Giáo án ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 26+27
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 26+27", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 26+27
Tuần 26 1. Mùa xuân nho nhỏ; 2. Viếng lăng Bác; 3. Nghị luân về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích); 4. Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích); 5. Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC - Cảm nhận được cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ của nhà thơ muốn được dâng hiến cho cuộc đời trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Phân tích những đặc sắc trong hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài thơ. - Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng thiết tha, thành kính của tác giả từ miền Nam vừa được giả phóng ra viếng lăng Bác Hồ trong bài thơ “Viếng lăng Bác”. Nắm được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ về giọng điệu, hình ảnh và ngôn ngữ. - Hiểu rõ yêu cầu đối với một bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), biết cách làm bài văn đúng với yêu cầu đó. B. NỘI DUNG GHI BÀI I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH 1. TÁC GIẢ: - Thanh Hải (1930-1980) tại Thừa – Thiên Huế 2. TÁC PHẨM - Hoàn cảnh sáng tác: Được viết trước khi nhà thơ qua đời. - Bố cục: 4 phần. II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN 3.SUY NGẪM VÀ ƯỚC NGUYỆN CỦA NHÀ THƠ - Đại từ nhân xưng - Điệp từ :Ta : thể hiện một ước nguyện chân thành, thiết tha - Hình ảnh: Con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến: Hình ảnh đẹp, giản dị - Hỉnh ảnh ẩn dụ: Một mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường - Tính từ :Lặng lẽ - Điệp ngữ :Dù là - Hoán dụ Tuổi hai mươi (Tuổi trẻ) – Tóc bạc ( tuổi già) => Khát vọng chân thành, tha thiết nhưng rất đỗi khiêm nhường của tác giả: Muốn dâng hiến cho đời những gì đẹp nhất dù là khi còn trẻ hay khi đã giả => Lối sống đẹp 4.LỜI NGỢI CA QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC QUA ĐIỆU DÂN CA XỨ HUẾ - Khúc hát dân ca xứ Huế: Nam Ai, Nam Bình - Điệp ngữ: Nước non nghìn dặm => Kết thúc bằng một âm điệu mênh mang, tha thiết, biểu lộ niềm tin yêu của tác giả vào cuộc đời, vào đất nước qua những giá trị bền vững. III. TỔNG KẾT: GHI NHỚ/ SGK T 58 IV.LUYỆN TẬP Giải thích ý nghĩa nhanđề bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” 3. Tâm trạng của nhà thơ khi rời xa lăng - Thương trào nước mắt: cách nói của người Nam bộ : Niềm xúc động trào dâng, xót thương không muốn rời xa. - Điệp ngữ: Muốn làm + Hình ảnh: Con chim, đóa hoa, cây tre: ước nguyện chân thành của nhà thơ . => Tâm trạng lưu luyến, tình cảm thành kính, thiêng liêng của 1 người con miền Nam đối với Bác- Người cha già kính yêu của dân tộc. III. TỔNG KẾT: GHI NHỚ - SGK T 60 I. Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) 1. Ví dụ văn bản Sgk T61 - Vấn đề nghị luận: Những phẩm chất, đức tính đẹp đẽ, đáng yêu của nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trong truyện : Lặng lẽ Sa Pa. - Các câu văn chứa luận điểm - Bố cục bài víêt rõ ràng: + Mở bài : Nêu vấn đề Giới thiệu nhân vật và vẻ đẹp của nhân vật. + Thân bài: Trình bày từng vẻ đẹp ở nhân vật bằng những luận điểm, luận cứ rõ ràng xác đáng lấy từ chi tiết trong tác phẩm... + Kết bài: Nâng cao vấn đề nghị luận. Với truyện ngắn này phải chăng... 2.Kết luận Ghi nhớ/ SGK T 63 II.Luyện tập Làm bài tập trang 63 phần luyện tập 1. Sang thu; 2. Nói với con; 3. Nghĩa tường minh và hàm ý; 4. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ; 5. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. A.