Đề cương ôn tập Sinh học Lớp 6 - Bài 32 đến 36

docx 7 Trang tailieuthcs 75
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Sinh học Lớp 6 - Bài 32 đến 36", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Sinh học Lớp 6 - Bài 32 đến 36

Đề cương ôn tập Sinh học Lớp 6 - Bài 32 đến 36
 Bài 32: Các loại quả
Nội dung ghi bài
1. Căn cứ vào đặc điểm nào để phân chia các loại quả?
 • Để phân chia các loại quả cần dựa trên các đặc điểm: vỏ quả, màu sắc, chất 
 dinh dưỡng chứa trong quả, hạt, ...
2. Các loại quả chính
Dựa vào đặc điểm của vỏ có thể chia quả thành 2 nhóm:
 • Quả khô: khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng
 o Quả khô nẻ khi chín vỏ khô và tự tách vỏ cho hạt rơi ra ngoài
 o Quả khô không nẻ khi chín vỏ quả không tự tách ra
 • Quả thịt: khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả
 o Quả mọng gồm toàn thịt
 o Qủa hạch có hạch cứng bao bọc lấy hạt
Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt quả khô và quả thịt? Hãy kể tên ba 
loại quả khô và ba loại quả thịt có ở địa phương của em.
 • Dựa vào đặc điểm hình thái của vỏ quả để phân biệt quả khô (khi chín thì vỏ 
 khô, cứng, mỏng) và quả thịt (khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quá)
 • Ví dụ, 3 loại quả khô là: quả lúa (hạt lúa), quả thầu dầu, quả cải và 3 loại quả 
 thịt là: quả cà chua, quả xoài, quả táo
Câu 2: Quả mọng khác với quả hạch ở điểm nào? Hãy kể tên ba loại quả 
mọng và ba loại quả hạch có ở địa phương của em.
 • Quả mọng khác với quả hạch ở chỗ: quả mọng có phần thịt quả rất dày và 
 mọng nước (quả chanh, quả hồng, quả đu đủ ...).
 •Ở quả hạch, ngoài phần thịt quả, còn có hạch rất cứng chứa hạt bên trong 
 (quả nhót, quả mơ, quả táo ...).
Câu 3: Vì sao người ta phải thu hoạch đỗ xanh và đỗ đen trước khi quả chín 
khô?
Người ta phải thu hoạch đỗ xanh, đỗ đen trước khi chín khô là vì: Nếu để quả đỗ 
xanh, đỗ đen chín khô thì quả sẽ tự nẻ, hạt rơi xuống đất không thu hoạch được.
Câu 4: Người ta đã có những cách gì để bảo quản và chế biến các loại quả 
thịt?
Có nhiều cách bảo quản và chế biến các loại quả thịt: Rửa sạch cho vào túi nilon để 
ở nhiệt độ lạnh hoặc phơi khô, đóng hộp, ép lấy nước, chế tinh dầu ... Bài 34: Phát tán quả và hạt
Nội dung ghi bài
1. Các cách phát tán quả và hạt
 • Có các cách phát tán quả và hạt:
 o Tự phát tán
 o Phát tán nhờ gió
 o Phát tán nhờ nước
 o Phát tán nhờ động vật
 o Phát tán nhờ con người
2. Đặc điểm thích nghi với các cách phát tán của quả và hạt
 • Phát tán nhờ gió: quả hoặc hạt có cánh hoặc có túm lông, nhẹ 
 • Phát tán nhờ động vật có đặc điểm: quả thường có hương thơm, vị ngọt, hạt 
 có vỏ cứng, quả có nhiều gai hoặc nhiều móc
 • Tự phát tán có đặc điểm: vỏ quả có khả năng tự tách hoặc mở ra để cho hạt 
 tung ra ngoài
 • Con người cũng giúp rất nhiều cho sự phát tán của quả và hạt bằng nhiều 
 cách
Câu hỏi ôn tập
 Hoàn thành bảng SGK trang 111:
Câu 1: Quả và hạt được phát tán nhờ động vật thường có những đặc điểm gì?
 • Phát tán nhờ động vật có đặc điểm: quả thường có hương thơm, vị ngọt, hạt 
 có vỏ cứng, quả có nhiều gai hoặc nhiều móc
Câu 2: Kể tên những quả và hạt có thể tự phát tán mà em biết.
 • Một số loại quả tự phát tán:
 o Khi nẻ các mảnh vỏ xoắn lại mà bắn mạnh hạt ra ngoài (quả bóng 
 nước, quả đỗ xanh ...) Bài 35: Những điều cần cho hạt nảy mầm
Nội dung ghi bài
1. Thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm
 • Có 3 điều kiện chủ yếu bên ngoài cần cho sự nảy mầm của hạt là:
 o Nước
 o Không khí
 o Nhiệt độ thích hợp
 • Ngoài ra, sự nảy mầm còn phụ thuộc vào chất lượng hạt giống
2. Những hiểu biết về điều kiện nảy mầm của hạt được vận dụng như thế nào 
trong sản xuất?
