Giáo án ôn tập Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 15: Bảo vệ di sản văn hóa (2 tiết) - Năm học 2020-2021 - Trường Trung học cơ sở Lam Sơn

docx 6 Trang tailieuthcs 32
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 15: Bảo vệ di sản văn hóa (2 tiết) - Năm học 2020-2021 - Trường Trung học cơ sở Lam Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án ôn tập Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 15: Bảo vệ di sản văn hóa (2 tiết) - Năm học 2020-2021 - Trường Trung học cơ sở Lam Sơn

Giáo án ôn tập Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 15: Bảo vệ di sản văn hóa (2 tiết) - Năm học 2020-2021 - Trường Trung học cơ sở Lam Sơn
 UBND QUẬN BÌNH THẠNH
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
 LAM SƠN
 NỘI DUNG BÀI DẠY ÔN TẬP KIẾN THỨC CHO HỌC SINH 
 TRONG THỜI GIAN NGHỈ DO DỊCH BỆNH Covid-19
 Tổ, nhóm: Sử - Địa - Công dân
 Môn học: GDCD - Khối lớp: 7
 Tuần 24 từ ngày 22/2/2021 đến ngày 27/2/2021
 Nội dung:
 I. Lý thuyết
 Bài 15: BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA (2 tiết)
 1. Hình ảnh quan sát
 2. Nội dung bài học
 a. Di sản văn hóa là gì?
 Di sản văn hóa là sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn 
 hoá, khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác. 
 Gồm :
 - Di sản văn hóa phi vật thể ( những sản phẩm tinh thần)
 Ví dụ: tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lối sống, 
 lễ hội, trang phục truyền thống
Hát xoan (Phú Thọ) được UNESCO công nhận văn hóa phi vật thể năm 2011. Năm 1994 vùng lõi của vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản 
 Thiên nhiên Thế giới với giá trị thẩm mỹ , và được tái công nhận lần thứ 2 
 với giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất-địa mạo vào năm 2000
 b. Ý nghĩa
 - Là cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc
 - Thể hiện công đức của tổ tiên và kinh nghiệm của dân tộc.
 - Đóng góp vào sự nghiệp xây dựng phát triển văn hóa Việt Nam 
 tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
 - Đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới.
 c. Quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa
 - Nhà nước:
 +Có trách nhiệm bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa.
 +Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ di sản văn hóa.
 - Nghiêm cấm:
 + Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa.
 + Hủy hoại di sản văn hóa.
 +Đào bới, lấn chiếm khu di tích, danh lam thắng cảnh
 +Mua bán, vận chuyển trái phép các di vật, cổ vật, bảo vật
 +Lợi dụng việc bảo vệ di sản để làm điều trái pháp luật
II. Ví dụ
 Hủy hoại di sản văn hóa. Người nào vi phạm các quy định của pháp luật về di sản văn hoá thì tuỳ theo tính chất, 
mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây 
thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 72
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định của pháp luật về di sản văn 
hoá thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm 
hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
 III. Bài tập
 BT1) Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào là góp phần giữ gìn, bảo vệ, 
 hoặc phá hoại di sản văn hoá ?
 (1) Đập phá các di sản văn hoá ;
 (2) Di chuyển cổ vật, bảo vật quốc gia bất hợp pháp ;
 (3) Phát hiện cổ vật đem nộp cho cơ quan có trách nhiệm ;
 (4) Lấy cắp cổ vật về nhà ;
 (5) Buôn bán cổ vật không có giấy phép ;
 (6) Vứt rác bừa bãi xung quanh di tích ;
 (7) Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh ;
 (8) Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá ;
 (9) Tổ chức tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử ;
 (10) Cất giấu cổ vật cho bọn buôn lậu ;
 (11) Giúp các cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật ;
 (12) Giúp các cơ quan có trách nhiệm ngăn chặn những người phá hoại di 
 sản văn hoá ;
 (13) Lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất của các di tích đã được xếp 
 hạng.
BT2) Trong một lần đi tham quan thắng cảnh Vịnh Hạ Long, thấy trên vách các 
hang động có những chữ khắc hoặc viết chằng chịt tên, ngày tháng của những 
người đến thăm, bạn Dung bày tỏ thái độ phê phán, không hài lòng về những việc 
làm đó. Ngược lại, có một số bạn lại đồng tình, vì theo họ thì việc khắc chữ trên 
vách đá là một kỉ niệm của du khách để cho hậu thế biết: nơi đây đã có người đến 
thăm vào thời gian nào.
 Em đồng tình với quan điểm nào ? Vì sao ?
BT3) Là một học sinh, theo em cần phải làm gì để bảo vệ di sản văn hóa? Bản thân 
em cần làm những việc gì để bảo vệ di sản văn hóa tại địa phương nơi em đang 
sinh sống?
 IV. Dặn dò
 - Sưu tầm 2 hình ảnh di sản văn hóa ở thành phố Hồ Chí Minh và 3 
 hình ảnh di sản văn hóa nổi tiếng của Thế giới ( dán vào vở)
 - Ôn lại phần nội dung bài học.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_on_tap_giao_duc_cong_dan_lop_7_tiet_15_bao_ve_di_san.docx