Đề cương ôn tập môn Lịch sử Khối THCS - Năm học 2019-2020 - Trường Trung học cơ sở Văn Lang

docx 8 Trang tailieuthcs 15
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Lịch sử Khối THCS - Năm học 2019-2020 - Trường Trung học cơ sở Văn Lang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập môn Lịch sử Khối THCS - Năm học 2019-2020 - Trường Trung học cơ sở Văn Lang

Đề cương ôn tập môn Lịch sử Khối THCS - Năm học 2019-2020 - Trường Trung học cơ sở Văn Lang
 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VĂN LANG
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK2 MÔN LỊCH SỬ 6 – NĂM HỌC 2019-2020
I. Khái niệm ‘‘thời Bắc thuộc’’ 
 Thời Bắc thuộc là một khái niệm lịch sử chỉ khoảng thời gian từ sau thất bại của An Dương 
Vương năm 179 TCN, nước ta bị Triệu Đà thôn tính và sáp nhập vào nước Nam Việt. Từ đó nhân dân 
ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc thống trị cho đến khi Ngô Quyền đánh bại quân 
Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 mới kết thúc, tất cả tổng cộng hơn 1.000 năm.
II. Chính sách cai trị của chính quyền phương Bắc
 1)Về kinh tế : 
Ra sức bóc lột dân ta bằng các thứ thuế, nhất là thuế muối, thuế sắtvà bắt cống nạp những sản vật 
quý như ngà voi, sừng tê giác, ngọc trai Giữ độc quyền về ngoại thương.
 2)Về chính trị:
Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của các triều đại PK phương Bắc, xóa tên nước ta và chia thành các 
quận huyện của chúng. Bộ máy cai trị do người Hán nắm giữ mọi quyền hành 
 3)Về văn hóa
 Chính quyền đô hộ đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, mở một số trường học dạy chữ Hán 
tại các quận, huyện và tiến hành du nhập Nho giáo, Đạo giáovà những luật lệ, phong tục của người 
Hán vào nước ta.
 4)Thái độ của nhân dân ta:
 Nhân dân ta đã kiên trì đấu tranh bảo vệ nền độc lập, bảo vệ tiếng nói, chữ viết, phong tục và nếp 
sống của dân tộc ; đồng thời cũng tiếp thu những tinh hoa của nền văn hóa Trung Quốc và các nước 
khác nhằm gìn giữ bản sắc và làm phong phú thêm nền văn hóa của mình.
 5) Mối quan hệ giữa người Chăm và người Việt
Từ xưa người Việt và người Chăm đã có mối quan hệ chặt chẽ, có một số nét tương đồng về kinh tế, văn 
hóa ,phong tục , đều bị phương Bắc đô hộ, đã từng cùng nhau nổi dậy đấu tranh chống quân Hán xâm 
lược
Ngày nay người Chăm là một bộ phận cư dân trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam
 III. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời Bắc thuộc :
1) Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40 - 43)
 -Lãnh đạo: Trưng Trắc, Trưng Nhị
 -Địa điểm:Huyện Mê Linh (Ba Vì-Tam Đảo)
-Kết quả: Từ Mê Linh, nghĩa quân đánh chiếm lại thành Cổ Loa rồi ồ ạt tiến đánh thành Luy Lâu. Cuộc 
khởi nghĩa thành công, đất nước được hoàn toàn độc lập. Hai bà lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh.
 -Ý nghĩa:Nêu cao tinh thần quật khởi của người phụ nữ VN 
2) Cuộc khởi nghĩa Lý Bí (542 - 602).
 -Lãnh đạo: Lý Bí
 -Địa điểm:Huyện Thái Bình (Sơn Tây-HN)
 -Kết quả: Mùa xuân năm 542, Lý Bí tiến quân vây thành Long Biên. Quân Lương đầu hàng 
.Cuộc khởi nghĩa thành công. Lý Bí lên ngôi hoàng đế, xưng là Lý Nam Đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, 
đặt kinh đô ở miền cửa sông Tô Lịch.
 -Ý nghĩa:Khẳng định tính tự lực, tự cường của người dân Việt, không khuất phục trước kẻ thù ngoại 
xâm.
