Giáo án theo chủ đề Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề 1+2

docx 12 Trang tailieuthcs 99
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án theo chủ đề Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề 1+2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án theo chủ đề Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề 1+2

Giáo án theo chủ đề Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề 1+2
 NGỮ VĂN 9
 CHỦ ĐỀ 1: 
 “HÌNH ẢNH NGƯỜI LÍNH TRONG VĂN HỌC HIỆN ĐẠI” 
 NGỮ VĂN 9 
 (Thời gian học từ 23/3 đến 28/3)
*Các tác phẩm thuộc chủ đề: 
1/Đồng chí (Chính Hữu) 
2/Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)
3/Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)
4/Ánh Trăng (Nguyễn Duy)
*Yêu cầu để học tốt chủ đề: 
- Biết được hoàn cảnh lịch sử liên quan đến tác phẩm.
- Nắm kĩ nội dung, nghệ thuật.
- Đối với tác phẩm đã học: 
 +Đọc lại kĩ tác phẩm, thuộc thơ. 
 +Nắm thật kĩ các kiến thức của các tác phẩm đã học thuộc chủ đề. 
 + Tham khảo thêm tài liệu liên quan 
- Đối với tác phẩm chưa học thuộc chủ đề: 
 +Đọc kĩ tác phẩm, thuộc thơ. 
 +Tìm hiểu những điểm cần lưu ý về tác giả, tác phẩm ở phần chú thích ở sgk. (Gạch dưới vào 
sgk)
 + Thực hiện các câu hỏi phần Đọc – Hiểu ở sgk (Trả lời vào vở bài soạn). 
 + Xem kĩ ghi nhớ ở sgk.
 + Tham khảo thêm tài liệu liên quan 
1/Hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí”
- Đồng chí là sáng tác của nhà thơ Chính Hữu viết vào năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng 
chiến chống Pháp.
- Chân dung người lính hiện lên chân thực, giản dị với tình đồng chí cao đẹp.
*Hình ảnh người lính hiện lên một cách chân thực, cảm động:
 - Họ là người nông dân áo vải, từ những vùng quê nghèo khó “nước mặn đồng chua”, “đất cày 
lên sỏi đá”... vào cuộc chiến đấu gian khổ.
 - Chấp nhận cuộc sống quân ngũ đầy thiếu thốn: “áo rách vai”, “quần có vài mảnh vá”, “chân 
không giày”; gian khổ: “cười buốt giá” “sốt run người”...
 *Hình ảnh người lính với vẻ đẹp tình cảm, tâm hồn:
 - Lí tưởng chung đã khiến họ từ mọi phương trời xa lạ tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội 
cách mạng và trở nên thân quen gắn bó: “Súng bên súng đầu sát bên đầu”
 - Mục đích: Tất cả vì tổ quốc mà hi sinh Họ gửi lại quê hương tất cả:“Gian nhà không mặc 
kệ gió lung lay”.
 - Tình đồng chí :
 + Được nảy sinh từ nhiều điểm chung: (Cảnh ngộ, lí tưởng, nhiệm vụ) để rồi thành mối 
tình tri kỉ: Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Tình cảm ấy phát triển thành tình Đồng chí.
 + Tình đồng chí giúp người lính vượt lên mọi khó khăn gian khổ: + Họ là chủ nhân của những chiếc xe không kính độc đáo
 + Họ với tư thế hiên ngang “nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” vượt qua mọi khó khăn thiếu 
thốn về vật chất
 + Họ phải đối mặt với hiểm nguy “gió vào xoa mắt đắng”, “đột ngột cánh chim”...
