Giáo án ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 15+16

pdf 9 Trang tailieuthcs 97
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 15+16", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 15+16

Giáo án ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 15+16
 Bài 15: BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA 
A. NỘI DUNG TRỌNG TÂM. 
1. QUAN SÁT ẢNH : 
 Thánh địa Mỹ Sơn, Bến Nhà Rồng, Vịnh Hạ Long là di sản văn hóa của dân tộc 
Việt Nam 
2. NỘI DUNG BÀI HỌC: 
a. Di sản văn hoá là gì? 
Di sản văn hoá là những sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa 
học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Gồm: 
 Di sản văn hóa phi vật thể (sản phẩm tinh thần). 
Ví dụ: tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lối sống, lễ hội, trang phục 
truyền thống... 
 Di sản văn hóa vật thể (sản phẩm vật chất). 
Ví dụ: di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc, di vật, cổ vật, bảo 
vật quốc gia... 
b. Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa: 
- Là cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc; 
- Thể hiện công đức của tổ tiên và kinh nghiệm của dân tộc. 
- Đóng góp vào sự nghiệp xây dựng phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà 
bản sắc dân tộc. 
- Đóng góp vào kho tàng di sản văn hoá thế giới. 
c. Quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá: 
- Nhà nước: Có chính sách bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hoá, bảo vệ quyền 
và lợi ích hợp pháp của chủ di sản văn hoá. 
- Nghiêm cấm: 
 Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hoá. 
 Hủy hoại di sản văn hoá. 
 Đào bới, lấn chiếm khu di tích, danh lam thắng cảnh. 
 Mua bán, vận chuyển trái phép các di vật, cổ vật, bảo vật. 
 Lợi dụng việc bảo vệ di sản để làm điều trái pháp luật. 
B. CÂU HỎI CỦNG CỐ 
Câu 1: Gợi ý câu hỏi tình huống 
a) Em hãy nêu một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di sản văn hoá ở địa 
phương, ở nước ta và trên thế giới. Trả lời 
Di sản văn hoá vật thể: 
1. Quần thể di tích Cô' đô Huấ 
2. Phô' cổ Hội An. 
3. Thánh địa Mỹ Sơn. 
4. Khu di tích Hoàng thành Thăng Long. 
5. Thành nhà Hồ. 
Di sản văn hoá phi vật thể: 
1. Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh 
2. Đờn ca tài tử Nam Bộ. 
3. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. 
4. Hát xoan. 
5. Hội Gióng tại đền Sóc và đền Phù Đổng, Hà Nội. 
6. Ca trù. 
7. Dân ca quan họ. 
8. Không gian văn hoá cồng Chiêng Tây Nguyên. 
9. Nhã nhạc cung đình Huế 
c) Tại sao phải giữ gìn, bảo vệ những di sản văn hoá, danh lam thắng cảnh, di tích 
lịch sử - văn hoá? 
Trả lời 
Phải giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá vì: 
 Các di sản văn hoá phi vật thể rất dễ bị mai một cùng với thế hệ già, nếu không 
 được bảo tồn, lưu giữ, truyền lại thì sẽ bị lãng quên. Ví dụ: Một nghệ sĩ cao tuổi 
 hát ca Huế, ca trù, tuồng... 
 Các di sản văn hoá vật thể bị xuống cấp trầm trọng, hư hỏng do thời gian chiến 
 tranh, do thiên nhiên, do ý thức của con người. 
 Những cổ vật quý hiếm của quốc gia bị đánh tráo, mất cắp. 
d) Chúng ta cần làm gì để bảo vệ, giữ gìn những di tích lịch sử, di sản văn hoá và 
danh lam thắng cảnh? 
Trả lời 
Là một học sinh, để bảo vệ, giữ gìn những di tích lịch sử, di sản văn hoá và danh 
lam thắng cảnh các em cần làm những việc sau: 
 Giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa địa phương 
 Đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa 
 Không vứt rác bừa bãi 
 Tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật di vật 
 Tham gia các lễ hội truyền thống. 
e) Nhà nước ta có quy định như thế nào về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, di sản 
văn hoá và danh lam thắng cảnh? 
Trả lời Trả lời 
Em đồng tình với ý kiến của bạn Dung vì: hằng ngày có biết bao khách du lịch đến 
tham quan, nếu người nào cũng khắc, cũng kí tên lên vách đá, làm mất đi vẻ đẹp tự 
nhiên, thì việc khắc tên, kí tên lên vách đá không còn có ý nghĩa. 
Việc kí tên, khắc tên lên trên vách đá gây nguy cơ huỷ hoại danh lam thắng cảnh 
Vịnh Hạ Long. 
c) Hãy sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có nội dung về di sản vằn hoá của Việt Nam và thế 
giới để trưng bày tại lớp vào giờ học Giáo dục công dân tuần sau? 