3) Họ Khúc đặt nền móng tự trị (906): TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VĂN LANG
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK2 MÔN LỊCH SỬ 7 – NĂM HỌC 2019-2020
Câu 1: So sánh điểm giống và khác nhau của pháp luật thời Lý-Trần và thời Lê sơ
*Giống: Pháp luật bảo vệ quyền lợi của vua và hoàng tộc
- Quan tâm nông nghiệp (cấm giết mổ trâu bò)
*Khác:
 Thời Lý-Trần Thời Lê sơ
Bảo vệ quyền tư hữu Bảo vệ quyền lợi quốc gia, khuyến khích phát 
Chưa quan tâm quyền lợi của phụ nữ triển nông nghiệp
 Hạn chế phát triển nô tỳ, bảo vệ quyền lợi phụ 
 nữ
Câu 2: Kinh tế nông nghiệp Đàng Trong và Đàng Ngoài thời vua Lê, chúa Trịnh-
Nguyễn
- Ở Đàng ngoài, do chiến tranh liên miên, nhà nước Lê - Trịnh ít quan tâm đến nông nghiệp, 
ruộng đất. Hậu quả mất mùa đói kém thường xuyên, ruộng đất bị bọn cường hào đem cầm 
bán. Quan lại tham ô hoành hành. 
- Ở Đàng Trong, do điều kiện tự nhiên thuận lợi, các chúa Nguyễn một mặt lo chiến tranh, 
một mặt khuyến khích nhân dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, miễn giảm tô thuế, binh 
dịch. Đời sống nhân dân ổn định hơn.
Câu 3: Sự phát triển phong phú và đa dạng của văn học dân gian, các loại hình nghệ 
thuật (thế kỷ XVII-XVIII)
_ Văn học dân gian phát triển phong phú, có nhiều truyện dài bằng chữ Nôm như Nhị Độ 
Mai, Thạch Sanh...truyện tiếu lâm như Trạng Quỳnh, Trạng Lợn...thể thơ lục bát và song thất 
lục bát được sử dụng rộng rãi.
_ Nghệ thuật dân gian được phục hồi và phát triển như múa trên dây, múa đèn, ảo thuật...
_ Nghệ thuật điêu khắc gỗ đơn giản mà dứt khoát (tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn 
tay, cảnh sinh hoạt thường ngày ở nông thôn)
_ Nghệ thuật sân khấu đa dạng như hát ả đào, chèo, tuồngphản ánh đời sống lao động cần 
cù, lạc quan của nhân dân.
Câu 4: Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Tây Sơn
 Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Ở triều đình, 
Trương Phúc Loan nắm hết mọi quyền hành, khét tiếng tham nhũng.
 Ở các địa phương, quan lại, cường hào kết thành bè cánh, đàn áp, bóc lột nhân dân và đua nhau 
ăn chơi xa xỉ.
 Nông dân bị chiếm ruộng đất và phải chịu nhiều thứ thuế.
 Mùa xuân 1771 ,Ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đã huy động 
được đông đảo lực lượng nhân dân dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn Thượng đạo (An Khê - Gia Lai). Được 
nhân dân ủng hộ, nghĩa quân đánh xuống Tây Sơn hạ đạo (Tây Sơn - Bình Định) rồi mở rộng xuống đồng 
bằng....
Câu 5: Khái quát thành tựu PT Tây Sơn
1777 lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong
1785 đánh tan quân Xiêm tại trận Rạch Gầm Xoài Mút
1786 lật đổ chúa Trịnh ở Đàng Ngoài
1788 dẹp loạn mưu phản Nguyễn Hữu Chỉnh, Vũ Văn Nhậm và thu phục nhân sĩ Bắc Hà, lên ngôi Hoàng đế
1789 đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược, thống nhất đất nước
Câu 6: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của Phong trào Tây Sơn TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VĂN LANG
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK2 MÔN LỊCH SỬ 8 – NĂM HỌC 2019-2020
I. LỊCH SỬ VIỆT NAM
1. Nguyên nhân và sự phát triển của PT Cần Vương
 Sau thất bại ở kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra căn cứ Tân Sở 
(Quảng Trị), nhân danh vua hạ “Chiếu Cần vương”, phát động kháng chiến chống Pháp trong toàn 
quốc.
 Phong trào chia 2 giai đoạn:
 - 1885-1888: Phong trào bùng nổ khắp cả nước, nhất là Trung kỳ và Bắc kỳ.
 - 1888-1896: Số lượng khởi nghĩa giảm nhưng có qui mô và trình độ tổ chức cao hơn trước.
2. Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) có đặc điểm gì khác với các cuộc khởi nghĩa cùng thời:
 - Là cuộc khởi nghĩa lớn nhất, tồn tại thời gian lâu nhất (30 năm), quyết liệt nhất, có tầm ảnh 
 hưởng sâu rộng nhất buộc Pháp phải 2 lần giảng hòa nhượng bộ.
 - Không chịu sự chi phối của tư tưởng “Cần Vương” mà là phong trào tự phát của nông dân để 
 tự vệ, bảo vệ quyền lợi của chính mình
 - Có liên lạc với các nghĩa sĩ yêu nước theo xu hướng mới như Phan Bội Châu, Phan Châu 
 Trinh
3. Điểm giống và khác nhau của phong yêu nước đầu thế kỷ XX 
 * Giống: đều là các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, do các sĩ phu 
 Nho học lãnh đạo.
