Giáo án dạy thêm Sinh học Khối 7 - Chủ đề: Sự đa dạng của lớp thú

docx 8 Trang tailieuthcs 14
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy thêm Sinh học Khối 7 - Chủ đề: Sự đa dạng của lớp thú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án dạy thêm Sinh học Khối 7 - Chủ đề: Sự đa dạng của lớp thú

Giáo án dạy thêm Sinh học Khối 7 - Chủ đề: Sự đa dạng của lớp thú
 LỚP THÚ
 Bài 46: THỎ
I. Đời sống của thỏ
 - Thỏ sống đào hang, lẩn trốn kẻ thù bằng cách nhảy cả 2 chân sau.
 - Ăn cỏ, lá cây bằng cách gặm nhấm, kiến ăn về chiều.
 - Thỏ là động vật hằng nhiệt.
 - Thụ tinh trong.
 - Thai phát triển trong tử cung của thỏ mẹ.
 - Có nhau thai nên gọi là hiện tượng thai sinh.
 - Con non yếu, được nuôi bằng sữa mẹ.
II. Cấu tạo ngoài và sự di chuyển
 a. Cấu tạo ngoài
 Đặc điểm cấu tạo ngoài của thú thích nghi với đời sống và tập tính chạy trốn kẻ thù
 Đặc điểm Sự thích nghi với đời sống và tập tính lẩn 
 Bộ phận cơ thể
 cấu tạo ngoài trốn kẻ thù
 Bộ lông Bộ lông Giữ nhiệt, bảo vệ thỏ khi ẩn trong bụi rậm
 Chi trước Đào hang
 Chi (có vuốt)
 Chi sau Bật nhảy xa, chạy trốn nhanh
 Mũi, lông xúc giác Thăm dò thức ăn và môi trường
 Tai có vành tai Định hướng âm thanh phát hiện sớm kẻ thù
 Giác quan
 Giữ mắt không bị khô, bảo vệ khi thỏ trốn 
 Mắt có mí cử động
 trong bụi gai rậm.
 b. Sự di chuyển
 - Thỏ di chuyển bằng cách nhảy đồng thời hai chân sau. b. Bộ cá voi
 - Môi trường sống dưới biển
 - Đặc điểm cấu tạo: thân hình thoi, lông gần như tiêu giảm hoàn toàn. Lớp mỡ dưới 
da rất dày. Cổ không phân biệt với thân, vây đuôi nằm ngang.
 - Di chuyển: bơi uốn mình theo chiều dọc.
 - Chi trước biến đổi thành vây bơi dạng mái chèo, song vẫn được nâng đỡ bởi các 
xương chi.
 - Sinh sản: đẻ con và nuôi con bằng sữa
 - Đại diện: cá voi xanh, cá heo, . VI. Bộ ăn thịt
 - Đặc điếm chung: bộ răng thích nghi với chế độ ăn thịt, các ngón chân có vuốt cong và 
có đệm thịt dày vì vậy bước đi rất êm.
 - Đại diện: hổ, báo, 
 - Cách bắt mồi:
 + Hổ, báo: săn mồi đơn độc (rình mồi và vồ mồi)
 + Sói, linh cẩu: săn mồi theo bầy đàn (truy đuổi con mồi)
VII. Bộ móng guốc + Bộ Voi: Gồm thú móng guốc có 5 ngón, guốc nhỏ, có vòi, có ngà, da dày, thiếu lông, 
sống đàn, ăn thực vật và không nhai lại.
 Đại diện: Voi.
VIII. Bộ linh trưởng
 - Bộ linh trưởng: Gồm những thú đi bằng bàn chân, thích nghi với đời sống leo trèo trên 
cây.
 - Tứ chi thích nghi với hoạt động cầm nắm, leo trèo: bàn tay, bàn chân có 5 ngón, ngón 
cái đối diện với những ngón còn lại.
 - Dinh dưỡng: Ăn tạp, nhưng ăn thực vật là chính.
 - Đại diện: Khỉ, vượn, đười ươi,
IX. Đặc điểm chung và vai trò của lớp thú
 a. Đặc điểm chung
 - Là động vật có xương sống, có tổ chức cơ thể cao nhất, đặc biệt là tổ chức thần kinh 
(não phát triển thể hiện ở tiểu não và bán cầu não)
 - Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
 - Có bộ lông mao bao phủ cơ thể
 - Bộ răng phân hóa thành 3 loại: răng cửa, răng nanh, răng hàm
 - Là động vật hằng nhiệt
 b. Vai trò
 - Thú là đối tượng cung cấp nguồn dược liệu quý như: sừng nhung (sừng non) của 
hươu nai, xương (hổ, gấu, hươu nai...), mật gấu, 
 - Nguyên liệu để làm những đồ mĩ nghệ có giá trị: da, lông (hổ, báo...), ngà voi, sừng 
(tê giác, trâu bò...), 
 - Xạ hương (tuyến xạ hươu xạ, cầy giông, cầy hương)
 - Vật liệu thí nghiệm (chuột nhắt, chuột lang, khỉ...).

File đính kèm:

  • docxgiao_an_day_them_sinh_hoc_khoi_7_chu_de_su_da_dang_cua_lop_t.docx