Giáo án ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Sang thu

docx 7 Trang tailieuthcs 31
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Sang thu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Sang thu

Giáo án ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Sang thu
 Văn bản: "Sang thu" - Hữu Thỉnh.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành từ trong quân đội.
- Là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người ởnông thôn, về mùa 
thu. Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương 
trước đất trời trong trẻo, đang biến chuyển nhẹ nhàng.
- Thơ Hữu Thỉnh mang đậm hồn quê Việt Nam dân dã, mộc mạc tinh tế 
và giàu rung cảm.
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ sáng tác năm 1977.
- In trong tập “ Từ chiến hào đến thành phố.
b. Bố cục: 3 phần tương ứng với ba khổ thơ.
- Khổ 1: Những tín hiệu giao mùa
- Khổ 2: Bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa
- Khổ 3: Những suy tư và chiêm nghiệm của nhà thơ. dòng sông thanh bình, một conđò lững lờ trôi, những đàn trâu bò no cỏ 
giỡn đùa nhau và những đứa trẻ ẩn hiệntrong triền ổi chín ven sôngNó 
giống như mùi bờ bãi, mùa con trẻHương ổi tự nó xốc thẳng vào những 
miền thơ ấu thân thiết trong tâm hồn chúng ta. Mùi hươngđơn sơ ấy lại 
trở thành quý giá vì nó đã trở thành chiếc chìa khóa vàng mởthẳng vào 
tâm hồn mỗi người, có khi là cả một thế hệ”.
-> Hương ổi ấy, cơn gió đầu mùa se lạnh ấy là sứ giả củamùa thu ( cũng 
như chim én là sứ giả của mùa xuân). Nó đến rất khẽ khàng, “khẽ”đến 
mức chỉ một chút vô tình thôi là không một ai hay biết.
-> Có thể nói trước Hữu Thỉnh có rất nhiều nhà thơ viếtvề mùa thu nhưng 
đây là một phát hiện tinh tế của một hồn thơ xứ sở.
- Nếu hai câu đầu diễn tả cái cảm giác chưa hẳn đủ tin thìđến hình ảnh 
“Sương chùng chình qua ngõ” lại càng lung linh huyền ảo.
+ Không phải là màn sương dày đặc, mịt mù như trong câu cadao quen 
thuộc miêu tả cảnh Hồ Tây lúc ban mai “Mịt mù khói tỏa ngàn 
sương”,hay như nhà thơ Quang Dũng đã viết trong bài thơ “Tây Tiến”: 
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi” mà là “Sương chùng chình qua 
ngõ” gợi ra những làn sương mỏng,mềm mại, giăng màn khắp đường 
thôn ngõxóm làng quê. Nó làm cho khí thu mát mẻ và cảnh thu thơ mộng, 
huyền ảo, thongthả, bình yên.
+ Nhà thơ đã nhân hóa màn sương qua từ “chùng chình” khiếncho sương 
thu chứa đầy tâm trạng. Nó như đang chờ đợi ai hay lưu luyến điều 
gì?Câu thơ lắng đọng tạo cảm giác mơ hồ đan xen nhiều cảm xúc.
=> Bằng tất cả các giác quan: khứu giác, xúc giác và thịgiác, nhà thơ cảm 
nhận những nét đặc trưng của mùa thu đều hiện diện. Có “hươngổi”, “gió 
se” và “sương”. Mùa thu đã về trên quê hương. Vậy mà nhà thơ vẫn 
còndè dặt: “Hình như thu đã về”. Sao lại là “Hình như” chứ không phải là 
“chắcchắn”? Một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng không thật rõ 
ràng. Đúng là một trạng thái cảm xúc của thời điểm chuyển giao. Thu đến 
nhẹ nhàng quá, mơ hồ quá.
=> Đằng sau không gian làng quê sang thu ấy ta cảm nhậnđược tâm hồn 
nhạy cảm của một tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.
2. Bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa
- Sau giây phút ngỡ ngàng và khe khẽ vui mừng, cảm xúc của thi sĩ tiếp 
tục lan tỏa, mở ra trong cái nhìn xa hơn, rộng hơn:
Sông được lúc dềnhdàng
Chim bắt đầu vội vã - Đất trời mùa thu như đang rùng mình để thay áo mới. Cả bầutrời mùa 
thu cũng có sự thay đổi:
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.
