Giáo án ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 30+31

doc 9 Trang tailieuthcs 80
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 30+31", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 30+31

Giáo án ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 30+31
 Tuần 30
 1. Kiểm tra bài viết số 7
 2. Ôn tập Tiếng Việt lớp 9;
 3. Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
-Kiểm tra kĩ năng làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ..
- Thông qua các tài liệu ngôn ngữ thực tế, học sinh hệ thống hóa lại các vấn đề đã học 
trong học kì II. Về khởi ngữ và các thành phần biệt lập. Liên kết câu và liên kết đoạn văn, 
Nghĩa tường minh và hàm ý
 Học sinh biết cách trình bày một vấn đề nghị luận trước tập thể lớp một cách mạch lạc, 
hấp dẫn những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.
 - Luyện tập cách lập ý, lập dàn bài và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn 
thơ , bài thơ
 B. NỘI DUNG GHI BÀI
 Câu 1 (4 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
 “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con 
 đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là 
 việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến gia đoạn hôm nay đều là thành quả 
 của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các 
 thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. 
 Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là 
 những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại.”
 (Trích “Bàn luận về đọc sách”, Chu Quang Tiềm, Ngữ văn 9, tập 2) I. Củng cố kiến thức
 1. Khởi ngữ
 2. Các thành phần biệt lập
 Các thành 
 phần biệt 
 lập
 Tình thái Cảm thán Gọi - đáp Phụ chú
3.Liên kết câu và liên kết đoạn văn
 Các phép liên 
 kết câu và liên 
 kết đoạn văn
 Đồng nghĩa, trái 
 nghĩa và liên 
 Lặp từ ngữ Phép thế Phép nối 
 tưởng
 4. Nghĩa tường minh và hàm ý
II.Luyện tập
 Học sinh làm toàn bộ bài tập từ trang 109 đến trang 111 Tuần 31
 1. Những ngôi sao xa xôi;
 2. Chương trình địa phương (phần Tập làm văn);
 3. Biên bản
 A.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
- Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc 
 sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ 
 thanh niên xung phong trong truyện. Thấy được nét đặc sắc trong cách miêu tả 
 nhân vật ( đặc biệt là miêu tả tâm lí, ngôn ngữ) và nghệ thuật kể chuyện của tác 
 giả.
- Học sinh tập suy nghĩ về 1 hiện tượng thực tế ở địa phương.Viết một bài văn trình 
 bày vấn đề đó với suy nghĩ kiến nghị của mình dưới các hình thức thích hợp: tự 
 sự, miêu tả, nghị luận, thuýêt minh.Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề 
 tư tưởng, đạo lý
 B. NỘI DUNG GHI BÀI
 I. TÌM HIỂU CHUNG - Tinh thần đồng đội gắn bó sâu sắc: hiểu được tính cách, sở thích của nhau, chăm sóc 
 nhau chu đáo.
 - Tâm hồn trong sáng, lạc quan, yêu đời: là những cô gái dễ xúc cảm, nhiều ước mơ, hay 
 mơ mộng, dễ vui và cũng dễ trầm tư. 
 - Họ cũng thích làm đẹp cho cuộc sống của mình
=> Thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ hồn nhiên, dũng cảm, có tinh thần đồng đội.
3. Nhân vật Phương Định
 a. Phương Định là cô gái có tâm hồn trong sáng:
 * Nhạy cảm, mơ mộng:
 - Là cô gái trẻ người Hà Nội, từng có một thời học sinh hồn nhiên vô tư.
 - Nhạy cảm, thường quan tâm đến hình thức (tự đánh giá mìnhlà một cô gái khá...); biết 
 mình được nhiều người để ý, thấy tự hào nhưng khôngvồn vã mà tỏ ra kín đáo, tưởng 
 như kiêu kì.
 * Hồn nhiên, yêu đời:
 - Thích hát, thuộc rất nhiều bài hát (từ bài hành khúc bộđội đến...), thậm chí bịa ra lời 
 mà hát.
 - Dưới cơn mưa đá, cô “vui thích cuống cuồng”, say sưa tậnhưởng cơn mưa hồn nhiên 
 như chưa hề nghe thấy tiếng bom rơi đạn nổ.
b. Tinh thần dũng cảm:được miêu tả cụ thể trong một lần phá bom
 - Cảm thấy có ánh mắt dõi theo mình không sợ nữa, đàng hoàng bước tới.
 - Luôn kề sát với cái chết: thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom, một tiếng động 
 sắc gai người, cứa vào da thịt, rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm.
 - Tiếp cảm giác căng thẳng, chờ đợi tiếng bom nổ, lo lắng mìn có nổ không , bom có nổ 
 không , nếu không nổ thì làm sao châm ngòi lần thứ hai, cô hiểu rằng lần sau sẽ nguy 
 hiểm hơn rất nhiều.
 → Miêu tả cụ thểieeuinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ dù chỉ là thoáng qua -> Mặc dù rất 
 quen với công việc này nhưng mỗi lần phá bom là một lần thử thách với căng thẳng thần 
 kinh cho đến từng cảm giác-> rất cần sự sự bình tĩnh, gan dạ ,kiên trì ,dũng cảm 1.Trình bày trong nhóm.
2.Trình bày trước lớp
 I. ĐẶC ĐIỂM CỦA BIÊN BẢN
 1. Ví dụ
 - Văn bản 1: Biên bản sinh hoạt chi đội.
 - Văn bản 2: Biên bản trả lại giấy tờ, tang vật...
 2. Nhận xét
-Nội dung:
+ Có số liệu, sự kiện chính xác, cụ thể ( nếu có giấy tờ, tang vật phải đính kèm theo...)
+Ghi chép phải trung thực, đầy đủ không suy diễn chủ quan.
+Thủ tục phải chặt chẽ ( ghi rõ thời gian địa điểm cụ thể)
+Lời văn ngắn gọn, chính xác, chỉ có một cách hiểu, tránh mập mờ tối nghĩa.
-Hình thức:
+ Phải viết đúng mẫu quy định.
+ Không trang trí các họa tiết, tranh ảnh minh họa ngoài nội dung của biên bản.
- Đặc điểm của biên bản.
-Biên bản ghi chép trung thực đầy đủ, chính xác sự việc đã đang xảy ra.
-Người ghi biên bản chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản.
-Biên bản được viết theo mẫu, quy ước có sẵn.
- Tùy vào nội dung của sự việc mà có nhiều loại biên bản: Biên bản hội nghị, biên bản sự 
vụ...
II. CÁCH VIẾT BIÊN BẢN
Xem Ghi nhớ: SGK / T126
III.LUYỆN TẬP.
 C.PHẦN BÀI TẬP
 HỌC SINH HOÀN TẤT CÁC BÀI TẬP ĐƯỢC YÊU CẦU TRONG 
 PHẦN LUYỆN TẬP Ở MỖI BÀI

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tuan_3031.doc