Bài ghi Công nghệ 7 - Tuần 22 đến 31

docx 12 Trang tailieuthcs 100
Bạn đang xem tài liệu "Bài ghi Công nghệ 7 - Tuần 22 đến 31", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài ghi Công nghệ 7 - Tuần 22 đến 31

Bài ghi Công nghệ 7 - Tuần 22 đến 31
 NỘI DUNG GHI BÀI CÔNG NGHỆ 7 
TUẦN 22:
 BÀI 20: THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN
 I. Thu hoạch
 1. Yêu cầu
 - Thu hoạch đúng độ chín
 - Nhanh gọn và cẩn thận.
 2. Thu hoạch bằng phương pháp nào?
 Tùy theo từng loại cây có cách thu hoạch khác nhau như: hái, cắt, nhổ, đào bằng 
 phương pháp thủ công hay cơ giới.
 II. Bảo quản
 1. Mục đích
 Bảo quản nhằm hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút về chất lượng của 
 nông sản.
 2. Các điều kiện bảo quản tốt
 - Hạt hạt cần phải phơi hoặc say khô.
 - Rau quả phải sạch sẽ, không giập nát.
 - Kho bảo quản phải xây dựng nơi khô ráo, thoáng khí, có hệ thống thông gió và 
 phải có biện pháp để trừ mối, mọt, chuột,
 3. Phương pháp bảo quản
 - Bảo quản thông thoáng.
 - Bảo quản kín.
 - Bảo quản lạnh.
III. Chế biến
 1. Mục đích
 Chế biến nông sản làm tăng giá trị của sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản.
 2. Phương pháp chế biến
 - Sấy khô.
 - Chế biến thành bột mịn hay tinh bột.
 - Muối chua.
 - Đóng hộp
 BÀI 21: LUÂN CANH, XEN CANH, TĂNG VỤ
 I. Luân canh, xen canh, tăng vụ
 1. Luân canh
- Là cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng 
một diện tích.
 - Người ta tiến hành các loại hình luân canh sau:
 + Luân canh giữa các cây trồng cạn với nhau.
 + Luân canh giữa cây trồng cạn với cây trồng nước.
 2. Xen canh TUẦN 23:
 PHẦN 3: CHĂN NUÔI
 CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT CHĂN NUÔI
 BÀI 30: VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
I. Vai trò của ngành chăn nuôi.
- Cung cấp thực phẩm.
- Cung cấp sức kéo.
- Cung cấp phân bón.
- Cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất khác
II. Nhiệm vụ phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta
- Phát triển chăn nuôi toàn diện: 
 + Đa dạng về loài vật nuôi
 + Đa dạng về quy mô chăn nuôi: nhà nước trang trại nông hộ.
- Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
- Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lý.
 Mục tiêu: Tăng nhanh về khối lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi (sạch, 
nhiều nạc) cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
 BÀI 31: GIỐNG VẬT NUÔI
I. Khái niệm về giống vật nuôi.
 1.Thế nào là giống vật nuôi?
- Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra.
- Mỗi giống vật nuôi:
 + Đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau
 + Có năng suất và ngoại hình như nhau.
 + Có tính di truyền ổn định 
 + Có số lượng cá thể nhất định
 2. Phân loại giống vật nuôi
 Có nhiều cách phân loại 
giống vật nuôi:
- Theo địa lí
- Theo hình thái, ngoại hình
- Theo mức độ hoàn thiện của giống
- Theo hướng sản xuất 
 3. Điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi
- Các vật nuôi trong cùng một giống phải có chung nguồn gốc
- Có đặc điểm về ngoại hình và năng suất giống nhau
- Có tính di truyền ổn định
- Đạt đến một số lượng nhất định và có địa bàn phân bố rộng
II.Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi.
 - Giống vật nuôi quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. 
- Muốn chăn nuôi có hiệu quả phải chọn giống vật nuôi phù hợp. TUẦN 25:
 BÀI 34: NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI
I. Chọn phối
 1. Thế nào l chọn phối
 Chọn con đực đem ghép đôi với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi 
 2. Các phương pháp chọn phối:
 Tùy theo mục đích của công tác giống mà có phương pháp chọn phối khác 
nhau. Có 2 phương pháp:
- Chọn phối cùng giống là chọn và ghép đôi con đực với con cái cùng giống
- Chọn phối khác giống là chọn và ghép đôi con đực và con cái khác giống 
II. Nhân giống thuần chủng 
 1. Nhân giống thuần chủng là gì?
 - Chọn phối giữa con đực với con cái cùng một giống để cho sinh sản gọi là nhân 
giống thuần chủng.
 - Nhân giống thuần chủng nhằm tăng nhanh số lượng cá thể, giữ vững và hoàn 
thiện đặc tính tốt của giống đã có.
 2. Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả?
- Phải có mục đích rõ ràng
- Chọn được nhiều các thể đực, cái cùng giống tham gia. Quản lí giống chặt chẽ, 
biết được quan hệ huyết thống để tránh giao phối cận huyết.
- Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt đànn vật nuôi, thường xuyên chọn lọc, kịp thời phát 
hiện và loại bỏ những vật nuôi không tốt
 BÀI 35: : THỰC HÀNH
 NHẬN BIẾT VÀ CHỌN MỘT SỐ GIỐNG GÀ QUA QUAN 