Trả lời 
Em có thể sưu tầm, tranh ảnh, tư liệu ở trong sách, báo, tạp chí mà em có về di sản 
văn hóa của Việt Nam và thế giới. 
d) Em hãy tìm hiểu và trình bày tóm tắt về một vài loại di sản văn hoá vật thể hoặc 
di sản văn hoá phi vật thể của địa phương, của đất nước mà em biết? 
Trả lời 
Em hãy tìm hiểu những di sản văn hóa vật thể hoặc di sản văn hóa phi vật thể của 
địa phương nơi mình sinh sống. Có thể hỏi bác trưởng làng, trưởng thôn hoặc có thể 
tìm trên sách, báo. 
đ) Hãy tìm hiểu một vài việc làm của những người xung quanh mà em cho đó là 
những hành vi bảo vệ hoặc xâm hại đến di sản văn hoá? 
Trả lời 
Em hãy tìm một số hành vi của những người xung quanh em: bạn bè, hàng xóm mà 
em cho đó là những hành vi bảo vệ hoặc xâm hại đến di sản văn hóa. 
e) Hãy xây dựng kế hoạch một buổi tham gia dọn vệ sinh tại các di tích lịch sử hoặc 
danh lam thắng cảnh ở địa phương? 
Trả lời 
Học sinh tự xây dựng kế hoạch một buổi tham gia dọn vệ sinh tại các di tích lịch sử 
hoặc danh lam thắng cảnh ở địa phương: rủ các bạn mang đồ dùng khăn lau, xô chậu, 
chổi.... 
 nào đó có quyền thôi không theo nữa, hoặc bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác mà 
không ai được cưỡng bức hoặc cản trở. 
c) Thế nào là mê tín dị đoan? Tại sao phải chống mê tín dị đoan? 
Trả lời 
Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên 
(như tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phủ phép ...) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, 
gia đình và cộng đồng về sức khỏe, thời gian, tài sản và có thể cả tính mạng con 
người. Vì vậy, phải đấu tranh chống mê tín dị đoan. 
d) Pháp luật của Nhà nước ta quy định như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng? 
Trả lời 
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến tôn giáo, đã có những chủ trương, chính 
sách thích hợp với tôn giáo trong từng thời kì 
Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam 
khóa VIII: 
 Tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của dân. 
 Đảm bảo cho các tôn giáo hoạt động bình thường trên cơ sở tôn trọng pháp luật. 
 Thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc. 
 Tuyên truyền giáo dục chống mê tín dị đoan, chống lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng 
 thực hiện ý đồ chính trị xấu. 
 Chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, giúp đỡ đồng bào theo đạo xóa đói, giảm 
 nghèo, nâng cao dân trí... 
Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Điều 24 quy định: 
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn 
 giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật 
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, 
 tôn giáo để vi phạm pháp luật. 
đ) Theo em, tín ngưỡng, tôn giáo khác mê tín dị đoan như thế nào? 
Trả lời 
Tôn giáo, tín ngưỡng là lòng tin, là sự sùng bái vào cái gì đó thần bí trong khi đó mê 
tín dị đoan là quá tin (tin đến mức mê muội) vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không 
phù hợp với lẽ tự nhiên 
Câu 2: 
a) Theo em, người có đạo có phải là người có tín ngưỡng không? 
Trả lời 
Người có đạo là người có tín ngưỡng. Bởi vì: Đạo (đạo Phật, hay đạo Thiên chúa..) 
là tôn giáo, mà tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức. 
b) Hãy phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan? 
Trả lời (3) Lên đồng 
(4) Yểm bùa 
(5) Cúng bái trước khi đi thi để được điểm cao 
(6) Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên 
(7) Đi lễ chùa 
(8) Đi lễ nhà thờ. 
Trả lời 
Các hành vi thể hiện sự mê tín: (1) (2) (3) (4) (5) 
g) Theo em, trong học sinh hiện nay có hiện tượng mê tín dị đoan không? Cho ví dụ. 
Theo em, làm cách nào để khắc phục hiện tượng đó? 
Trả lời 
 Trong học sinh hiện nay vốn có hiện tượng mê tín dị đoan. 
 Trước khi thi kiêng không ăn trứng, không ăn xôi đậu đen, không ăn chuối 
 Trước khi đi học, đi thi sợ gặp gái, cúng bái trước khi đi thi để đạt được điểm 
 cao. 
 Để khắc phục hiện tượng này mọi người (cả cha mẹ và tự bản thân mỗi học sinh) 
 phải hiểu được đây là điều mê tín dị đoan không phù hợp với hiện tượng tự nhiên. 
 Mọi người phải hiểu biết, sống có văn hóa, có kiến thức. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_on_tap_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_bai_1516.pdf