Đề cương ôn thi học kì I môn Ngữ văn Khối 9 - Năm học 2019-2020

docx 9 Trang tailieuthcs 60
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kì I môn Ngữ văn Khối 9 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn thi học kì I môn Ngữ văn Khối 9 - Năm học 2019-2020

Đề cương ôn thi học kì I môn Ngữ văn Khối 9 - Năm học 2019-2020
 ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I MÔN VĂN KHỐI 9
 Năm học 2019- 2020
PHẦN1: ĐỌC HIỂU:
Cho một đoạn ngữ liệu trong hoặc ngoài SGK. Từ đó trả lời những dạng câu hỏi sau
1/ Xác định các PTBĐ ( Tự sự, miêu tả , biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, nghị luận).
Đọc kĩ hiểu nội dung để xác định PTBĐ
2/ Đặt nhan đề cho đoạn trích ( có thể dựa vào nội dung, câu chủ đề hoặc chú ý nguồn trích 
đoạn ngữ liệu)
3/ Nêu nội dung : Để xác định nội dung có thể trả lời các câu hỏi
 - Đoạn trích nói đển ai, việc gi?
 - Ai, việc đó như thế nào?
 - Thái độ của tác giả
4/ Các kiến thức về Tiếng Việt
 - Các phương châm hội thoại ( về lượng, về chất, quan hệ, cách thức, lịch sự)
 - Các phép tu từ ( so sanh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ, điệp ngữ, nói quá, nói 
 giảm nói tránh)
 - Lời dẫn gián tiếp, lời dẫn trực tiếp
 - Thuật ngữ
5 / Câu lập luận
Những dạng câu lập luận
Theo em, em có đồng ý với ý kiến
Em có suy nghĩ gì về.
Cách viết
 - Câu mở đoạn: Nêu vấn đề. ( nếu là dạng câu lựa chọn ý kiến (đồng ý hay không đồng 
 ý hoặc đúng hay sai )thì phải xác định rõ ý kiến)
 - Thân đoạn: lí giải tại sao ( phần lớn là nêu lên ý nghĩa của vấn đề với bản thân hoặc 
 cộng đồng)
 - Kết đoạn: Đưa ra nhận thức mới. Phần 3: Văn tự sự
Kể một câu chuyện cảm động mà em được đọc được nghe hoặc của chính bản thân em. 
Từ đó cho em nhận thức về một bài học sống đẹp giúp em thay đổi bản thân.
Dán ý chung :
I/ Mở bài :
 - Giới thiệu câu chuyện em sẽ kể
 - Ấn tượng chung về câu chuyện
II/ Thân bài
1/ Kể diễn biến câu chuyện theo trình tự
( Chú ý có kết hợp các yếu tố: Đối thoại, độc thoại, nghi luận)
2/ Bài học nhận thức
Từ câu chuyện đưa ra bài học nhận thức cụ thể
 - Trước đó bản thân còn thiếu xót hay suy nghĩ còn tiêu cực
 - Khi đọc xong có nhận thức đúng về lối sống.
 - Xem đó là bài học để hoàn thiện bản thân.
III/ Kết bài
 - Suy nghĩ chung về câu chuyện.
Chú ý chọn những câu chuyện ngắn mà có ý nghĩa thực tế sâu sắc.
 Phần 4: MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ LUẬN THAM KHẢO
ĐỀ THAM KHÀO
ĐỀ 1: Suy nghĩ của em về ý kiến cho rằng: “ Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi 
thiếu tình thương “ ?
1. Giải thích:
- Bắc Cực: Vùng cực bắc, quanh năm lạnh giá. Nó là hoàn cảnh khắc nghiệt của tự nhiên, 
ngoại cảnh.
- Tình thương: Nói về sự đồng cảm, sẻ chia, quan tâm của người với người trong cuộc đời, 
của con người với vạn vật, môi trường.
=> Câu nói đề cao vai trò của tình thương trong cuộc sống.
2. Nêu suy nghĩ
a/ Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực.
Cái lạnh ở nơi Bắc Cực không đáng sợ vì con người có thể 
bằng nhiều cách, nhiều phương tiện để chống đỡ và chế ngự. - Dân tộc ta sống vốn trọng tình nghĩa, có lòng vị tha (“Đánh kẻ chạy đi không ai 
đánh người chạy lại”, “mình vì mọi người”)
 (Học sinh chọn dẫn chứng minh họa phù hợp)
 b. Đánh giá – mở rộng
 - Lời khuyên trên đúng với mỗi con người và luôn phù hợp với mỗi thời đại. Đây là 
một lời khuyên mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
 - Phê phán lối sống vô ơn, cũng như những kẻ nuôi dưỡng mầm mống của thù hận.
 - Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đối với cái xấu, cái ác lộng hành, chúng ta không nên 
bàng quan, xem thường mà cần phải đấu tranh không khoan nhượng, có thế mới góp phần cái 
thiện tồn tại để phát triển và mới tạo điều kiện tốt cho những điều tốt đẹp, cho ân nghĩa 
trường tồn.
 Bài học nhận thức và hành động
 a. Nhận thức
