số 1 trên cùng nhảy lần thứ 
hai cùng bạn số lẻ đó
 - Cặp thứ nhất của mỗi đội tiến vào sát vạch xuất phát, thực hiện tư thế chuẩn 
bị: đứng sát nhau, hai tay kề bên ngoắc vào nhau, hai chân kề nhau đặt sát vạch xuất 
phát, hai chân kia co lên.
III. Cách chơi:
 Khi có lệnh, HS nhảy lò cò theo cặp cho đến cờ hoặc vạch giới hạn, đổi chân 
rồi nhảy lò cò về vạch xuất phát, một trong hai người đưa tay chạm tay cặp thứ hai, 
cả hai đi thường về tập hợp ở cuối hàng. Sau khi cặp thứ nhất xuất phát, cặp thứ hai 
tự động tiến vào vị trí xuất phát và thực hiện tư thế chuẩn bị. Sau khi chạm tay, cặp 
thứ hai nhanh chóng nhảy lò cò như cặp thứ nhất đã thực hiện, cách chơi lần lượt 
như vậy cho đến hết, đội nào xong trước, ít phạm quy, đội đó thắng.
 Các trường hợp phạm quy:
 - Xuất phát trước lệnh, hoặc trước khi chạm tay cặp trước.
 - Vòng lại không qua vạch giới hạn hoặc cờ, không đổi chân.
 - Không nhảy lò cò theo cặp như quy định. - Lên chương trình văn nghệ chào mừng ngày thành lập Đoàn và kỉ niệm ngày Quốc 
tế Phụ nữ 8-3. 
 - Chuẩn bị một số bài hát mới về Đoàn và những bài hát viết về mẹ kính yêu. 
2. Học sinh
 -Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến.
 - Tập các bài hát mới. 
 VI. Tiến trình tổ chức
 - Giáo viên ổn định tổ chức lớp, giới thiệu kế hoạch của tháng 3. 
 - Nhận xét về hoạt động văn nghệ của lớp, của Câu lạc bộ trong thời gian qua.
 - Cho học sinh tập một số bài hát theo chủ điểm: Tiến lên Đoàn viên (Sáng tác: 
Phạm Tuyên), Nếu mà không có mẹ (Nhạc: Bùi Anh Tú-Bùi Anh Tôn. Thơ: Phùng 
Ngọc Hùng). 2. Tuyên bố lý do, giới thiệu MC
 GVCN tuyên bố lý do và giới thiệu MC.
3. Chiến tranh và hòa bình
 MC đưa ra chủ đề để cả lớp cùng tham gia ý kiến: 
 Chủ đề 1. Phản đối chiến tranh, ủng hộ hòa bình.
 MC giới thiệu đại diện của từng tổ đóng vai trò đại diện một châu lục: châu 
Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi lên trình bày ngắn gọn về tình hình chiến tranh, hòa 
bình của châu lục mình.
 MC đề nghị các bạn trong lớp cho biết quan điểm phản đối chiến tranh, ủng 
hộ hòa bình của mình.
 MC giới thiệu đội văn nghệ trình bày 1 - 2 tiết mục.
 Chủ đề 2. Học sinh Việt Nam trong sứ mệnh xây dựng và bảo vệ tổ 
quốc.
 MC giới thiệu chủ đề 2, học sinh trong lớp đưa ra những ý kiến của mình về 
những việc làm như: thực hiện tốt 5 điều bác Hồ dạy, không nghe theo lới xúi giục 
của kẻ xấu, không bôi nhọ đảng và nhà nước,... nhằm xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
4. Thông điệp bảo vệ hòa bình
 MC đề nghị mỗi người đưa ra một thông điệp bảo vệ hòa bình sau đó lên ghi 
vào tờ giấy A0 chung của cả lớp.
5. Tổng kết:
 GVCN nhận xét và tổng kết hoạt động.
 HOẠT ĐỘNG 2. TÌM HIỂU NẾP SỐNG VĂN MINH THANH LỊCH
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh có những hiểu biết nhất định về nếp sống văn minh thanh lịch.
- Học sinh có những hành vi cụ thể để thể hiện sự văn minh thanh lịch trong giao 
tiếp, ăn uống, vệ sinh nhà cửa, lớp học, sân trường .... 
II. Qui mô:
Hoạt động được tổ chức với thời lượng 1 tiết học. Qui mô tổ chức theo lớp.
III. Nội dung: 
 Một số kiến thức về nếp sống văn minh, thanh lịch trong trang phục, nói 
năng, ăn uống, đi đứng, ứng xử.
IV. Hình thức tổ chức: Tọa đàm
V. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
 - Giao nhiệm vụ cho từng tổ chuẩn bị những hiểu biết của mình về nếp sống 
văn minh thanh lịch trong: ăn uống; nói năng, đi lại; trang phục; giao tiếp ứng xử.
 - GVCN có những định hướng, giúp đỡ học sinh trong quá trình chuẩn bị.
2. Học sinh
 Học sinh chuẩn bị các nội dung theo sự phân công của GVCN. - Mỗi phân đội sưu tầm những bài hát về thiếu nhi các nước, tìm hiểu một số 
 nước hiện nay trẻ em không được đến trường vì chiến tranh.
 - Lần lượt các phân đội trình bày kết quả sưu tầm của phân đội mình (Chú 
 trọng hoạt động của Đội: Vì cuộc sống bình yên).
