Giáo án ôn tập môn Giáo dục công dân Khối 7 - Tuần 24+25 - Trường THCS Võ Trường Toản

docx 6 Trang tailieuthcs 50
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập môn Giáo dục công dân Khối 7 - Tuần 24+25 - Trường THCS Võ Trường Toản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án ôn tập môn Giáo dục công dân Khối 7 - Tuần 24+25 - Trường THCS Võ Trường Toản

Giáo án ôn tập môn Giáo dục công dân Khối 7 - Tuần 24+25 - Trường THCS Võ Trường Toản
 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 VÕ TRƯỜNG TOẢN
 Bài 13: QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM 
 VIỆT NAM
 (Khối 7) (tuần 24)
Nội dung bài học
 2. 1 Nội dung các quyền
* Quyền được bảo vệ: Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch. Trẻ em được 
Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự.
* Quyền được chăm sóc:
- Trẻ em được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khỏe; được sống chung 
với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.
- Trẻ em tàn tật, khuyết tật được Nhà nước và xã hội giúp đỡ trong việc điều chỉnh phục 
hồi chức năng.
- Trẻ em không nơi nương tựa được Nhà nước, xã hội tổ chức chăm sóc, nuôi dạy.
* Quyền được giáo dục:
- Trẻ em có quyền được học tập, được dạy dỗ.
- Trẻ em có quyền được vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao.
2.2 Bổn phận của trẻ em:
- Trong gia đình: yêu quý, kính trọng, hiếu thảo,vâng lời, giúp đỡ ông bà cha mẹ; yêu 
thương đùm bọc, chăm sóc giúp đỡ anh chị em
- Trong xã hội: yêu Tổ quốc; có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tôn trọng và 
chấp hành pháp luật; tôn trọng, lễ phép với người lớn không tham gia tệ nạn xã hội; 
chăm chỉ học tập, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục
2.3 Trách nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội. Câu 5: Biểu hiện của quyền được giáo dục là?
A. Trẻ em được đi học.
B. Trẻ em được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí.
C. Trẻ em được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao.
D. Cả A,B,C
Câu 6: Hiện nay trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều hành vi xâm hại 
tình dục ở trẻ em, cô giáo đánh đạp học sinh mẫu giáo. Các hành vi đó vi phạm 
đến quyền nào?
A. Quyền được bảo vệ.
B. Quyền được chăm sóc.
C. Quyền được giáo dục.
D. Cả A,B,C.
Câu 7: Vì D là con riêng của chồng nên mẹ D không cho D đi học, chỉ cho E là 
con chung của D và chồng đi học. Việc làm đó vi phạm quyền nào?
A. Quyền được bảo vệ.
B. Quyền được chăm sóc.
C. Quyền được giáo dục.
D. Cả A,B,C.
Câu 8: Người đầu tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ 
em là?
A. Cha mẹ.
B. Người đỡ đầu.
C. Người giúp việc.
D. Cả A,B.
Câu 9: Trẻ em là người bao nhiêu tuổi?
A. Dưới 12 tuổi. Bài 15: BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA
 (Khối 7) (tuần 25)
Nội dung bài học
2.1. Khái niệm:
- Di sản văn hóa là sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học 
được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Có 2 loại di sản văn hóa, đó là:
- Di sản văn hóa phi vật thể: là những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hoá, 
khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và 
các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác.
- Di sản văn hóa vật thể: là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học bao 
gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia.
 + Di tích lịch sử văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật cổ vật, bảo vật 
quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
 + Danh lam thắng cảnh: là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa 
cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mĩ, khoa học.
2.2 Ý nghĩa:
- Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc.
- Di sản văn hóa thể hiện truyền thống, công đức của tổ tiên trong công cuộc xây dựng 
và bảo vệ Tổ quốc, kinh nghiệm sống của dân tộc trên các lĩnh vực.
- Phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần 
làm phong phú kho tàng di sản văn hóa thế giới.
2.3. Những qui định của pháp luật:
- Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
- Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa. Chủ sở hữu 
di sản văn hóa có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị giá trị di sản
- Cấm chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa.
- Cấm huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_on_tap_mon_giao_duc_cong_dan_khoi_7_tuan_2425_truong.docx