 - Sống ân nghĩa và biết tha thứ là cách tốt nhất để nuôi dưỡng tâm hồn và làm cho 
cuộc sống của ta trở nên đẹp đẽ, thực sự có ý nghĩa.
 b. Hành động
 - Bản thân mỗi người cần nỗ lực vượt lên lòng thù hận, sống nhân ái, vị tha, biết trọng 
ân nghĩa,  Đó là nét đẹp trong nhân cách làm người.
 - Ứng xử cao thượng trong cuộc sống thường ngày, từ những điều nhỏ nhất.
Đề 3: Điện thoại di động là một trong những phương tiện thông tin liên lạc hữu ích với 
con người hiện nay. Thế nhưng, một bộ phận học sinh lại sử dụng nó chưa đúng cách, 
với mục đích chưa tốt.Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng trên.
1. Mở bài
- Hiện nay, hầu hết các bậc phụ huynh đều trang bị cho con em mình điện thoại di động để 
liên lạc, hoặc truy cập mạng Internet tìm tư liệu học tập.
- Thế nhưng, một bộ phận học sinh lại sử dụng nó chưa đúng cách, với mục đích chưa tốt.
2. Thân bài
a) Giải thích
- Điện thoại di động, còn gọi là điện thoại cầm tay, là loại điện thoại kết nối dựa trên sóng 
điện từ vào mạng viễn thông. Nhờ có kết nối sóng (kết nối không dây), mà ĐTDĐ thực hiện 
trao đổi thông tin khi đang di chuyển.
- Điện thoại di động chính thức ra đời vào ngày 3 tháng 4 năm 1973, mang tên Motorola 
Dyna Tac, phát minh bởi nhà sáng chế John F. Mitchell và Martin Cooper. Motorola Dyna 
Tac mang hình dáng gần giống điện thoại di động ngày nay mặc dù vẫn còn khá cồng kềnh 
(nặng khoảng 1 kg) và không phổ biến. Từ đó đến nay, chiếc điện thoại di động phát triển Phần 5: TỰ LUYỆN MỘT SỐ ĐỀ ĐỌC HIỂU
 Đề 1: 
 Học sinh đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:
 “Hiệu ứng nhà kính chủ yếu do xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa đốt cháy 
quá nhiều than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên, thải ra môi trường một lượng lớn khí 
CO2. Tác động lớn nhất mà hiệu ứng nhà kính gây ra là khí hậu nóng lên, sông băng 
tan khiến cho nước biển dâng cao, khí hậu thất thường, bão biển tăng mạnh, đất đai 
khô cằn, diện tích sa mạc hóa mở rộng và nạn sâu bệnh nghiêm trọng hơn Muốn 
ngăn chặn hiệu ứng nhà kính, biện pháp chủ yếu chính là giảm lượng khí thải CO2, 
trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi núi, chấm dứt hoạt động chặt phá rừng tràn lan.Mỗi 
người chúng ta đều có trách nhiệm phải bảo vệ môi trường, chỉ khi tất cả cùng chung 
sức đồng lòng chúng ta mới có thể giữ được khung cảnh non xanh nước biếc của thiên 
nhiên.” (Theo dịch giả Nguyễn Thúy Hằng, Địa lý lí thú)
 1. Nêu nội dung chính của đoạn văn. Chỉ ra hai thuật ngữ được sử dụng trong 
 đoạn. (1đ)
 2. Trong đoạn văn trên, tác giả chỉ ra nguyên nhân nào dẫn đến hiệu ứng nhà 
 kính? (1đ)
 3. Từ câu cuối của đoạn văn, hãy viết vài dòng nêu suy nghĩ của em về trách 
nhiệm bảo vệ môi trường của mỗi công dân toàn cầu. (1đ)
ĐỀ 2
Đọc đoạn văn bản sau
 Ngày Độc lập
 Mùng 2 tháng 9 năm 1945 – một ngày đáng ghi nhớ. Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Một vùng 
trời bát ngát cờ, đèn, hoa và biểu ngữ. 
 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước hàng triệu đồng bào. Lời của vị 
lãnh tụ điềm đạm, ấm áp, khúc chiết, rõ ràng; từng câu, từng tiếng đi vào lòng người. 
 Buổi lễ kết thúc bằng những lời thề độc lập. Đó là ý chí của toàn dân Việt Nam kiên 
quyết thực hiện lời Hồ Chủ tịch trong bản Tuyên ngôn: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự 
do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết 
đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.”
 Lịch sử đã sang trang. Một kỷ nguyên mới bắt đầu: kỷ nguyên của Độc lập, Tự do, Hạnh 
phúc.
 Theo Võ Nguyên Giáp
a) Để đấu tranh cho“kỷ nguyên của Độc lập, Tự do, Hạnh phúc”, sau ngày 2 tháng 9 năm 
1945, dân tộc Việt Nam ta bắt đầu cho hai cuộc kháng chiến hào hùng nào? 

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_khoi_9_nam_hoc_2019_202.docx