Bài giảng Ngữ văn 9 - Bài 19: Chương trình địa phương (phần Tập làm văn)

pptx 22 Trang tailieuthcs 32
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Bài 19: Chương trình địa phương (phần Tập làm văn)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 9 - Bài 19: Chương trình địa phương (phần Tập làm văn)

Bài giảng Ngữ văn 9 - Bài 19: Chương trình địa phương (phần Tập làm văn)
 Game online là một sản phẩm của công 
 nghệ cao, của tri thức, cũng là trò chơi giải 
 trí hiện đại và thông dụng nhất của giới trẻ 
 ngày nay. Vẫn biết chơi game là để giảm 
 bớt căng thẳng trong học tập nhưng ranh 
 giới giữa giải trí và nghiện ngập ngày càng 
 trở nên mong manh. Khái niệm trò chơi trực tuyến 
 (game online)
 “Trò chơi trực tuyến” (giới trẻ hiện nay thường dùng từ 
 “game online” theo tiếng Anh) là thuật ngữ để gọi tên một 
 trong các ứng dụng giải trí của Internet. 
 Trò chơi trực tuyến thực chất là trò chơi điện tử nhưng 
 cho phép người chơi tham gia cùng lúc với nhiều người 
 chơi khác.
 Các trò chơi trực tuyến có nhiều tính năng khác nhau 
 nhưng có chung đặc 4 điểm sau: hệ thống nhiệm vụ và 
 tài sản ảo của trò chơi; hệ thống trao đổi buôn bán và lập 
 nhóm, hội; hệ thống quản lý. Khái niệm nghiện game online 
 “Nghiện game online” là một trường hợp của nghiện Internet, có thể được 
 định nghĩa là một rối loạn kiểm soát xung lực (impulse control disorder) 
 không liên quan đến chất gây nghiện.
 Trong đó, người sử dụng dành hơn 38 giờ đồng hồ hoặc hơn thế mỗi tuần và 
 có biểu hiện ít nhất một triệu chứng gồm khó ngủ hay mất tập trung, khát 
 khao được lên mạng, cáu giận và đau đớn về thể xác hay tinh thần là có biểu 
 hiện của nghiện internet – game online.  Game online đưa con người vào thế giới ảo được thiết kế với các tính năng gần như thế giới 
 thật, người chơi được tạo hình nhân vật và hoà mình vào một thế giới mới, mà ở đó người 
 chơi có thể biến những điều kiện không thể thành có thể và có thể khẳng định mình trongg 
 thế giới ảo.
 Chính vì thế mà sức hút của game online ngày càng được lan nhanh vào các trường học kể 
 cả các trường ĐH, CĐ khiến cho không ít học sinh sinh viên bị cuốn vào vòng xoáy đó. 
 Cũng không thể phủ nhận những lợi ích của game online song một khi đã nghiệm game rồi 
 thì ảnh hưởng của nó quả thực là không nhỏ không những đến kết quả học tập, sức khoẻ mà 
 còn nhân cách và cả lối sống nữa. Điều đó khiến chúng ta không thể không lo lắng cho giới 
 trẻ mà chủ yếu là học sinh, sinh viên - lực lượng chính trong giới tri thức trẻ, là bộ mặt của 
 xã hội, tương lai của đất nước. Do đó mà vấn đề này thật sự là cần thiết và quan trọng cần 
 được nhanh chóng giải quyết. NGUYÊN NHÂN Hậu quả của nghiện game online 
 Về tâm sinh lí: Các bạn học sinh, sinh viên nghiện game online dẫn đến chứng loạn 
 thần, từ đó trở nên thích bạo lực, đ́ ánh đấm, nghiện sex, chém giết, 
 Ở một số nơi trên thế giới đã có nhiều vụ xả súng giết người hàng loạt hay phá hoại, 
 trộm cướp,.. vì muốn bắt chước nhân vật trong game. Đề xuất giải pháp
 Từ những phân tích đã nêu ra ở trên, chúng ta thấy rằng nghiện game online 
 chưa phải là hiện tượng phổ biến và quá nghiêm trọng ở giới trẻ, tuy nhiên 
 những nguy cơ tình trạng này gây ra tác động tiêu cực tới giới trẻ là rất dễ xảy 
 ra nếu thiếu sự quản lý. Vì vậy để ngăn chặn sự ảnh hưởng bởi tình trạng 
 nghiện game online trong ở giới trẻ cần phải có sự phối hợp hoạt động đồng bộ 
 của cả xã hội, đi đầu là các nhà quản lí trong lĩnh vực internet - game online và 
 nhà trường. Đề xuất giải pháp
 Về phía nhà trường
o Thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục, các trò chơi lành 
 mạnh mà hấp dẫn, bổ ích cho học sinh trong các giờ học. Tổ chức 
 ngoại khóa tìm hiểu về cách khai thác thông tin hiệu quả từ internet 
 để phục vụ cho học tập, cách sử dụng game online hợp lí và tác hại 
 của việc nghiện game online. Trong một số dịp thích hợp có thể mời 
 một số người từng nghiện game đến trường nói chuyện với các bạn 
 học sinh về tác hại khi quá say mê game online. Biện pháp
 Với nhà trường phải có những cách thức ngăn chặn, dạy bảo và tổ 
 chức nhiều các hoạt động ngoại khoá thú vị để học sinh tham gia.
 Với phụ huynh phải thường xuyên theo dõi, quản lý thời gian sử dụng máy 
 tính của con cái.
 Và với học sinh,phải có ý thức tự giác, tự quản lý bản thân
 và không ngừng học tập, rèn luyện. MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẾ TẠI ĐỊA PHƯƠNG

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_9_bai_19_chuong_trinh_dia_phuong_phan_tap.pptx