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC - Phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. - Hiểu và cảm nhận được những điều mà nhà thơ Y Phương muốn bày tỏ ở bài thơ Nói với con ( tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tinh yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình) và thấy được cách bày tỏ mang đậm cách nói của người Tày ở Cao Bằng. - Phân biệt được nghĩa tường minh và hàm ý - Hiểu rõ các yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ; nắm vững cách làm bái văn đáp ứng tốt các yêu cầu ấy B.NỘI DUNG GHI BÀI I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH 1. TÁC GIẢ: - Hữu Thỉnh 2. TÁC PHẨM - Bố cục: 3 phần. II.ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN 1. Cảm xúc của nhà thơ trước khoảnh khắc giao mùa -Các giác quan: khiếu giác, thị giác, xúc giác, thính giác 1. TÁC GIẢ: - Y Phương – người dân tộc Tày 2. TÁC PHẨM - Bố cục: 2 phần. II.ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN 1. Lời người cha nói với con. - Con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ: một bước, hai bước, tiếng nói tiếng cười ->Cách nói của người dân tộc Tày, hình ảnh gia đình hạnh phúc - Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động và nghĩa tình của quê hương. + Người đồng mình: người quê mình: tiếng gọi thiết tha + Động từ :đan, cài: Cuộc sống lao động cần cù, sự gắn bó, quấn quýt + Rừng cho hoa con đường cho những tấm lòng.: thiên nhiên che chở, nuôi dưỡng con người về tâm hồn và lối sống. => Con lớn lên còn nhờ vào sự che chở đùm bọc của núi rừng quê hương. => Con lớn lên trong tình yêu của cha mẹ và quê hương- con phải biết đến cội nguồn. 2.Những đức tính quý của người đồng mình và mơ ước của người cha về con. - Người đồng mình yêu lắm: sự đồng cảm, sẻ chia - Người đồng giàu ý chí vươn lên + Cách diễn đạt độc đáo: Cao đo nỗi buồn - Xa nuôi chí lớn: khát vọng xây dựng quê hương, hun đúc nên ý chí của người đồng - Người đồng sống nghĩa tình, chung thủy với quê hương: + Hình ảnh gần gũi với người miền núi :Đá gập ghềnh, thung nghèo đói + Thành ngữ: Lên thác xuống ghềnh: Gợi cuộc sống còn nhiều gian khổ, khó khăn + Điệp ngữ: Sống không chê + Biện pháp so sánh: Sống như sông, như suối: sống khoáng đạt, nghĩa tình, chung thủy với quê hương => Cha mong muốn con sống có nghĩa tình, thủy chung với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình. - Người đồng sống giản dị, mộc mạc nhưng không nhỏ bé về tâm hồn: + Phép đối: thô sơ da thịt>< không mấy ai nhỏ bé: + Hình ảnh: Tự đục đá kê cao quê hương => Ca ngợi những con người lao động cần cù, nhẫn nại bằng đôi bàn tay lao động của mình đã làm nên quê hương với truyền thống và phong tục tốt đẹp 1.Văn bản: Khát vọng hòa nhập và dâng hiến cho đời -Bài văn nghị luận về: hình ảnh mùa xuân và cảm xúc của Thanh Hải trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. -Tác giả nêu ra 3 luận điểm + Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa trong đó hình ảnh nào cũng thật gợi cảm, thật đáng yêu. +Hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên, đất nước trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ. +Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng hòa nhập, dâng hiến được nối kết tự nhiên với hình ảnh mùa xuân thiên nhiên, đất nước. - Bố cục: 3 phần 2. Ghi nhớ SGK/78 II. Luyện tập. Tìm thêm một vài luận điểm khác nữa trong bài thơ mùa xuân nho nhỏ ngoài những luận điểm mà tác giả bài viết “Khát vọng hòa nhập và dâng hiến cho đời” đã nêu. I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ 1. Đọc các đề bài trong SGK T79/80 2. Nhận xét - Các đề bài có cấu tạo khác nhau. + Có đề bài không kèm theo lệnh cụ thể: đề 4, 7.., mà chỉ có yêu cầu ngầm. + Có đề bài kèm theo mệnh lệnh cụ thể như các đề còn lại. II. Cách làm bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. 1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ , bài thơ * Đề bài :Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh. a.Tìm hiểu đề, tìm ý b. Lập dàn ý c. Viết bài d. đọc bài và sửa lỗi Xem trong SKG T 80-81 2. Cách tổ chức, triển khai luận điểm. a. Bài văn: Quê hương trong tình thương nỗi nhớ. - Bố cục: + Mở bài: Nhận xét khái quát về quê hương, cảm xúc...
File đính kèm:
- giao_an_on_tap_ngu_van_lop_9_tuan_2627.doc