Đề cương ôn thi học kì I môn Ngữ văn Khối 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Minh Đức

doc 10 Trang tailieuthcs 51
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kì I môn Ngữ văn Khối 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Minh Đức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn thi học kì I môn Ngữ văn Khối 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Minh Đức

Đề cương ôn thi học kì I môn Ngữ văn Khối 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Minh Đức
 TRƯỜNG THCS MINH ĐỨC - QUẬN 1
 TỔ VĂN 
 HƯỚNG DẪN ÔN TẬP THI MÔN NGỮ VĂN 8
 HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2019 – 2020
 (Giới hạn ôn thi từ tuần 01 đến hết tuần 15)
 I. VĂN BẢN :
 - Nắm được khái niệm, đặc điểm của truyện, kí, văn bản nhật dụng.
 - Đọc kĩ lại các văn bản đã học, tóm tắt văn bản tự sự, học thuộc lòng các bài thơ.
 - Nắm vững nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật, các thông tin cơ bản về tác giả, tác 
 phẩm.
 - Nắm được những chi tiết đặc sắc trong văn bản, hoàn cảnh sáng tác, thể loại, 
 phương thức biểu đạt, ý nghĩa nhan đề
 Văn tự sự Văn bản nhật dụng Thơ
1. Tôi đi học (Thanh Tịnh) 1. Thông tin về Ngày Trái Đất 1. Vào nhà ngục Quảng 
 năm 2000 Đông cảm tác 
 (Phan Bội Châu)
2. Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng) 2. Ôn dịch, thuốc lá 2. Đập đá ở Côn Lôn 
 (Phan Châu Trinh)
 (Nguyễn Khắc Viện)
3. Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố) 3. Bài toán dân số (Thái An)
4. Lão Hạc (Nam Cao) 
5. Cô bé bán diêm (An-đéc-xen) 
6. Đánh nhau với cối xay gió 
(Xéc-van-tét) 
7. Chiếc lá cuối cùng (O. Hen-ri) 
8. Hai cây phong (Ai-ma-tốp)
 III. TẬP LÀM VĂN:
 1. Cách làm bài văn nghị luận xã hội : Nắm vững phương pháp làm 2 kiểu bài :
 - Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
 - Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
 TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI
 I. Mở bài: giới thiệu đề tài, I. Mở bài: giới thiệu hiện tượng xã 
 trích dẫn câu nói. hội đang được quan tâm.
 II. Thân bài: II. Thân bài:
 1. Giải thích: nghĩa đen, nghĩa 1. Giải thích hiện tượng: mô tả 
 bóng; ý nghĩa câu nói. Nêu đề hiện tượng, giải thích khái niệm.
 tài.
 Giải thích khái niệm.
 2. Bàn luận mở rộng 
 2. Bàn luận mở rộng; Nguyên nhân: Nguyên nhân 
 - Tại sao? (vì, bởi vì, còn bởi vì) khách quan: (xã hội,gia đình,nhà 
 -Tầm quan trọng, hậu quả nếu trường,bạn bè)
 không có vấn đề trên. -Nguyên nhân chủ quan: (con 
 người như tâm lí lứa tuổi, ý chí 
 nghị lực, tình cảm)
 3. Biểu hiện – Dẫn chứng : 3. Biểu hiện và Dẫn chứng
 -(Dẫn chứng: nhân vật cụ thể -(Dẫn chứng: nhân vật cụ thể 
 - Biểu hiện: việc làm hành -Biểu hiện: việc làm hành động 
 động của nhân vật liên quan tới của nhân vật liên quan tới đề tài).
 đề tài)
 4. Tác dụng - Tác hại – Giải pháp: 
 4. Phê phán – Bổ sung : ( bản thân, gia đình, xã hội)
 (Phê phán: những biểu hiện đi 
 ngược lại với đề tài. Bổ sung: 5.Nhận thức đúng. ( Bài học, ý thức , 
 cách hiểu mới toàn diện hơn.) hành động cụ thể )
 5. Nhận thức đúng. ( Bài học, ý 
 thức , hành động cụ thể )
 III. Kết luận III. Kết luận ĐỀ THAM KHẢO:
ĐỀ 1
Câu 1: (2,0 điểm) Quan sát bức ảnh và trả lời các câu hỏi
a. Bức ảnh liên quan đến nội dung một văn bản mà em đã học trong chương trình Ngữ 
văn 8 (tập 1). Ghi lại tên văn bản ấy
b. Viết khoảng 3 - 5 dòng lí giải thông điệp từ bức ảnh: "Đừng xin thêm túi nylon khi 
không cần thiết". Trong đó có sử dụng ít nhất 01 câu ghép.
Câu 2: (2,0 điểm)
(...) Theo thống kê, ba nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn giao thông ở học sinh trong 
hai năm gần đây bao gồm: Đi sai phần đường, vi phạm tốc độ và thiếu quan sát. Ngoài 
