Bài ghi Lịch sử Lớp 9 - Bài 18+19
Bạn đang xem tài liệu "Bài ghi Lịch sử Lớp 9 - Bài 18+19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài ghi Lịch sử Lớp 9 - Bài 18+19
LỊCH SỬ LỚP 9 CHƯƠNG II: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1930-1939 BÀI 18: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI I. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam - Ba tổ chức cộng sản ra đời nhưng lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau. Yêu cầu cấp bách là phải có một đảng thống nhất. - Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Cửu Long (Hương Cảng- Trung Quốc) từ ngày 6/1 đến ngày 7/2/1930. - Nội dung Hội nghị: Tán thành việc thống nhất ba tô chức cộng sản thành lập một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương, Sách lược vắn tắt, Điều lệ của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. * Chính cương, Sách lược vắn tắt, được Hội nghị thông qua là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. - Hội nghị có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng. Thống nhất được ba tổ chức cộng sản thành một đảng thống nhất. * Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đề ra đường lối cơ bản cho cách mạng Việt Nam. II. Luận cương chính trị (10/1930): - Tháng 10/1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung Ương lâm thời họp tại Hương Cảng (Trung Quốc), thông qua Luận cương chính trị. - Nội dung của Luận cương chính trị: + Khẳng định tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua thời kỳ TBCN mà tiến thẳng lên con đường XHCN. + Đảng phải coi trọng việc vận động tập hợp lực lượng đa số quần chúng, phải liên lạc mật thiết với vô sản nhất là vô sản Pháp và các dân tộc thuộc địa. III. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng: - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. - Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt nam, khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng. - Cách mạng Việt Nam từ đây là bộ phận của cách mạng thế giới. - Là sự chuẩn bị có tính tất yếu, quyết định những bước phát triển của cách mạng Việt Nam. Câu 2: Bức tranh dưới đây nói đến sự kiện quan trọng nào của lịch sử cách mạng Việt Nam? Em hãy cho biết hoàn cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa của sự kiện đó? Câu 3: Đây là ai? Ông đã có đóng góp gì cho cách mạng Việt Nam? Cho biết nội dung bản Luận cương chính trị? So sánh với nội dung Chính cương vắn tắt và sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo? BÀI 19: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TRONG NHỮNG NĂM 1930- 1931 I. Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới (1929- 1933): - Sản xuất nông nghiệp. công nghiệp đều bị suy sụp, xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hoá khan hiếm - Sưu thuế ngày một tăng cao, đời sống mọi tầng lớp, giai cấp đều ảnh hưởng. - Pháp đẩy mạnh khủng bố, đàn áp làm cho tinh thần cách mạng của nhân dân ngày càng lên cao. II. Phong trào cách mạng 1930- 1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ - Tĩnh: - Từ tháng 2 đến tháng 5, diễn ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân. - Từ tháng 5, phong trào phát triển mạnh mẽ, ngày 1/5/1930, công nhân và nông dân Đông Dương tỏ rõ dấu hiệu đoàn kết với vô sản thế giới. - Nghệ - Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh nhất, tháng 9/1930, phong trào công- nông phát triển đến đỉnh cao. - Chính quyền của đế quốc, phong kiến tan rã ở nhiều nơi, chính quyền Xô viết được thành lập. Lần đầu tiên nhân dân ta thực sự nắm chính quyền ở một số huyện ở hai tỉnh Nghệ- Tĩnh. - Chính quyền cách mạng đã kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, bãi bỏ các thứ thuế, thực hiện quyền tự do dân chủ, chia lại ruộng đất cho nông dân - Thực dân Pháp tiến hành khủng bố tàn bạo, phong trào tạm lắng xuống. + Ý nghĩa: Chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động. *Câu hỏi củng cố bài học: Câu 1: Hãy phân tích 2 bảng số liệu dưới đây? Cho biết tình hình Việt Nam trong những năm 1929-1933? - Ở Pháp, Mặt trận Nhân dân Pháp lên nắm quyền, ban bố một số chính sách tiến bộ đối với các thuộc địa. Một số tù chính trị ở Việt Nam được thả. + Trong nước: Đời sống nhân dân ngày càng đói khổ, ngột ngạt do chính sách bóc lột, vơ vét của bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương. II. Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ: - Chủ trương của Đảng; - Xác định kẻ thù cụ thể trước mắt là bọn phản động Pháp và tay sai - Nhiệm vụ: Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa, tay sai, đòi tự do, cơm áo và hoà bình. - Thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương sau đổi MTDCĐD - Hình thức đấu tranh: Hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai. * Tiêu biểu là cuộc mít- tinh tại Khu Đấu xảo (Hà Nội), ngày 1/5/1938. * Phong trào báo chí công khai Các báo Tiền Phong, Dân chúng, Lao độngtruyền bá CNMLN va chính sách củ Đảng. III. Ý nghĩa của phong trào: - Trình độ chính trị, công tác của cán bộ, đảng viên được nâng cao, uy tín, ảnh hưởng của Đảng được mở rộng. - Quần chúng được tập dượt đấu tranh, một đội quân chính trị hùng hậu được hình thành. *Câu hỏi củng cố bài học: Câu 1: Hãy cho biết tên các nhân vật lịch sử trong bộ ảnh dưới đây? Họ khiến các em nhớ đến sự kiện lịch sử thế giới nào? Hãy cho biết tình hình thế giới và Việt Nam trong những năm 1936-1939 có đặc điểm gì nổi bật? a) b) c)
File đính kèm:
- bai_ghi_lich_su_lop_9_bai_1819.pdf