 + Hiện thực khốc liệt nhưng người lính cảm nhận và thể hiện bằng sự ngang tàng, trẻ trung, 
lãng mạn
- Họ tự tin, hiên ngang đối diện với gian khói lửa chiến tranh
- Giọng nói ngang tàng, bất chấp hiểm nguy thể hiện rõ trong cấu trúc” không có... ừ thì”cứng 
cỏi, biến khó khăn thành điều thú vị
→ Khó khăn, nguy hiểm, thiếu thốn không làm nhụt chí người lính lái xe Trường Sơn. Ngược 
lại, ở họ là bản lĩnh, nghị lực phi thường hơn.
b, Tâm hồn sôi nổi của tuổi trẻ, của tình đồng chí, đồng đội sâu sắc
- Những người lính lái xe hóm hỉnh, tươi vui "chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc/ Nhìn 
nhau mặt lấm cười ha ha”
- Họ hồn nhiên, tếu táo và ấm áp trong tình đồng đội, đồng chí. Tình đồng đội thắm thiết, thiêng 
liêng là sợi dây vô hình nối kết mọi người trong hoàn cảnh hiểm nguy, kề cận cái chết
- Chiến tranh có khốc liệt thì những người lính lái xe vẫn đoàn kết hợp nhất thành “tiểu đội xe 
không kính” cùng nhau chiến đấu.
- Điệp từ “lại đi” khẳng định đoàn xe sẽ không ngừng tiến tới đi tiếp con đường gian khổ phía 
trước.
c, Ý chí chiến đấu vì miền Nam, thống nhất đất nước
- Bài thơ khép lại với bốn câu thơ thể hiện ý chí sắt đá của những người lính
- Miền Nam chính là động lực mạnh mẽ nhất, sâu xa nhất tạo nên sức mạnh phi thường của 
người lính cách mạng
- Với biện pháp liệt kê, điệp từ “không có” diễn tả mức độ khốc liệt ngàng càng tăng của chiến 
trường
- Đối lập với những cái “không có” chỉ cần “có một trái tim” đã làm nổi bật sức mạnh, ý chí 
ngoan cường của người lính lái xe.
- Hình ảnh trái tim là một hoán dụ nghệ thuật đẹp đẽ và đầy sáng tạo, khẳng định phẩm chất cao 
quý của các chiến sĩ lái xe trên đường ra tiền tuyến lớn. Các anh xứng đáng với truyền thống 
anh hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam; tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước của thế hệ thời 
đánh Mĩ.
* Bài thơ về Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật là tác phẩm đậm chất trữ tình cách 
mạng. Nhà thơ đã khắc hoạ hình ảnh các chiến sĩ lái xe Trường Sơn bằng tình cảm mến yêu và 
cảm phục chân thành.
- Vẻ đẹp của người lính lái xe và hình tượng những chiếc xe không kính trong bom đạn khốc 
liệt nói lên phẩm chất cao đẹp của thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mỹ.
Bài thơ kết hợp thể thơ bảy chữ và tám chữ, có chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở 
chiến trường, sáng tạo được những hình ảnh độc đáo, ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu 
ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn. Bài thơ còn sử dụng các biên pháp tu từ như điệp ngữ, hoán dụ giúp 
các hình ảnh thơ giàu tính liên tưởng, hấp dẫn.
3/ Hinh ảnh những nữ thanh niên xung phong trong “ Những ngôi sao xa xôi”
Lê Minh Khuê là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn. Trong những năm chiến tranh, truyện của 
Lê Minh Khuê viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn. Sau năm – Câu văn ngắn, nhịp điệu dồn dập, gợi không khí chiến trường.
 4/ Người lính trở về sau chiến tranh với với những trăn trở, suy tư về lối sống ân tình 
 thủy chung với quá khứ trong bài thơ “Ánh trăng”
 Nguyễn Duy là một trong những nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ. Sau 1975, những 
 sáng tác của ông càng trở nên sâu sắc, đa nghĩa, thể hiện sự đa diện của cuộc sống.
 + Bài thơ nói tới hình ảnh quen thuộc trong thi ca, nhưng với một hơi thở hiện đại, mang 
 nhiều suy tư, ý nghĩa ánh trăng trở nên khác biệt.
 a, Con người trong quá khứ hòa mình với thiên nhiên, vầng trăng là tri kỉ
 - Kí ức tuổi trẻ sống chan hòa với thiên nhiên, sống chân chất giản dị:
 + Lúc còn nhỏ: “sống với đồng”, “với sông”, “với bể”.