 • Để tăng khả năng nảy mầm, khi gieo hạt cần:
 o Khi gieo hạt bị mưa to ngập úng thì tháo nước để thoáng khí
 o Phải làm đất tơi, xốp để đủ không khí cho hạt nảy mầm tốt
 o Phủ rơm khi trời rét để giữ nhiệt độ thích hợp
 o Phải bảo quản tốt hạt giống vì hạt đủ phôi mới nảy mầm được
 o Phải gieo hạt đúng thời vụ vì hạt gặp được những điều kiện thời tiết 
 phù hợp nhất...
Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Trong thí nghiệm 2 ta đã dùng cốc thí nghiệm nào để làm đối chứng? 
Giữa cốc đối chứng và cốc thí nghiệm chỉ khác nhau về điều kiện nào? Thí 
nghiệm nhằm chứng minh điều gì?
 • Cốc 3 ở thí nghiệm 1 được dùng làm cốc đối chứng.
 • Giữa cốc thí nghiệm và cốc đối chứng giống nhau về các điều kiện: hạt 
 giống, nước, không khí. Nhưng khác nhau về điều kiện nhiệt độ.
 • Thí nghiệm nhằm chứng minh dù có đầy đủ các điều kiện khác, nhưng nếu 
 lạnh quá hạt cũng không nảy mầm được
=> Vậy hạt nảy mầm còn cần có nhiệt độ thích hợp.
Câu 2: Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm?
 • Điều kiện bên ngoài: độ ẩm, không khí, nhiệt độ, nước
 • Điều kiện bên trong: chất lượng của hạt (mẩy, chắc, to, không nứt,)
Câu 3: Cần phải thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nảy mầm 
của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống?
 • Muốn chứng minh được sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt 
 giống, cần thiết kế thí nghiệm như sau:
 o Làm nhiều cốc thí nghiệm giống nhau về tất cả các điều kiện bên 
 ngoài (đủ nước, đủ không khí, có nhiệt độ thích hợp).
 o Nhưng khác nhau về chất lượng hạt giống.
 o Ví dụ: chỉ để một cốc có hạt giống tốt (hạt chắc, mẩy, không bị sứt 
 sẹo, không bị sâu bệnh) còn các cốc khác đều có một trong những loại 
 hạt giống xấu (hại bị mọt, hạt bị mốc, hạt bị lép, hạt bị sứt sẹo ...). • Lông, sáp: Giảm sự thoát hơi nước 
 • Rừng rậm: ít ánh sáng => cây vươn cao để nhận được ánh sáng 
 • Đồi trống đủ ánh sáng => phân cành nhiều 
3. Cây sống trong môi trường đặc biệt
 • Sống trong các môi trường khác nhau, trải qua quá trình lâu dài, cây xanh đã 
 hình thành một số đặc điểm thích nghi.
Câu hỏi và ôn tập
Câu 1: Các cây sống trong môi trường nước thường có những đặc điểm hình 
thái như thế nào? 
 • Lá biến đổi để thích nghi với điều kiện sống trong môi trường nước
 o Lá ở trên mặt nước có phiến lá to
 o Lá chìm trong nước có phiến lá nhỏ, hình kim
 • Rễ thường kém phát triển, có ít hoặc không có lông hút
 • Cây sống trôi nổi xốp, mềm chứa không khí
Câu 2: Nêu một vài ví dụ về sự thích nghi của các cây ở cạn với môi trường?
 • Một số ví dụ về sự thích nghi của các cây ở cạn với môi trường :
 oỞ nơi đất khô, thiếu nước thường có những cây mọng nước như 
 xương rồng (lá thường tiêu giảm hoặc biến thành gai hạn chế sự thoát 
 hơi nước)
 o Những cây ưa ẩm như cây lá dong, vạn niên thanh... thường mọc 
 trong rừng già (ít ánh sáng).
Câu 3: Các cây sống trong những môi trường đặc biệt (sa mạc, đầm lầy) có 
những đặc điểm gì ? Cho một vài ví dụ.
 • ống trong các môi trường khác nhau, trải qua quá trình lâu dài, cây xanh đã 
 hình thành một số đặc điểm thích nghi.
 • Cây sống trong sa mạc rất khô và nóng:
 o Các loại xương rồng đều có thân mọng nước, lá biến thành gai để hạn 
 chế sự thoát hơi nước.
 o Các loại cỏ thấp nhưng lại có rễ rất dài.
 o Các cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai.
 o Cây sống trên đầm lầy (như cây đước) có rễ chống giúp cây đứng 
 vững trên các bãi lầy ngập thủy triều ở vùng ven biển.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_sinh_hoc_lop_6_bai_32_den_36.docx