ra, nhiều em học sinh còn vi phạm một số quy định cơ bản khi tham gia giao thông: 81% 
xe máy không có gương chiếu hậu, xe đạp điện là 90%
Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn là ý thức tham gia giao thông của các em còn kém, 
trong khi sự thay đổi phương tiện từ đi bộ, đi xe đạp sang xe điện và xe máy cũng góp 
phần gia tăng nguy cơ tai nạn giao thông ở độ tuổi này (...)
(Trích “Tăng cường hoạt động giáo dục an toàn giao thông trong trường học”, theo báo 
Dân trí, số ra ngày 21/3/2018)
Từ nội dung của đoạn trích trên, em hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 8 đến 10 câu) trình bày 
suy nghĩ của em về ý thức tham gia giao thông của một số bạn học sinh hiện nay.
Câu 3: (6,0 điểm)
Kể lại một việc tốt mà em đã làm hoặc đã chứng kiến. ĐỀ 3
 Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. 
Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu 
hu khóc...
- Khốn nạn... Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi 
mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, 
tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng 
chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết 
là cu cậu chết!... Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách 
tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như 
thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa 
một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!
a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (0.5 đ)
b) Nêu nội dung chính của đoạn văn? ( 1)
c) Nêu công dụng của dấu hai chấm trong đoạn văn. (0.5 đ)
d) Qua nội dung chính em thấy nhân vật “lão Hạc” là người như thế nào? Hãy viết đoạn 
văn ngắn ( khoảng 3 – 5 dòng). Có sử dụng ít nhất 01 câu ghép. (Gạch chân và chú thích) 
(1đ)
Câu 2: NLXH (2,0 điểm) 
Trong văn bản “Cổng trường mở ra” Lý Lan viết: Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay 
con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này 
là của con”. 
Từ việc người mẹ không "cầm tay" dắt con đi tiếp mà "buông tay"để con tự đi. Hãy viết 
một đoạn văn ngắn về tính tự lập.
Câu 3: (5,0 điểm) 
Kể lại một câu chuyện (từ sách, từ phim) cảm động có ý nghĩa về tình yêu thương hoặc 
ý chí nghị lực. (Chú ý kết hợp miêu tả, biểu cảm) ĐỀ 5
I. Đọc hiểu: (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
 “ Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi 
mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội 
của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật 
màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình 
hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm 
xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngã vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao 
lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn 
miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. ” 
a, Nêu nội dung chính của đoạn văn. (1,0điểm)
b, Tìm những từ thuộc cùng một trường từ vựng có trong đoạn văn trên và gọi tên trường 
từ vựng ấy. (1,0điểm)
c, Hãy viết một đoạn văn ngắn (4 đến 6 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử. 
(1,0 điểm)
Câu 2: NLXH (2,0 điểm) 
 Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực? Hãy trình bày suy nghĩ của em 
bằng một đoạn văn nghị luận.
Câu 3: Tập làm văn: (5 điểm) Văn kể chuyện
Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau:
 Đề 1: Kể lại một câu chuyện (từ sách, từ phim) cảm động có ý nghĩa về tình yêu 
thương. (Chú ý kết hợp miêu tả, biểu cảm)
 Đề 2: Kể lại một câu chuyện (từ sách, từ phim) cảm động có ý nghĩa về ý chí nghị 
lực. (Chú ý kết hợp miêu tả, biểu cảm)
 CHÚC CÁC EM LÀM BÀI THI THẬT TỐT!

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_thi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_khoi_8_nam_hoc_2019_202.doc