Bài giảng ôn tập Sinh học Lớp 6 - Chủ đề: Quả và hạt - Lê Thị Nhạn

pdf 7 Trang tailieuthcs 49
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng ôn tập Sinh học Lớp 6 - Chủ đề: Quả và hạt - Lê Thị Nhạn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng ôn tập Sinh học Lớp 6 - Chủ đề: Quả và hạt - Lê Thị Nhạn

Bài giảng ôn tập Sinh học Lớp 6 - Chủ đề: Quả và hạt - Lê Thị Nhạn
 Trường: THCS Minh Đức 
GV: Lê Thị Nhạn 
 QUẢ VÀ HẠT 
 Quả rất quan trọng đối với cây vì nó 
 bảo vệ hạt, giúp cho việc duy trì và phát 
 triển nòi giống, nhiều quả còn chứa nhiều 
 chất dinh dưỡng cung cấp dinh dưỡng cho 
 người và động vật. 
 1. Sự đa dạng của các loại quả 
 Qủa của các loại cây rất đa dạng. 
 Để phân chia các loại quả vào từng nhóm các nhà khoa học có rất nhiều tiêu chí 
 để phân loại. Trong đó tiêu chí mà chúng ta dễ quan sát nhất là dựa là vỏ quả. 
 Hoạt động 1: Các em hãy quan sát những quả có trong hình ở hoạt động này và 
 sắp xếp thành các nhóm hợp lý. Cho biết tại sao em lại phân nhóm như vậy ? 
 Quả đu đủ Quả chò Quả cà chua 
 Quả mơ Quả bông Quả thìa là ? Chọn những từ sau điền vào chỗ trống: quả mọng, quả thịt, quả khô, quả khô 
không nẻ, quả hạch, quả khô nẻ. 
 .........khi chín thì vỏ khô, cứng mỏng. Phân biệt nhóm quả này làm hai loại 
 là...........và........... 
 .........khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa nhiều thịt. Phân biệt nhóm quả này làm 
 hai loại là............và............ 
?* Vì sao người ta phải thu hoạch đỗ xanh và đỗ đen trước khi quả chín khô. 
Người ta đã có những cách gì để bảo quản và chế biến các loại quả thịt. 
 2. Các cách phát tán của quả và hạt 
 Qủa và hạt có những đặc điểm thích nghi với nhiều cách phát tán khác 
nhau như phát tán nhờ gió, nhờ động vật và tự phát tán. 
Hoạt động 2: Sắp xếp các loại quả và hạt dưới đây vào các cách phát tán sao cho 
hợp lí và mô tả đặc điểm thích nghi. 
 Sóc ăn hạt thông Quả bồ công anh Quả bông tai 
 Dơi ăn quả 
 Quả đậu bắp Qủa cải 3. Cấu tạo và sự nảy mầm của hạt 
 Hoạt động 4: Em hãy quan sát hình và hoàn thành sơ đồ. 
 Thân mầm 
 2 Phôi nhũ 
 Chồi m ầm 
 Lá mầm 
 Rễ m ầm Chồi mầm 
 Thân mầm Phôi 
 Lá m ầm 
 Rễ mầm 
 Hình 3.1. M ột nửa hạt đỗ đen đã bóc vỏ Hình 3.2. Hạt ngô đã bóc vỏ 
Các từ cho trước: Phôi nhũ hoặc lá mầm, thân 
mầm, phôi có 1 lá mầm, rễ mầm, chồi mầm, Hạt 
 phôi có 2 lá mầm 
 Chất dinh dưỡng 
 V ỏ 
 Phôi dự trữ 
 Lá mầm 
 Cây 1 Lá mầm Cây 2 Lá mầm 
STT Điều kiện thí nghiệm Kết quả thí nghiệm 
Cốc 1 10 hạt đỗ đen để khô Hạt không nảy mầm 
Cốc 2 10 hạt đỗ đen ngâm ngập trong nước Hạt không nảy mầm 
Cốc 3 10 hạt đỗ đen để trên bông ẩm Hạt nảy mầm 
Cốc 4 10 hạt đỗ đen để trên bông ẩm và đặt Hạt không nảy mầm 
 trong hộp xốp đựng nước đá 
? Qua bảng trên em có thể rút ra được những điều kiện bên ngoài nào cần cho sự 
nảy mầm của hạt? 
? Ngoài những điều kiện trên, sự nảy mầm của hạt cần những điều kiện nào nữa? 
?*Biết được những điều kiện cần cho hạt nảy mầm, em hãy vận dụng vào thực tế 
sản xuất bằng cách đề ra một số biện pháp để đảm bảo cho việc gieo hạt đạt hiệu 
quả cao nhất. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_on_tap_sinh_hoc_lop_6_chu_de_qua_va_hat_le_thi_nhan.pdf