Giáo án ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Mùa xuân nho nhỏ

docx 7 Trang tailieuthcs 41
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Mùa xuân nho nhỏ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Mùa xuân nho nhỏ

Giáo án ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Mùa xuân nho nhỏ
 Văn bản "Mùa xuân nho nhỏ" - Thanh Hải.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Thanh Hải là một nhà thơ cách mạng.
- “Thơ ông chân chất,bình dị, đôn hậu và chân thànhĐối với nền thơ 
chống Mĩ của miền Nam,Thanh Hải làmột trong những cây bút có nhiều 
đóng góp”. (Trần Hữu Tá)
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sángtác:
- Bài thơ ra đời tháng 11/1980, lúc này ông đang bị bệnh nặng phải điều 
trị ở bệnh và một tháng sau ông qua đời. 
b. Bố cục: 4 đoạn:
- Khổ 1: Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời.
- Khổ 2,3: Cảm xúc của nhà thơ về mùa xuân đất nước.
- Khổ 4,5: Lời ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ.
- Khổ 6: Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứHuế.
=> Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh mùa xuân: mùa xuân của thiên nhiên, 
mùa xuân của đất nước và “mùaxuân nho nhỏ” của mỗi người.
II. Đọc – hiểu vănbản:
1. Cảm xúc của nhàthơ trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời.
Bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh 
Hải được vẽ bằngnhững hình ảnh, màu sắc, âm thanh hài hòa, sống động, 
tràn đầy sức sống:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
-Ngay hai câu mở đầu ta đã bắt gặp một cách viết khác lạ. Không viết 
như bìnhthường: “một bông hoa tím biếc mọc giữa dòng sông xanh” mà đãthực sự đón nhận mùa xuân với tất cả sự tài hoa của ngòi bút, sự thăng 
hoa củatâm hồn. Nhà thơ lặng ngắm, lặng nghe bằng cả trái tim xao động, 
bằng trí tưởngtượng, liên tưởng độc đáo:
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
+ Cụm từ “ giọt long lanh” gợi lên những liên tưởng phongphú và đầy thi 
vị. Nó có thể là giọt sương lấp lánh qua kẽ lá trong buổi sớmmùa xuân 
tươi đẹp, có thể là giọt nắng rọi sáng bên thềm, có thể giọt mưa xuânđang 
rơiTheo mạch cảm xúc của nhà thơ thì có lẽ đây là giọt âm thanh của 
tiếngchim ngân vang, đọng lại thành từng giọt niềm vui, rơi xuống cõi 
lòng rộng mởcủa thi sĩ, thấm vào tâm hồn đang rạo rực tình xuân.
+ Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được vận dụng một cách tàihoa, tinh tế 
qua trí tưởng tượng của nhà thơ. Thành Hải cảm nhận vẻ đẹp của 
mùaxuân bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác và cả xúc giác.
+ Cử chỉ “Tôi đưa tay tôi hứng” thể hiện sự nâng niu, trântrọng của nhà 
thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời lúc với xuân với cảmxúc say sưa, 
xốn xang, rạo rực. Nhà thơ như muốn ôm trọn vào lòng tất cả sứcsống 
của mùa xuân, của cuộc đời.
=> Khổ thơ mở đầuđã mở ra một bức tranh xứ Huế thật đẹp: có hình 
ảnh, có màu sắc, âm thanh đượchọa lên từ những vần thơ có nhạc
=> Bài thơ đượcviết vào tháng 11 năm 1980, khi ấy đang là mùa đông 
giá rét. Như vậy, hình ảnhmùa xuân được miêu tả ở đây là mùa xuân 
trong tâm tưởng của nhà thơ. Đối mặtvới bệnh tật, thậm chí phải đối 
mặt với cả cái chết, vậy mà nhà thơ vẫn hướngđến mùa xuân tươi trẻ, 
tràn đầy sức sống, thể hiện một tâm hồn lạc quan yêuđời, một niềm 
khát khao cuộc sống vô bờ.
=> Đọc những vầnthơ của ông, người đọc trân trọng hơn, yêu hơn 
một tâm hồn nghệ sĩ, một tìnhyêu quê hương, đất nước đến vô ngần.