 + Trong thời chiến tranh: ở rừng, cuộc sống khó khăn thiếu thốn, tuy vất vả nhưng vẫn đầy 
 nét thơ mộng vì có trăng làm tri kỷ.
 ⇒ thiên nhiên nuôi dưỡng tâm hồn con người trở nên thơ ngây, trong trẻo: “trần trụi”, “hồn 
 nhiên” không đắn đo suy nghĩ, không toan tính thiệt hơn. Trong khó khăn con người sống đùm 
 bọc nhau, che chở cho nhau như rừng như núi che chở cho quân dân khỏi kẻ thù.
 + Hình ảnh trăng lúc đó là vầng trăng “tình nghĩa”, vầng trăng bầu bạn, vầng trăng hi vọng: 
 theo chân con người trong những buổi hành quân, soi sáng con đường những đêm tối, đem lại 
 cảm giác bình yên, an ủi như người thân.
 b, Con người ở hiện tại lãng quên quá khứ
 - Hoàn cảnh hiện tại: ở thành phố đầy đủ tiện nghi với “ánh điện cửa gương”, nhà cao tầng.
 - Vị trí của trăng hiện tại: “Như người dưng qua đường”, trở nên nhỏ bé, xa lạ.
 ⇒ Thủ pháp nghệ thuật đối lập giữa hai khổ thơ đầu với khổ thơ thứ ba tạo sự khác biệt, thay 
 đổi một cách chớp nhoáng của hoàn cảnh sống, của lòng người.
 c, Sự đối diện giữa trăng và người
 - Hoàn cảnh: mất điện, sự tiện nghi của cuộc sống hiện đại đột ngột biến mất, quay trở về 
 thuở quá khứ khó khăn, tăm tối ⇒ nhân vật mở cửa sổ và thấy vầng trăng tròn, tỏa sáng.
 ⇒ Tác giả sử dụng một loạt tính từ, động từ mạnh: thình lình, tối om, vội, bật tung, đột ngột.
 - Sự đối diện giữa nhân vật với vầng trăng như đối diện với chính mình, với quá khứ:
 + Tư thế đối mặt: Ngửa mặt lên nhìn mặt
 + Vầng trăng gợi lại những kỉ niệm trong quá khứ: đồng, bể, sông, rừng – mỗi địa điểm gắn 
 với đường đời của nhân vật đều có ánh trăng làm bạn.
 + Cảm xúc: trăng là hiện thân của tất cả những gì đã qua trong quá khứ, là tuổi thơ, là chiến 
 tranh gian khổ nhưng hào hùng, là sự hi sinh xương máu nhưng đánh đổi lấy cuộc sống hiện 
 tại tự do, đủ đầy. Nhân vật đã lãng quên tất cả, mải mê hưởng thụ cuộc sống mới, đến khi nhìn 
 lại thì như đánh mất một phần bản thân mình, xúc động và hối hận.
 d, Sự nhắc nhở, thức tỉnh con người không được quên giá trị truyền thống, không được quay 
 lưng với quá khứ
 - Sự bất biến của quá khứ, của giá trị truyền thống: Trăng vẫn luôn “tròn vành vạnh”, là vầng 
 trăng của sự bao dung, tha thứ (“kể chi người vô tình”). Trăng không biết nói, cũng như quá 
 khứ không biết trách móc kẻ vô tình: “kể chi”. của những con người mới trong cuộc chiến đấu chống xâm lược: Yêu nước, căm thù giặc, lạc 
quan, gắn bó đoàn kết. Đó phải chăng là vẻ đẹp của con người thời đại mới - thời đại Hồ Chí 
Minh. Họ chính là những bài ca đi cùng năm tháng, bất tử với thời gian.
