Giáo án ôn tập Sinh học 9 - Tuần 22
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập Sinh học 9 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án ôn tập Sinh học 9 - Tuần 22
HƯỚNG DẪN NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 TUẦN 22 TIẾT 43. Bài 41: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁCNHÂN TỐ SINH THÁI I/Môi trường sống của sinh vật - Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật. - Có 4 loại môi trường chủ yếu: Môi trường nước,môi trường trong đất, môi trường trên mặt đất- không khí(môi trường trên cạn) và môi trường sinh vật. II/Các nhân tố sinh thái của môi trường - Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật - Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm: nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh. Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm nhân tố sinh thái con người và nhân tố sinh thái các sinh vật khác. Nhân tố hữu sinh Nhân tố vô sinh Nhân tố con người Nhân tố các sinh vật khác - Ánh sáng - Trồng cây - Sinh vật kí sinh - Nhiệt độ - Tưới nước - Sinh vật ăn thịt - Độ ẩm - Cày xới - Nấm - Đất - Săn bắn - Thực vật... - Xác sinh vật chết - Chặt tỉa cây... (lá khô, động vật chết,..)..... III/ Giới hạn sinh thái - Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.Ví dụ: Cá rô phi sống ở nhiệt độ từ 5 – 42 0C, phát triển mạnh nhất ở 30 0C, vượt qua khỏi giới hạn trên cá sẽ chết. Hình 41.2 . Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam + Nhóm cây ưa bóng: gồm những cây sống nơi ánh sáng yếu, dưới tán cây khác. * Mở rộng: - Cây lá lốt lá xếp ngang nhận nhiều ánh sáng, cây lúa lá xếp nghiêng tránh tia nắng chiếu thẳng góc Giúp thực vật thích nghi với môi trường - Hiện tượng tỉa cành tự nhiên: + Các cây sống trong rừng có thân cao, thẳng, cành tập trung ở ngọn, các cành dưới sớm bị rụng (vì thiếu ánh sáng để quang hợp). * Liên hệ: Trong nông nghiệp người nông dân đã ứng dụng điều này vào sản xuất: Trồng xen kẽ cây tăng năng suất và tiết kiệm đất. Ví dụ : trồng đậu dưới cây ngô. - Trồng cây lấy gỗ: mật độ dày. Thường tỉa cành phía dưới. - Trồng cây ăn quả: ngắt ngọn để cây phát triển nhiều cành, chồi nụ, chồi hoa. II/Ánh sáng ảnh hưởng lên đời sống động vật - Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian - Ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật - Nhóm động vật ưa sáng: những động vật hoạt động ban ngày:... - Nhóm động vật ưa tối : những động vật hoạt động về ban đêm, sống trong hang, hốc đất:... * Mở rộng: - Ánh sáng và nhiệt độ thay đổi có tính chu kì: + Chu kì ngày, đêm => sinh vật hoạt động theo chu kì ngày, đêm: Ví dụ : Gà thường đẻ trứng vào ban ngày. Vịt đẻ trứng ban đêm. + Chu kì mùa => sinh vật hoạt động theo chu kì mùa: Ví dụ: Cuối mùa xuân, đầu mùa hè ếch, nhái sinh sản( sinh vật biến nhiệt hoạt động mạnh). * Liên hệ: Trong chăn nuôi người ta có biện pháp kĩ thuật để tăng năng suất: Chiếu sáng để cá đẻ, tạo ngày nhân tạo để gà đẻ nhiều trứng. BÀI TẬP 1: Trình bày đặc điểm để phân chia các nhóm thực vật dựa vào khả năng thích nghi của chúng với điều kiện chiếu sáng. Mỗi nhóm lấy một ví dụ minh họa. BÀI TẬP 2. a, Dựa vào các loại cây sau đây: lúa, đậu, lá lốt, phi lao, bồ đề, phong lan. Hãy sắp xếp các cây trên vào nhóm cây ưa sáng, ưa bóng. b, Dựa vào các động vật sau đây: chồn, sói, con ong, cáo, họa mi, gà, rắn mai gầm, voi, ngựa vằn. Hãy sắp xếp các động vật trên vào nhóm động vật ưa sáng, ưa tối. HƯỚNG DẪN NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 TUẦN 23 TIẾT 45. Bài 43: ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ - ĐỘ ẨM I/Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật. Cho biết các loài sinh vật sau: cỏ lạc đà, cây hoa súng, giun, khỉ, muỗi, xương rồng, cây thông, chuột thảo nguyên, ốc sên, đà điểu, ếch nhái, gián. Em hãy xếp các sinh vật này vào nhóm sinh vật ưa ẩm, ưa khô. BÀI TẬP 3.Động vật hằng nhiệt và động vật biến nhiệt, nhóm nào có khả năng chống chịu với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường tốt hơn? Vì sao? Tiết 46. Bài 44: ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINHVẬT I/Quan hệ cùng loài - Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên quan với nhau hình thành nên nhóm các thể. - Các sinh vật cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các nhóm cá thể. Tuy nhiên khi gặp điều kiện bất lợi các cá thể cùng loài cạnh tranh nhau dẫn tới một số cá thể tách ra khỏi nhóm. - Trong tự nhiên thường không có sinh vật nào sống tách biệt với các sinh vật khác. II/Quan hệ khác loài: bảng 44/ SGK trang 132. Các sinh vật khác loài có mối quan hệ hỗ trợ và đối địch. - Hỗ trợ:+ Cộng sinh: Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật. Ví dụ: Ở địa y: sợi nấm hút nước, muối khoáng cung cấp cho tảo, tảo hấp thụ nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp các chất hữu cơ cho nấm và tảo. + Hội sinh: Sự hợp tác giữa 2 loài SV, trong đó 1 bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không có hại. Ví dụ: Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa. - Đối địch:+ Cạnh tranh: Các SV khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau.Ví dụ: Trên 1 cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm. + Kí sinh, nửa kí sinh: SV sống nhờ trên cơ thể của SV khác, lấy các chất dinh dưỡng, máutừ sinh vật đó. Ví dụ: Giun đũa sống trong ruột người. + SV ăn SV khác: Động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật, thực vật bắt sâu bọ...Ví dụ: Hươu, nai, hổ cùng sống chung 1 cánh rừng. Số lượng hươu, nai bị khống chế bởi số lượng hổ. * Mở rộng: Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loàilà quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ có lợi (hoặc ít nhất không có hại) cho tất cả các sinh vật.Quan hệ đối địch là mối quan hệ trong đó một bên sinh vật có lợi còn bên kia bị hại hoặc cả hai bên cùng bị hại. ( SV: sinh vật) BÀI TẬP 1: Quan sát các hiện tượng sau: a, Các cây phi lao mọc ở ven biển; b: Các con chó sói tranh giành thức ăn; c: các cây xương rồng mọc thành bụi ở sa mạc; d: Số lượng sâu ăn lá giảm sút khi thiếu hụt thức ăn. Trong quan hệ cùng loài ở trên, quan hệ nào thuộc loại hỗ trợ và quan hệ nào là đấu tranh? BÀI TẬP 2: Hãy sắp xếp các hiện tượng sau vào các mối quan hệ sinh thái cho phù hợp: 1, Chim ăn sâu; 2, dây tơ hồng bám trên bụi cây; 3, Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần rễ cây họ đậu; 4, giun kí sinh trong ruột của động vật và người; 5, Sâu bọ sống nhờ trong tổ
File đính kèm:
- giao_an_on_tap_sinh_hoc_9_tuan_22.docx