 SÁT NGOẠI HÌNH VÀ ĐO KÍCH THƯỚC CÁC CHIỀU
a. Nhận xét ngoại hình.
- Hình dáng toàn thân:
 + Loại hình sản xuất trứng : thể hình dài
 + Loại hình sản xuất thịt : thể hình ngắn
 + Màu sắc lông, da: da vàng hoặc vàng trắng ; lông : pha tạp từ nâu, vàng nâu, hoa 
 mơ, đổ tía ...
 + Các đặc điểm nổi bật như: mào, tích, tai, chân có vẩy 
 b. Đo một số chiều đo để chọn gà mái
 + Đo khoảng cách giữa hai xương háng : dùng 2 hay 3 ngón tay dặt vào khoảng 
 cách giữa 2 xương háng. Khoảng cách rộng thì đẻ trứng lớn
 + Đo khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương háng của gà mái : dùng các ngón 
tay đặt vào khoảng cách giữa xương lưới hái và xương háng. Khoảng cách rộng đẻ 
trứng to.
TUẦN 26: TUẦN 27:
 BÀI 38: VAI TRÒ CỦA THỨC ĂN ĐỐI VỚI VẬT NUÔI
I. Thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ như thế nào?
- Thức ăn qua đường tiêu hóa của vật nuôi :
 + Nước Nước.
 + Prôtêin Axít amin.
 + Lipit Glyxerin + axit béo.
 + Gluxit Đường đơn.
 + Muối khoáng Ion khoáng
 + Vitamin Vitamin
- Các chất dinh dưỡng trong thức ăn được cơ thể hấp thụ thẳng qua vách ruột vào 
máu.
II. Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi:
- Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển.
- Thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm 
chăn nuôi như: thịt, trứng, sữa. 
- Thức ăn còn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi tạo ra lông, sừng , móng.
 BÀI 39: CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI
I. Mục đích của việc chế biến và dự trữ thức ăn
 1. Chế biến thức ăn
- Làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng, dễ tiêu hóa.
- Làm giảm bớt khối lượng, làm giảm độ thô cứng và khử bỏ các chất độc hại.
 2. Dự trữ thức ăn
 Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.
II. Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn
 1. Các phương pháp chế biến thức ăn
 - Phương pháp vật lý
 + Cắt ngắn: đối với thức ăn thô xanh
 + Nghiền nhỏ đối với thức ăn hạt
 + Xử lí nhiệt đối với thức ăn có chất độc hại, khó tiêu
- Phương pháp hóa học
 + Đường hóa với thức ăn giàu tinh bột
 + Kềm hoá với thức ăn có nhiều xơ như rơm, rạ
- Phương pháp vi sinh vật: ủ lên men với thức ăn giàu tinh bột
- Phối trộn nhiều loại thức ăn để tạo thức ăn hỗn hợp 
 2. Một số phương pháp dự trữ thức ăn
 Có 2 phương pháp 
- Làm khô: đối với cỏ, rơm và các loại củ hạt
- Ủ xanh: đối với các loại rau, cỏ tươi xanh TUẦN 29:
BÀI 42: THỰC HÀNH: 
CHẾ BIẾN THỨC ĂN GIÀU GLUXIT BẰNG MEN.
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết
- Nguyên liệu: Bột ngô (hoặc bột gạo, khoai, sắn), bánh men rượu, nước sạch.
- Dụng cụ: chậu nước, vải, ni lông sạch, cối sứ, cân.
II. Quy trình thực hành
- Bước 1: Cân bột và men rượu theo tỉ lệ: 100 phần bột, 4 phần men rượu.
- Bước 2: Giã nhỏ men rượu, bỏ bớt trấu.
- Bước 3: Trộn đều men rượu với bột.
- Bước 4: Cho nước sạch vào, nhào kĩ đến đủ ẩm.
- Bước 5: Nén nhẹ bột xuống cho đều. Phủ ni lông sạch lên trên mặt. Đem ủ nơi 
kín gió, khô, ẩm, ấm trong 24 giờ.
 CHƯƠNG II: 
 QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN 
 NUÔI
BÀI 44: CHUỒNG NUÔI VÀ VỆ SINH TRONG CHĂN NUÔI
I. Chuồng nuôi
 1. Tầm quan trọng của chuồng nuôi
- Chuồng nuôi là “nhà ở” của vật nuôi.
- Chuồng nuôi phù hợp sẽ bảo vệ sức khỏe vật nuôi, góp phần nâng cao năng suất 
vật nuôi
 2. Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh
+ Nhiệt độ thích hợp.
+ Độ ẩm: 60-75%
+ Độ thông thoáng tốt.
+ Độ chiếu sáng thích hợp.
+ Không khí ít khí độc.
II. Vệ sinh phòng bệnh
 1.Tầm quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi
- Mục đích: để phòng ngừa bệnh dịch xảy ra, bảo vệ sức khỏe vật nuôi và nâng cao 
năng suất chăn nuôi.
- Phương châm: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
 2. Các biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi
 a. Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi
 Đảm bảo các yếu tố:
 + Xây dựng chuồng nuôi hợp lí.Khí hậu, độ ẩm trong chuồng thích hợp. 
 + Thức ăn, nước uống phải đảm bảo hợp vệ sinh
 b.Vệ sinh thân thể cho vật nuôi
 Tùy loại vật nuôi, tùy mùa mà cho vật nuôi tắm, chải, vận động hợp lí. - Bệnh có 2 loại :
+ Bệnh truyền nhiễm.
+ Bệnh không truyền nhiễm.
III. Phòng trị bệnh cho vật nuôi
 Phải thực hiện đúng, đủ các biện pháp, kĩ thuật trong nuôi dưỡng và chăm sóc 
vật nuôi :
+ Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin.
+ Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.
+ Vệ sinh môi trường sạch sẽ.
+ Cách li vật nuôi bị bệnh với vật nuôi khỏe

File đính kèm:

  • docxbai_ghi_cong_nghe_7_tuan_22_den_31.docx