 CHỦ ĐỀ 2
 HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN MỘT ĐOẠN VĂN 
 BẢN NGẮN (THƠ HOẶC VĂN XUÔI). LIÊN HỆ NGỮ LIỆU KHÁC HOẶC 
 THỰC TẾ
 (Thời gian học từ 29/3 đến 5/4)
*YÊU CẦU ĐỂ HỌC TỐT CHỦ ĐỀ:
 - Nắm vững dàn bài chung dưới đây.
 - Đọc, tìm hiểu kĩ tác phẩm, đoạn văn bản ở đề bài
 - Đọc kĩ phần chú thích về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ,
 - Tìm hiểu thêm những tác phẩm khác cùng chủ đề với các tác phẩm trong chương trình 
Ngữ Văn 9. 
 - Tìm hiểu những con người, việc làm ,trong thực tế liên quan đến những chủ đề trong 
các tác phẩm Ngữ Văn 9. 
 - Viết các bài văn hoàn chỉnh cho mỗi bài tập vận dụng dưới đây. 
* DÀN BÀI CHUNG: 
 I. Mở bài: 
 * Dẫn dắt : Viết những câu có liên quan đến vấn đề nghị luận (tác giả/ tác phẩm/ chủ 
đề)và tạo sự móc nối chuẩn bị cho việc giới thiệu vấn đề nghị luận : có thể trích dẫn những 
câu thơ, lời nhận định đi kèm với lời văn của mình ( không bắt buộc)
 *Giới thiệu vấn đề nghị luận : ( bắt buộc)
 - Nêu vấn đề nghị luận và phạm vi đề: dựa vào đề bài để xác định
 + Nghị luận vấn đề gì ?Chẳng hạn : tình đồng chí , hình ảnh người lính, chất hiện thực 
hòa với cảm hứng lãng mạn( có thể đề không nêu cụ thể mà người người viết phải tự xác 
định) 
 + Phạm vi đề : trong đoạn nào của tác phẩm ( đầu, cuối , 1, 2 ) , trích dẫn ( nếu đoạn thơ 
ngắn dưới 9 dòng trích hết, còn dài trích vắn tắt “dòng đầu/ / dòng cuối” . Riêng văn xuôi nêu 
sự việc chính+ trích vắn : “một số từ ngữ đầu đoạn một số từ ngữ cuối đoạn”)
 - Nêu đánh giá, ấn tượng chung: thường bằng từ ngữ khái quát, ngắn gọn : xúc động, 
sinh động, không thể quên, tiêu biểu, hay 
 Lưu ý: Nêu vấn đề, phạm vi đề, đánh giá chungcó thể sắp xếp theo trình tự linh hoạt, tùy 
ý 
 II. Thân bài - Với văn xuôi tự sự vẫn theo 2 cách trên song ta thường bám vào những nét tiêu biểu của 
nhân vật hoặc 1 nét nhưng biểu hiện trong các hoàn cảnh khác nhau. Bởi cốt lõi của nghị luận 
văn xuôi tự sự là nghị luận nhân vật.
 *Ý 1 : luận điểm 1 : thường theo trình tự sau: 
 - Khái quát ý hoặc đơn giản là gợi dẫn ( ngắn gọn) / thậm chí có thể đã phân tích 1 phần ý 
đó
 - Trích dẫn dẫn chứng: trực tiếp hoặc gián tiếp, nếu trực tiếp để trong “”
 - Phân tích, đánh giá cụ thể nội dung, nghệ thuật của ý đó: thường dựa vào những chi tiết, 
từ ngữ, nghệ thuật tiêu biểu trong đoạn vừa trích để phân tích, đánh giá, cảm nhận,(diễn giải 
rõ ràng, cụ thể thuyết phục, có cảm xúc,.vì đây là phần trọng tâm của bài viết )
 + Thơ (1*) thì phải trích dẫn câu, đoạn tương ứng với ý đó, sau đó phân tích lại trích dẫn 
những chi tiết, hình ảnh, .tiêu biểu , cần thiết.
 +Nếu văn xuôi hoặc thơ nhưng theo (2*) thì trích dẫn chứng nào phân tích luôn dẫn chứng 
đó. 
