Giáo án ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Nói với con

docx 8 Trang tailieuthcs 42
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Nói với con", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Nói với con

Giáo án ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Nói với con
 Văn bản "Nói với con" - Y Phương.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Y Phương là nhà thơ dân tộc Tày.
- Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng,cách tư duy 
giàu hình ảnh của người miền núi.
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sángtác:
- Bài thơ ra đời vào năm 1980 – khi đời sống tinh thần vàvật chất của 
nhân dân cả nước nói chung, nhân dân các dân tộc thiểu số ở miềnnúi nói 
riêng vô cùng khó khăn, thiếu thốn.
- Nhà thơ tâm sự: “Đólà thời điểm đất nước ta gặp vô vàn khó khăn 
Bài thơ là lời tâm sự của tôi vớiđứa con gái đầu lòng. Tâm sự với con, 
còn là tâm sự với chính mình. Nguyên dothì nhiều, nhưng lí do lớn nhất 
để bài thơ ra đời chính là lúc tôi dường như không biết lấy gì để vịn, để 
tin. Cả xã hội lúc bấy giờ đang hối hả, gấp gápkiếm tìm tiền bạc. Muốn 
sống đàng hoàng như một con người, tôi nghĩ phải bámvào văn hóa. Phải 
tin vào những giá trị tích cực, vĩnh cửu của văn hóa. Chínhvì thế, qua bài 
thơ ấy, tôi muốn nói rằng chúng ta phải vượt qua sự ngặt nghèo,đói khổ 
bằng văn hóa”.
-> Từ hiện thức khó khăn ấy, nhà thơ viết bài thơ này đểtâm sự với chính 
mình, động viên mình, đồng thời để nhắc nhở con cái sau này.
b. Bố cục: 2 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”:Người cha nói 
với con cội nguồn sinh dưỡng: Con lớn lên trong tình yêu thương,sự nâng 
đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương.
- Phần 2: Còn lại: Đức tính tốt đẹp của người đồng mình.=> Người cha 
bộc lộ lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, về truyền thốngcao đẹp 
của quê hương và mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy.
=> Bố cục chặt chẽ, lớp lang, đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra 
tình cảm quê hương, từnhững kỉ niệm gần gũi mà nâng lên thành lẽ 
sống.
II – Đọc – hiểuvăn bản:
1. Cội nguồn sinhdưỡng của mỗi con người. + Quê hương hiện ra qua hình ảnh của người đồng mình. Nóivới con về 
những “người đồng mình”, nhà thơ như đang giới thiệu ân cần đây 
lànhững người bản mình, người vùng mình, người dân quê mình gần gũi, 
thân thương.
-> Cách gọi như thế, cùng với hô ngữ “con ơi” khiến lờithơ trở nên tha 
thiết, trìu mến.
+ Người đồng mình là những con người đáng yêu, đáng quý:“Đan lờ cài 
nan hoa – Vách nhà ken câu hát”. Cuộc sống lao động cần cù và tươivui 
của họ được gợi ra qua những hình ảnh thật đẹp! Những nan nứa,nan tre 
dưới bàn tay tài hoa của người quê mình đã trở thành “nan hoa”. Váchnhà 
không chỉ ken bằng tre, gỗ mà còn được ken bằng những câu hát si, hát 
lượn.
+ Các động từ “cài”, “ken” vừa miêu tả chính xác động tác khéo léo trong 
lao động vừa gợi sự gắn bó, quấn quýt của những con người quêhương 
trong cuộc sống lao động.
-> Cái “yêu lắm” của “người đồng mình” là gì nếu khôngphải là cốt cách 
tài hoa, là tinh thần vui sống? Phải chăng, ẩn chứa bên trong cái dáng vẻ 
thô mộc là một tâm hồn phong phú, lãng mạn biết bao?
+ Quê hương với những con người tài hoa, tâm hồn lãng mạn,cũng là quê 
hương với thiên nhiên thơ mộng, nghĩa tình:
Rừng cho hoa
Con đường cho nhữngtấm lòng.
Nếu như hình dung về một vùng núi cụ thể, chắc hẳn mỗi ngườicó thể 
gắn nó với những hình ảnh khác cách nói của Y Phương: là thác lũ, là 
bạtngàn cây hay rộn rã tiếng chim thú hoặc cả những âm thanh “gió gào 
ngàn, giọngnguồn thét núi”, những bí mật của rừng thiêng.. Nhưng Y 
Phương chỉ chọn mộthình ảnh thôi, hình ảnh “hoa” để nói về cảnh quan 
của rừng. Nhưng hình ảnh ấycó sức gợi rất lớn, gợi về những gì đẹp đẽ và 
tinh tuý nhất. Hoa trong “Nói vớicon” có thể là hoa thực - như một đặc 
điểm của rừng - và khi đặt trong mạch củabài thơ, hình ảnh này là một tín 
hiệu thẩm mĩ góp phần diễn đạt điều tác giả đang muốn khái quát: chính 
những gì đẹpđẽ của quê hương đã hun đúc nên tâm hồn cao đẹp của con 
người ở đó. Quêhương còn hiện diện trong những gì gần gũi, thân thương. 
Đó cũng chính làmột nguồn mạch yêu thương vẫn tha thiếtchảy trong 
tâm hồn mỗi người, bởi “con đường cho những tấm lòng”. Điệp từ “cho” 
mang nặng nghĩa tình. Thiênnhiên đem đến cho con người những thứ cần 
để lớn, giành tặng cho con người nhữnggì đẹp đẽ nhất.Thiên nhiên đã che 
chở, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn vàlối sống. + Sắp xếp tính từ “cao”, “xa” trong sự tăng tiến, nhà thơcho thấy khó 
khăn, thử thách càng lớn thì ý chí con người càng mạnh mẽ.
