Bài giảng Ngữ văn 9 - Bài 20: Nghị luận về tư tưởng đạo lí
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Bài 20: Nghị luận về tư tưởng đạo lí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 9 - Bài 20: Nghị luận về tư tưởng đạo lí
NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ b. Bố cục: 3 phần: - Mở bài (đoạn 1): Nêu vấn đề nghị luận (tri thức là sức mạnh và người có tri thức là người có sức mạnh). - Thân bài (đoạn 2,3): Chứng minh làm rõ vấn đề nghị luận : Tri thức là sức mạnh. - Kết bài (đoạn còn lại): Phê phán một số người không biết coi trọng tri thức, sử dụng tri thức không đúng chỗ. Bố cục rõ ràng, chặt chẽ. Phép lập luận Chuyên gia Xten-mét-xơ đã cứu một cỗ máy thoát khỏi số phận một đống phế liệu. Các nhà tri thức Việt Nam trong nhiều lĩnh vực đi theo cách mạng. → Phép lập luận chủ yếu trong bài này là chứng minh. • Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống,... của con người. • Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích,.. để chỉ ra chỗ đúng ( hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết. • Về hình thức, bài viết phải có bố cục ba phần; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ; lời văn chính xác, sinh động. II. LUYỆN TẬP 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi. THỜI GIAN LÀ VÀNG Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian thì không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá. Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chữa chạy thì sống, để chậm thì chết. Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại. Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hoá đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ. Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được. Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp. (Phương Liên) * Bố cục: 3 phần: - Mở bài ( đoạn 1): Nêu vấn đề nghị luận ( tri thức là sức mạnh và người có tri thức là người có sức mạnh). + Các câu mang luận điểm: bốn câu. - Thân bài ( đoạn 2,3): Chứng minh làm rõ vấn đề nghị luận : Tri thức là sức mạnh. + Tri thức đúng là sức mạnh + hai câu kết đoạn→ Các câu chứa luận điểm. Dẫn chứng: Chuyên gia Xten-mét-xơ cứu một cỗ máy thoát khỏi số phận một đống phế liệu. + Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng.... → luận điểm + Các câu mang luận điểm: Câu mở đầu và câu cuối đoạn - Kết bài ( đoạn văn.còn lại): Phê phán một số người không biết coi trọng tri thức, sử dụng tri thức không đúng chỗ. Dẫn chứng: Bác Hồ thu hút nhiều nhà trí thức lớn tham gia đóng góp cho kháng chiến Bố cục rõ ràng, chặt chẽ. 3) Kết luận: • Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống,... của con người. • Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích,.. để chỉ ra chỗ đúng ( hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết. • Về hình thức, bài viết phải có bố cục ba phần; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ; lời văn chính xác, sinh động. Câu hỏi: a) Văn bản trên thuộc loại nghị luận nào? b) Văn bản nghị luận về vấn đề gì ? Chỉ ra luận điểm chính của nó. c) Phép lập luận chủ yếu trong bài này là gì? Cách lập luận trong bài có sức thuyết phục như thế nào? II. LUYỆN TẬP. 2. Ý nào sau đây không phù hợp với bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí? A. Nội dung đem ra bàn luận vấn đề tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người. B. Bài viết phải có bố cục ba phần, có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ,chính xác, sinh động. C.Bài viết cần trau chuốt, bóng bảy, giàu hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ . D.Vận dụng linh hoạt các thao tác chứng minh, giải thích, so sánh, phân tích, đối chiếu...
File đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_9_bai_20_nghi_luan_ve_tu_tuong_dao_li.ppt