+ Trong thơ ca Việt Nam, không ít những vần thơ nói vềđám mây trên 
bầu trời thu:
_ “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” (Nguyễn Khuyến – “Thuđiếu”)
_ “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” (Huy Cận – “Tràng giang”)
+ Hữu Thỉnh dùng động từ “vắt” để gợi ra trong thời điểmgiao mùa, đám 
mây như kéo dài ra, nhẹ trôi như tấm lụa mềm treo lơ lửng giữabầu trời 
trong xanh, cao rộng.
+ Hình như đám mây đó vẫn còn lại một vài tia nắng ấm củamùa hạ nên 
mới “Vắt nửa mình sang thu”. Đám mây vắt lên cái ranh giới mỏng manh 
và ngày càng bé dần, bé dần đi rồi đến một lúc nào đó không còn nữa để 
toàn bộsự sống, để cả đám mây mùa hạ hoàn toàn nhuốm màu sắc thu.
+ Nhưng trong thực tế không hề có đám mây nào như thế vì mắtthường 
đâu dễ nhìn thấy được sự phân chia rạch ròi của đám mây mùa hạ và 
thu.Đó chỉ là một sự liên tưởng thú vị - một hình ảnh đầy chất thơ. Thời 
khắc giaomùa được sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế, nhạy cảm, độc đáo 
không những mang đến cho người đọcmà còn đọng lại những nỗi bâng 
khuâng trước vẻ dịu dàng êmmát của mùa thu.
-> Có lẽ đây là hai câu thơ hay nhất trong sự tìm tòikhám phá của Hữu 
Thỉnh trong khoảnh khắc giao mùa. Nó giống như một bức tranh thu vĩnh 
hằng tạc bằng ngôn ngữ.
=> Dòng sông, cánh chim, đám mây đều được nhân hóa khiếncho bức 
tranh thu trở nên hữu tình, chứa chan thi vị.
=> Cả ba hình ảnh trên là tín hiệu của mùa thu sang cònvương lại một 
chút gì của cuối hạ. Nhà thơ đã mở rộng tầm quan sát lên chiềucao (chim), 
chiều rộng (mây) và chiều dài (dòng sông). Phải chăng có sợi tơ duyên 
đồng cảm giữa con người với thiên nhiên đang vào thu.
=> Qua cách cảm nhận ấy, ta thấy Hữu Thỉnh có một hồn thơnhạy cảm, 
yêu thiên nhiên tha thiết, một trí tưởng tượng bay bổng.
3. Những suy tư, chiêm nghiệm của nhà thơ:
- Nếu ở hai khổ thơ đầu của bài thơ, dấu hiệu mùa thu đã khárõ ràng 
trong không gian và thời gian,sang khổ cuối vẫn theo dòng cảm xúc ấy, 
tác giả bộc lộ suy ngẫm của mình về con người, về cuộc đời: + “Sấm” là những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộcđời.
+ “Hàng cây đứng tuổi” chỉ những con người đứng tuổi từngtrải.
=> Giọng thơ trầm hẳn xuống, câu thơ không đơn thuần chỉlà giọng kể, là 
sự cảm nhận mà còn là sự suy nghĩ, chiêm nghiệm về đời người. Nhìn 
cảnh vật biến chuyển khi thu mới bắt đầu, Hữu Thỉnh nghĩ đến cuộc đời 
khiđã “đứng tuổi”. Phải chăng, mùa thu đời người là sự khép lại của 
những thángngày sôi nổi với những bất thường của tuổi trẻ và mở ra một 
mùa thu mới, mộtkhông gian mới, yên tĩnh, trầm lắng, bình tâm, chín 
chắntrước những chấn động của cuộc đời.
=> Vậy là “Sang thu” đâu chỉ là sự chuyển giao của đấttrời mà còn là sự 
chuyển giao cuộc đời mỗi con người. Hữu Thỉnh rất đỗi tinh tế, nhạy bén 
trong cảm nhận và liên tưởng. Chính vì vậy những vần thơ của ôngcó sức 
lay động lòng người mãnh liệt hơn.
III. Tổng kết:
- Bằng hình ảnh thơ tự nhiên, không trau chuốt mà giàu sứcgợi cảm.
- Thể thơ năm chữ.
- Hữu Thỉnh đã thể hiện một cách đặc sắc những cảm nhận tinhtế để tạo 
ra một bức tranh chuyển giao từ cuối hạ sang thu nhẹ nhàng, êm dịu,trong 
sáng nên thơở vùng đông bằng Bắc Bộ của đất nước.
- Bài thơ của Hữu Thỉnh đánh thức tình cảm của mỗi người vềtình yêu 
quê hương đất nước và suy ngẫm về cuộc đời. 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_on_tap_ngu_van_lop_9_van_ban_sang_thu.docx