 - Chốt ý và mở rộng ý ( phần này không bắt buộc, song nó giúp luận điểm ấy nổi bật, sâu 
rộng) . Riêng mở rộng ý có thể không nhất phải để cuối đoạn, có thể linh hoạt, và chú ý không 
sa đà phân tích dẫn chứng của phần mở rộng, chỉ nêu những ý tương đồng, tương phản, với ý 
của đoạn mình đang nghị luận để làm nổi bật vđnl . 
 Ý 2 : Luận điểm 2 : tt.
 3/ Nhận xét khái quát (thường viết một đoạn)
 - Nghệ thuật: Nêu những nghệ thuật đặc sắc và đánh giá khái quát tác dụng để thấy được 
thành công của tác phẩm, tài năng của tác giả.( khoảng 3-4 nghệ thuật )
 - Nội dung tư tưởng : Qua đoạn ấy tác giả muốn thể hiện điều gì chủ yếu? với thái độ tình 
cảm như thế nào( trân trọng, xót thương, ngợi ca, phê phán,) với đối tượng được thể hiện 
trong trong văn bản ( người phụ nữ, người lính, con người VN, )
 4/ Liên hệ đối chiếu : với ngữ liệu khác hoặc với thực tế ( thường viết 1 đoạn)
 * Với ngữ liệu khác 
 - Dẫn dắt, giới thiệu ngắn gọn : tác giả, tác phẩm, nguồn., trích dẫn nguyên văn: “” 
nếu là thơ.
 - Phân tích ngắn ngọn nội dung nghệ thuật 
 - Đối chiếu đoạn văn bản nghị luận với ngữ liệu khác : thường theo các khía cạnh 
 + Đề tài, chủ đề: viết về đối tượng nào, nội dung gì ? 
 + Thể loại 
 + Những đặc sắc nghệ thuật : biện pháp tu từ, hình ảnh sử dụng, giọng điệu, .từ đó thấy 
được tài năng của các tác giả.
 + Cảm xúc tình cảm của tác giả : thường là chân thành, nồng nhiệt,. Đề 2 : Cảm nhận về tình đồng chí của những người lình trong đoạn thơ sau :
 Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
 Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
 Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
 Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
 Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.
 Áo anh rách vai
 Quần tôi có vài mảnh vá
 Miệng cười buốt giá
 Chân không giày
 Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!
 (Trích Đồng chí – Chính Hữu) 
Từ đó liên hệ với một ngữ liệu khác, để cảm nhận rõ hơn tình cảm chân thành, sâu sắc của 
những người lính với nhau trong trong những ngày tháng chiến tranh. 
 Đề 3 :
 Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong 
không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các 
anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm 
thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy 
không thích cái kiểu đi lom khom khi có thể cứ đáng hoàng mà bước tới. Quả bom nằm lạnh 
lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng...
 Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai 
bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da 
thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom 
nóng. Một dấu hiệu chẳng lành.Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung 
nóng.
 Chị Thao thổi còi. Như thế là đã hai mươi phút qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống 
cái lỗ đã đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong mềm. Tôi khoả đất rồi chạy lại chỗ nấp của mình.
 Hồi còi thứ hai của chị Thảo. Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ. Không có 
gió. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhật vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động 
là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn 
đằng kia lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom
 Quen rồi. Một ngày chúng ta phá đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ đến cái chết. 
Nhưng một cái chết mờ nhạt không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? 
Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm:đứng cẩn thận, 
mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo 
trong miệng.
 (Trích Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê) 
 Cảm nhận nhân vật Phương Định trong đoạn trích trên. Từ đó liên hệ với một ngữ liệu 
khác hoặc với thực tế để thấy được những phẩm chất cao đẹp, đáng trân trọng của tuổi 
trẻ Việt Nam trong mọi thời đại.
 DẶN DÒ
- Các em có thể lưu bài mở để học, nên in ra để học và kẹp vào vở khi đi học lại mang theo.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_theo_chu_de_ngu_van_lop_9_chu_de_12.docx