Giáo án Tin học Lớp 8 - Tuần 24, Bài thực hành 7: Xử lý dãy số trong chương trình

docx 5 Trang tailieuthcs 29
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 8 - Tuần 24, Bài thực hành 7: Xử lý dãy số trong chương trình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin học Lớp 8 - Tuần 24, Bài thực hành 7: Xử lý dãy số trong chương trình

Giáo án Tin học Lớp 8 - Tuần 24, Bài thực hành 7: Xử lý dãy số trong chương trình
 Tuần 24: Từ ngày 13/04 đến ngày 19/04
 Bài thực hành 7: Xử lý dãy số trong chương trình
 Nội dung của Bài thực hành 7: Xử lý dãy số trong chương trình dưới đây các em sẽ làm bài 
 tập thực hành khai báo và sử dụng các biến mảng; ôn luyện cách sử dụng câu lệnh 
 lặp if...then, for...do; củng cố kĩ năng đọc, hiểu và chỉnh sửa chương trình;... Mời các em 
 cùng theo dõi nội dung chi tiết của bài thực hành.
 Tóm tắt lý thuyết
 A. Mục đích, yêu cầu
• Làm quen với việc khai báo và sử dụng các biến mảng
• Ôn luyện cách sử dụng câu lệnh lặp for...do
• Củng cố kĩ năng đọc, hiểu và chỉnh sửa chương trình
 B. Nội dung
 1. Ôn tập kiến thức
 1.1 Dãy số và biến mảng
 a. Dữ liệu kiểu mảng:
 - Là dãy hữu hạn các phần tử có cùng kiểu dữ liệu, được sắp xếp thứ tự bằng cách gán cho 
 mỗi phần tử một chỉ số.
 Hình 1. Minh họa dữ liệu kiểu mảng
 Trong đó:
 ✓ Tên mảng: A
 ✓ Chỉ số: i
 ✓ Số phần tử của mảng: 6
 ✓ Kiểu dữ liệu của các phần tử: Kiểu số nguyên
 ✓ Khi tham chiếu đến phần tử thứ i, ta viết A[i]. Ví dụ: A[5]=17
 b. Biến mảng:
 - Là biến có kiểu dữ liệu là kiểu mảng
 - Giá trị của biến mảng là một mảng, tức là một dãy số (số nguyên hoặc số thực)
 - Mỗi số là giá trị của các phần tử tương ứng
 Hình 2. Minh họa biến mảng và giá trị của biến mảng 2. Thực hành
- Bài 1: Viết chương trình nhập điểm của các bạn trong lớp. Sau đó in ra màn hình số bạn đạt 
kết quả học tập loại giỏi, khá, trung bình và kém (theo tiêu chuẩn từ 8.0 trở lên đạt loại giỏi, từ 
6.5 đến 7.9 đạt loại khá, từ 5.0 đến 6.4 đạt trung bình và dưới 5.0 xếp loại kém).
Tiêu chuẩn:
 • Loại giỏi: 8.0 trở lên;
 • Loại khá: 6.5 đến 7.9;
 • Loại trung bình: 5.0 đến 6.4;
 • Loại kém: dưới 5.0;
Gợi ý làm bài:
* Ý tưởng:
 • Đặt các giá trị ban đầu: Gioi:=0; Kha:=0; Trungbinh:=0; Kem:=0;
 • Lần lượt cho chạy từ 1 đến N và kiểm tra:
 • Nếu A[i]>=8.0 thì đếm số học sinh giỏi là: Gioi:=Gioi+1;
 • Nếu A[i]=6.5 thì đếm số học sinh khá là: Kha:=Kha+1;
 • Nếu A[i]=5.0 thì đếm số học sinh trung bình là: Trungbinh:=Trungbinh+1;
 • Còn lại là số học sinh yếu: Kem:=Kem+1
* Xác định bài toán:
 • Input: Điểm của các bạn trong lớp.
 • Output: Số bạn giỏi, khá, trung bình, yếu, kém.
* Các biến sử dụng trong chương trình:
 • i: Biến đếm
 • N: Biến để nhập số các bạn trong lớp sẽ được nhập vào.
 • Gioi, Kha, Trungbinh, Kem: Số các học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu.
 • A: Biến mảng, dùng để lưu điểm số của các học sinh trong lớp, có kiểu số thực.
* Chương trình:
Program Phan_loai;
Var i, N, Gioi, Kha, Trungbinh, Kem: integer;
 A: array[1..100] of real;
Begin
 Write('Nhap so hoc sinh trong lop, N= '); 
 Readln(N);
 Writeln('Nhap diem :');
 For i:=1 to N do
 Begin
 Write(‘Diem cua hoc sinh thu ‘, i,’ =’);
 Readln(A[i]);
 End; Câu 4: Số phần tử trong khai báo dưới đây là bao nhiêu?
 Var tuoi : array[12..80] of integer;
A. 80
B. 70
C. 69
D. 68
Câu 5: Các khai báo biến mảng sau đây trong Pascal là đúng?
A. Var x: array [5..10.5] of Integer;
B. Var x: array [3.5..4.8] of Integer;
C. Var x: array [10..1] of Integer;
D. Var x: array [4..13] of Integer;
 Chúc các bạn học tốt

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_8_tuan_24_bai_thuc_hanh_7_xu_ly_day_so_t.docx