=> Có thể nói, cuộc sống của người đồng mình còn nhiềunỗi buồn, còn 
nhiều bộn bề thiếu thốn song họ sẽ vượt qua tất cả, bởi họ có ýchí và nghị 
lực, họ luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của dân tộc.
b. Người đồng mìnhdù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy 
chung gắn bó với quê hương, cộinguồn.
Sống trên đá không chêđá gập gềnh
Sống trong thung khôngchê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
+ Phép liệt kê với những hỉnh ảnh ẩn dụ “đá gập gềnh”,“thung nghèo đói” 
-> gợi cuộc sống đói nghèo, khó khăn, cực nhọc.
+ Vận dụng thành ngữ dân gian “Lên thác xuống ghềnh”, ý thơgợi bao 
nỗi vất vả, lam lũ.
-> Những câu thơ dài ngắn, cùng những thanh trắc tạo ấntượng về cuộc 
sống trắc trở, gian nan, đói nghèo của quê hương.
+ Điệp ngữ “sống”, “không chê” và điệp cấu trúc câu cùnghình ảnh đối 
xứng đã nhấn mạnh: người đồng mình có thể nghèo nàn, thiếu thốn vềvật 
chất nhưng họ không thiếu ý chí và quyết tâm. Người đồng mìnhchấp 
nhận và thủy chung gắn bó cùng quê hương, dẫu quê hương có đói nghèo, 
vấtvả. Và phải chăng, chính cuộc sống nhọc nhằn, đầy vất vả khổ đau ấy 
đã tôi luyện cho chí lớn để rồi tình yêu quê hương sẽ tạo nên sức mạnh 
giúp họ vượtqua tất cả.
+ Phép so sánh “Sống như sông như suối” gợi vẻ đẹp tâm hồnvà ý chí của 
người đồng mình. Gian khó là thế, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâmhồn lãng 
mạn, khoáng đạt như hình ảnh đại ngàn của sông núi. Tình cảm của 
họtrong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sống trước niềm tin yêu cuộc 
sống, tinyêu con người.
c. Người đồng mìnhcó ý thức tự lập, tự cường và tinh thần tự tôn dân 
tộc:
- Phẩm chất của người của con người quê hương còn được ngườicha ca 
ngợi qua cách nói đối lập tươngphản giữa hình thức bên ngoài và giá trị 
tinh thần bên trong, nhưng rất đúngvới người miền núi: đường” cho thấy người con đã lớn khôn và tạm biệt gia đình – quê hương 
đểbước vào một trang đời mới.
+ Trong hành trang của người con mang theo khi “lên đường”có một thứ 
quí giá hơn mọi thứ trên đời, đó là ý chí, nghị lực, truyền thốngquê hương. 
Lời dặn của cha thật mộc mạc, dễ hiểu, thấm thía, ẩn chứa niềm hivọng 
lớn lao của cha, hi vọng đứa con sẽ tiếp tục vững bước trên đường 
đời,tiếp nối truyền thống và làm vẻ vang quê hương.
+ Hai tiếng “Nghe con” lắng đọng bao cảm xúc, ẩn chứa tìnhyêu thương 
vô bờ bến của cha dành cho con. Câu thơ còn gợi ra một cảnh tượngcảm 
động đang diễn ra lúc chia li: cha hiền từ âu yếm nhìn con, xoa đầu con 
vàngười con ngoan ngoãn cúi đầu lắng nghe lời cha dặn.
=> Ca ngợi nhữngđức tính tốt đẹp của người đồng mình, cha mong 
con sống có tình nghĩa với quêhương, phải giữ đạo lí “Uống nước nhớ 
nguồn” của cha ông từ bao đời để lại. Hơn nữa, con phải biết chấp 
nhận gian khó và vươn lên bằng ý chí của mình.
=> Người cha muốncon hiểu và cảm thông với cuộc sống khó khăn 
của quê hương, tự hào về truyềnthống quê hương, tự hào về dân tộc 
để vững bước trên con đường đời, để tự tin trong cuộc sống.
=> Người cha trongbài thơ của Y Phương đã vun đắp cho con một 
hành trang quí vào đời. Nếu mẹ làbông hoa cho con cài lên ngực thì 
cha là cánh chim cho con bay thật xa. Nếu mẹ cho con những lời ngọt 
ngào yêu thương vỗ về thì cha cho con tinh thần ý chínghị lực, ước 
mơ khát vọng, lối sống cao đẹp.
=> Giọng thơ thiếttha, trìu mến nhưng lại trang nghiêm. Các hình 
ảnh thơ cụ thể mà có tính kháiquát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.
=> Đoạn thơ chứachan ý nghĩa,mộc mạc, đằm thắm mà sâu sắc. Nó 
tựa như một khúc ca nhẹ nhàng màâm vang. Lời thơ tâm tình của 
người cha sẽ là hành trang đi theo con suốt cuộcđời và có lẽ mãi mãi 
là bài học bổ ích cho các bạn trẻ - bài học về niềm tin,nghị lực,ý chí 
vươn lên.
III. Tổng kết:
“Nói với con”, Y Phương không chỉ sắp xếp hành trang choriêng đứa con 
yêu quí của mình, mà cũng là hành trang ông muốn trao gửi cho tấtcả 
những ai đang bước đi trên đường đời.
1. Nội dung:
Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyềnthống cần cù, 
sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc. Bài thơ giúp ta hiểuthêm về 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_on_tap_ngu_van_lop_9_bai_noi_voi_con.docx