2. Cảm xúc của nhàthơ về mùa xuân đất nước:
Mùa xuân người cầmsúng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao - Xúc cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước khi bước vàomùa xuân, 
nhà thơ Thanh Hải đã có cái nhìn sâu sắc và tự hào về lịch sử bốnnghìn 
năm dân tộc:
 “Đất nước bốn ngàn năm
 Vất vả và gian lao
 Đất nước như vì sao
 Cứ đi lên phía trước”
+ Với nghệ thuật nhân hóa, Tổ quốc như một người mẹ tần tảo,vất vả và 
gian lao, đã làm nổi bật sự trường tồn của đất nước. Để có được sựtrường 
tồn ấy, giang sơn gấm vóc này đã thấm bao máu, mồ hôi và cả nước mắt 
củacác thế hệ, của những tháng năm đằng đẵng lúc hưng thịnh, lúc thăng 
trầm. 
+ Đặc biệt, phép tu từ so sánh được nhà thơ sử dụng vô cùngđặc sắc, làm 
ý thơ hàm súc –“Đất nước như vì sao/Cứ đi lên phía trước”. Sao lànguồn 
sáng bất diệt của thiên hà, là vẻ đẹp lung linh của bầu trời đêm, là 
hiệnthân của sự vĩnh hằng trong vũ trụ. So sánh như thế, là tác giả đã 
ngợi ca đấtnước trường tồn, tráng lệ, đất nước đang hướng về một tương 
lai tươi sáng. Điệp ngữ “đất nước” được nhắc lại hai lần thể hiện sâu sắc 
ý thơ: trải qua nhữnggian truân, vất vả, đất nước vẫn toả sáng đi lên 
không gì có thể ngăn cản được.
=> Ta cảm nhậnđược niềm tin tưởng của tác giả vào tương lai rạng 
ngời của dân tộc Việt Nam. Âm thanhmùa xuân đất nước vang lên từ 
chính cuộc sống vất vả, gian lao mà tươi thắm đếnvô ngần. 
3. Lời ước nguyệnchân thành, tha thiết của nhà thơ.
- Từ những cảm xúc về mùa xuân, tác giả đã chuyển mạch thơmột cách tự 
nhiên sang bày tỏ những suy ngẫm và tâm niệm của mình về lẽ sống,về ý 
nghĩa giá trị của cuộc đời mỗi con người:
 “ Ta làmcon chim hót
 Ta làm một cànhhoa
 Ta nhập vào hoà ca
 Một nốt trầm xaoxuyến”.
+ Để bày tỏ lẽ sống của mình, ngay từ những câu thơ mở đầuđoạn, Thanh 
Hải đã đem đến cho người đọc cái giai điệu ngọt ngào, êm ái củanhững 
thanh bằng liên tiếp “ta”-“hoa”-“ca”. + Cặp từ láy “nho nhỏ”, “lặng lẽ” cho thấy một thái độ chânthành, khiêm 
nhường, lấy tình thương làm chuẩn mực cho lẽ sống đẹp, sống đểcống 
hiến đem tài năng phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân.
--> Hình ảnh thơ sáng đẹp, bằng giọng thơ nhẹnhàng, thủ thỉ, thiết 
tha. 
4. Lời ngợi ca quêhương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
- Bài thơ kết thúc bằng sự trở về với những cảm xúc thiếttha, tự hào về 
quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
Mùa xuân – ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đấtHuế.
+ Tác giả có nhắc đến những khúc dân ca xứ Huế “Nam ai”, “Nam bình”, 
có giai điệu buồn thươngnhưng vô cùng tha thiết.
+ Và qua những khúc “Nam ai”, “nam bình” này thì nhà thơđã bộc lộ tình 
yêu tha thiết của mình đối với quê hương, đất nước; thể hiệnniềm tin yêu 
vào cuộc đời, vào đất nước với những giá trị truyền thống vữngbền.
III. Tổng kết:
1. Nội dung:
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng tha thiếtyêu mến và gắn bó với 
đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thànhcủa nhà thơ được 
cống hiến cho đất nước; góp một “mùa xuân nhonhỏ” của mình vào mùa 
xuân lớn của dân tộc.
2. Nghệ thuật:
- Thể thơ năm chữ, gần với các làn điệu dân ca.
- Bài thơ giàu nhạc điệu, với âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết.
- Kết hợp những hình ảnh tự nhiên, giản dị, từ thiên nhiênvới những hình 
ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, khái quát.
- Cấu tứ chặt chẽ, sự phát triển tự nhiên của hình ảnh mùaxuân với các 
phép tu từ đặc sắc.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_on_tap_ngu_van_lop_9_bai_mua_xuan_nho_nho.docx