 - Nhận xét và đánh giá trao thưởng
 IV-Phương thức hoạt động
 - Tổ chức thi tại chi đội
 C- TRÒ CHƠI
 NHẢY LƯỚT SÓNG
I. Mục đích:
 Rèn luyện khả năng tập trung chú ý và phản xạ nhanh, phát triển sức mạnh 
chân và sức bật.
II. Chuẩn bị:
 - Chuẩn bị 2 - 5 đoạn dây hoặc cây sào (bằng tre, trúc, gỗ). Tuỳ theo độ dài 
của dây (sào) để tập hợp HS trong lớp thành 1 - 4 hàng dọc, hàng nọ cách hàng kia 
1m, trong mỗi hàng em nọ cách em kia 0,8 - 1m.
 - Theo số lượng dây (sào) để chọn số HS ra cầm dây. Hai em một dây, mỗi 
em cầm một đầu dây, cúi người và căng giữ dây sao cho dây (sào) ở độ cao 0,3 - 
0,4m phía trước các bạn trong hàng.
III. Cách chơi:
 Hai em cầm dây giữ độ cao của dây như đã nêu, đi ngược từ đầu hàng đến 
cuối hàng. Khi dây đến gần chân em nào, em đó nhanh chóng bật nhảy vượt qua 
dây. Cặp thứ nhất cầm dây đi được khoảng 2m thì đến cặp thứ hai, cặp thứ hai đi 
được 2m, đến cặp thứ 3 và cứ lần lượt như vậy tạo thành những đợt các em phải 
nhảy qua dây nhấp nhô như những “đợt sóng” liên tiếp nhau. Trường hợp để vướng 
chân vẫn tiếp tục nhảy những lần tiếp theo để dây tiếp tục đi đến cuối hàng, sau đó 
hai HS cầm dây nhanh chóng chạy lên đầu hàng và lại tiếp tục căng dây cho các bạn 
nhảy. Mỗi HS trong hàng nhảy 10 - 15 lần thì dừng lại nghỉ trong ít phút, thay người 
cầm dây, tiếp chơi lần hai.
 KIỆU BẠN TIẾP SỨC
I-Mục đích:
 Rèn luyện kỹ năng mang vác, phát triển sức mạnh tay, chân, giáo dục tình 
bạn, sự thương yêu giúp đỡ nhau trong khó khăn.
II.Chuẩn bị: chỗ tay cầm và một chân đặt sát vạch giới hạn, chân kia ở phía sau. Các em cầm dây 
đều ở tư thế sẵn sàng kéo dây về phía mình. 
III. Cách chơi
 Giáo viên hô “Chuẩn bị  bắt đầu!” hoặc “Chuẩn bị” sau đó thổi một hồi 
còi. Sau lệnh đó hai bên bắt đầu dùng sức của hai tay kết hợp với sức đẩy của hai 
chân để kéo dây về phía sân của mình, sao cho người đầu tiên của đội bạn bị kéo ra 
khỏi vạch giới hạn của họ rồi qua khoảng cách 1m giữa sân chạm chân vào vạch 
giới hạn của hàng mình là thắng cuộc. Trường hợp 2 đội cứ co kéo nhau mãi không 
phân được thắng thua thì sau 2 - 3 phút, giáo viên cũng cho dừng cuộc chơi và thay 
bằng 2 đội khác. 
 Ghi chú: Không nên cho các em chơi kéo co không dùng dây (hoặc sào) mà 2 
em đầu tiên nắm lấy tay nhau, những em còn lại ôm lấy bụng bạn, như vậy 2 em đầu 
tiên không chịu được sức kéo của các bạn gây đau tay và tuột tay, HS bị ngã ngửa ra 
sau rất nguy hiểm. 
 D. TỔ CHỨC VĂN NGHỆ
 Với chủ đề Hòa bình và hữu nghị, Chương trình văn nghệ cần có những bài hát 
ca ngợi về Hòa bình về tình hữu nghị của nhân dân Việt Nam với bạn bè Quốc tế.
 I. Mục tiêu 
 Các hoạt động văn nghệ với chủ đề Hòa bình và tình đoàn kết Quốc tế
II. Qui mô
Qui mô tổ chức theo lớp.
III. Nội dung
 - Xây dựng chương trình văn nghệ với những bài hát theo chủ đề
- Tập một số bài hát mới về Hòa bình và tình đoàn kết Quốc tế
IV. Hình thức tổ chức: Thực hành
V. Chuẩn bị
1. Giáo viên
 - Chuẩn bị các dự kiến hoạt động văn nghệ của tháng.
 - Lên chương trình văn nghệ 
 - Chuẩn bị một số bài hát mới về Hòa bình và tình đoàn kết Quốc tế
2. Học sinh
 -Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến.
 - Tập các bài hát mới. 
 VI. Tiến trình tổ chức
 - Giáo viên ổn định tổ chức lớp, giới thiệu kế hoạch của tháng 4. 
 - Nhận xét về hoạt động văn nghệ của lớp, của Câu lạc bộ trong thời gian qua.
 - Cho học sinh tập một số bài hát theo chủ điểm: Tiếng chuông và ngọn cờ (Sáng tác: 
Phạm Tuyên), Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai (Nhạc: Lê Mây. Thơ: Phùng Ngọc 
Hùng).

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_huong_dan_hoat_dong_giao_duc_ngoai_gio_len_lop_cap.docx