Giáo án ôn tập Sinh học Lớp 8 - Bài 56 đến 59

pdf 8 Trang tailieuthcs 76
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập Sinh học Lớp 8 - Bài 56 đến 59", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án ôn tập Sinh học Lớp 8 - Bài 56 đến 59

Giáo án ôn tập Sinh học Lớp 8 - Bài 56 đến 59
 BÀI 56: TUYẾN YÊN, TUYẾN GIÁP 
I. TUYẾN YÊN 
1. Đặc điểm 
- Vị trí, hình dạng: Có hình nhỏ như hạt đậu trắng nằm ở nền sọ, có liên quan đến 
vùng dưới đồi 
- Cấu tạo: gồm 3 thùy là thùy trước, thùy giữa (chỉ phát triển ở trẻ em) và thùy 
sau. 
- Vai trò: Tuyến yên là một tuyến quan trọng nhất tiết các hoocmon kích thích 
hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác. Đồng thời tiết ra các hoocmon ảnh hưởng 
đến sự tang trưởng, trao đổi glucozo, các chất khoáng, trao đổi nước và co thắt 
các cơ trơn ( tử cung). 
2. Các hoocmon tuyến yên và tác dụng của chúng. 
Bảng 56 -1 SGK trang 176 
II. TUYẾN GIÁP 
- Vị trí: nằm trước sụn giáp của thanh quản, nặng 20 – 25 g. 
- Hoocmôn là tirôxin có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi vật chất và 
năng lượng của cơ thể. Cùng với tuyến cận giáp tham gia điều hòa trao đổi 
canxi và phốt pho trong máu. 
II. Tuyến trên thận 
- Vị trí: gồm một đôi nằm trên đỉnh hai quả thận 
- Cấu tạo: 
+ Phần vỏ gồm 3 lớp: lớp cầu, lớp sợi, lớp lưới 
+ Phần tủy 
- Chức năng: 
+ Phần vỏ: tiết ra các hoocmôn có tác dụng điều hòa muối natri, kali trong máu, 
điều hòa đường huyết, làm thay đổi đặc tính sinh dục nam. 
+ Phần tủy: tiết ra ađrênalin và noađrênalin điều hòa hoạt động tim mạch và hô 
hấp (gây tăng nhịp tim, co mạch, tăng nhịp hô hấp, dãn phế quản) và cùng với 
glucagon điều hòa đường lượng đường trong máu. 
 + Hậu quả: dễ bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến 
mạch máu não gây bại liệt hoặc tử vong. 
+ Bệnh hạ đường huyết: hàm lượng đường trong máu giảm do tế bào → không 
tiết hoocmôn glucagon. 
3. Chức năng của các hoocmôn tuyến trên thận 
* Hoocmôn vỏ tuyến 
+ Lớp ngoài (lớp cầu): tiết hoocmôn điều hòa các muối natri, kali trong máu 
+ Lớp giữa (lớp sợi): tiết hoocmôn điều hòa lượng đường huyết (tạo glucose từ 
protein và lipit) 
+ Lớp trong (lớp lưới): tiết các hoocmôn điều hòa sinh dục nam, gây những biến 
đổi đặc tính sinh dục ở nam 
* Hoocmôn tủy tuyến 
+ Có cùng nguồn gốc với thần kinh giao cảm. 
+ Tiết 2 loại hoocmôn là: adrenalin và noradrenalin: gây tăng nhịp tim, co mạch, 
tăng nhịp hô hấp, dãn phế quản và góp phần điều chỉnh lượng glucagon điều chỉnh 
lượng đường huyết khi bị hạ đường huyết 
- 1 số bệnh liên quan đến tuyến thượng thận 
+ Bệnh suy vỏ thượng thận kinh diễn: bệnh Addison 
+ Bệnh cường vỏ thận loại chuyển hỏa: bệnh Cushing 
+ Bệnh cường vỏ thận tiên phát: bệnh Conn 
+ Bệnh cường kích tố dục nam 
+ Bệnh cường tủy thận: Bệnh Pheocromoxytom 
 BÀI 59: SỰ ĐIỀU HÒA VÀ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TUYẾN 
 NỘI TIẾT 
I. ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TUYẾN NỘI TIẾT 
1. Liên hệ giữa các tuyến nội tiết trong cơ thể 
- Tuyến yên tiết các hoocmôn điều khiển hoạt động của các tuyến nội tiết. Ngược 
lại, các tuyến nội tiết cũng tiết hoocmôn chi phối hoạt động của tuyến yên (kích 
thích hoặc kìm hãm). Đó là cơ chế điều hòa của các tuyến nội tiết nhờ các thông 
tin ngược. 
II. SỰ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TUYẾN NỘI TIẾT 
- Sự hoạt động của các tuyến nội tiết có tác dụng duy trì tính ổn định của môi 
trường trong, đảm bảo các quá trình sinh lí trong cơ thể diễn ra bình thừơng. 
- Sau các hoạt động đói kéo dài đường huyết giảm: TB α của đảo tuỵ hoạt động 
tiết glucagôn biến glicôzen thành glucôzơ mà còn có sự phối hợp của hai tuyến 
trên thận tiết coóctirôn chuyển hoá lipít và prôtêin thành glucôzơ làm tăng 
đường huyết. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_on_tap_sinh_hoc_lop_8_bai_56_den_59.pdf