 * Khác:
 - Phong trào Đông du: do hội Duy Tân chủ trương bạo động vũ trang chống Pháp (Phan Bội 
 Châu lãnh đạo).
 - Phong trào Duy Tân: chủ trương cải cách duy tân (Phan Châu Trinh).
 - Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục: mở trường học, chủ trương nâng cao dân trí, đào tạo 
 nhân tài (Huỳnh Thúc Kháng)
4. So sánh xu hướng cứu nước cuối TK XIX và xu hướng cứu nước đầu TK XX
Nội dung Cuối TK XIX Đầu TK XX
Mục đích Đánh Pháp giành độc lập dân Đánh Pháp giành độc lập dân tộc kết 
 tộc, xây dựng lại chế độ phong hợp cải cách xã hội
 kiến.
Thành phần Văn thân, sĩ phu yêu nước Tầng lớp Nho giáo trên đường tư sản 
lãnh đạo hóa
Hình thức Vũ trang Vũ trang, tuyên truyền giáo dục, văn 
hoạt động hóa cải cách
Tổ chức Lề lối phong kiến Tổ chức chính trị sơ khai 
Lực lượng Còn hạn chế Nhiều tầng lớp, giai cấp, thành phần xã 
tham gia hội TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VĂN LANG
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK2 MÔN LỊCH SỬ 9 – NĂM HỌC 2019-2020
I. LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
Tìm hiểu về TP. Hồ Chí Minh: các công trình kiến trúc, văn hóa, đặc điểm con người
II. LỊCH SỬ VIỆT NAM
1. Nguyên nhân kháng chiến toàn quốc bùng nổ (19.12.1946)
 - Mặc dù đã ký HĐ sơ bộ 6,3.1946 và Tạm ước 14.9.1946, Thực dân Pháp vẫn tăng 
cường hoạt động khiêu khích tấn công ta, nhất là ở Hà Nội
 - Ban thường vụ Trung Ương Đảng quyết định phát động toàn quốc khởi nghĩa
 - Tối 19.12.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (HS tìm 
hiểu thêm về đoạn trích lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh) 
2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp:
 Đó là cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng 
hộ của Quốc tế (HS giải thích thêm) 
3. Âm mưu của TD Pháp - kết quả - ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc 1947
 -Âm mưu của Pháp :Thực dân Pháp mở cuộc tiến công lên căn cứ Việt Bắc nhằm phá tan cơ 
quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta, khóa chặt biên giới Việt - Trung,...
 -Kết quả: Đại bộ phận quân Pháp phải rút khỏi Việt Bắc, căn cứ Việt Bắc vẫn được bảo toàn, 
bộ đội chủ lực của ta ngày càng trưởng thành.
 -Ý nghĩa: Chiến thắng của ta buộc Pháp phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang đánh lâu 
dài với ta. 
4. Âm mưu của Pháp - Kết quả,- ý nghĩa của chiến dịch Biên giới 1950:
 -Âm mưu của Pháp: Thực hiện “Kế hoạch Rơ-ve” nhằm khóa chặt biên giới Việt - Trung, 
thiết lập “Hành lang Đông - Tây”, chuẩn bị tấn công quy mô lớn lên Việt Bắc lần thứ hai.
 -Kết quả : Chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi, ta đã giải phóng được tuyến biên giới Việt - 
Trung từ Cao Bằng đến Lạng Sơn , kế hoạch Rơ-ve của địch bị phá sản.
 - Ý nghĩa: Cuộc kháng chiến của ta chuyển sang giai đoạn mới, giành được thế chủ động trên 
chiến trường
5. Âm mưu của Pháp - kết quả - ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ 1954
 - Âm mưu :Được sự giúp đỡ của Mĩ, Pháp cho xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn 
cứ điểm mạnh nhất Đông Dương ,mục đích giành thắng lợi quân sự kết thúc chiến tranh.
 -Kết quả: Ta tiêu diệt hòan tòan tập đòan cứ điểm của địch, phá hủy và thu tòan bộ 
phương tiện chiến tranh. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na- Va.
 -Ý nghĩa: Là chiến thắng vĩ đại quyết định cho sự thắng lợi của cuộc đàm phán ở hội 
nghị Giơnevo 1954
6. So sánh chiến lược “chiến tranh đăc biệt” và chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ
* Giống nhau: Đều là chiến tranh xâm lược của Mỹ, đặt ách thống trị thực dân mới ở miền 
Nam Việt Nam
- Kết hợp hoạt động quân sự, chính trị ngoại giao; phá hoại Miền Bắc.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_lich_su_khoi_thcs_nam_hoc_2019_2020_truo.docx