Tài liệu hướng dẫn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cấp trung học cơ sở 7
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu hướng dẫn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cấp trung học cơ sở 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu hướng dẫn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cấp trung học cơ sở 7
VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC NGUYỄN THÞ TUYẾT MAI- HOÀNG KIM THANH ĐINH MẠNH CƯỜNG- BÙI ANH TÚ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ 7 HÀ NỘI, 2011 2. Học sinh: - Bản báo cáo nhiệm vụ năm học mới - Thảo luận theo mục: + Sách vở + Đồ dùng + Tinh thần học tập - Một vài tiết mục văn nghệ. - Phân công tổ, nhóm trang trí lớp. VI. Tiến trình tổ chức: 1. Khởi động: - Lớp phó văn- thể- mĩ bắt nhịp bài hát tập thể: Mái trường mến yêu. - Lớp trưởng tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu và người dẫn chương trình, thư kí. 2. Thảo luận về vị trí và nhiệm vụ năm học mới: - Người điều khiển nêu câu hỏi : a. Bạn hãy cho biết nội dung chính của nội qui nhà trường? b. Việc tự giác thực hiện đúng nội qui của nhà trường sẽ có tác dụng gì đối với bản thân bạn? - Học sinh trao đổi, thảo luận theo tổ. Tổ trưởng hoặc thư kí ghi kết quả thảo luận lên giấy khổ to. - Đại diện từng tổ trình bày kết quả thảo luận của tổ mình. - Lớp góp ý bổ sung, phân tích, lựa chọn và thống nhất ý kiến về vị trí và nhiệm vụ của năm học. - Người điều khiển tổng kết thảo luận. 3. Làm việc cá nhân về biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học: - Người điều khiển phát phiếu cho từng học sinh và yêu cầu ghi các biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học. - Từng học sinh suy nghĩ và ghi vào phiếu của mình. - Mời một số học sinh trình bày trước lớp về những biện pháp của mình. Thư kí lớp ghi tóm tắt nhanh các ý chính lên bảng. - Cả lớp góp ý kiến bổ sung, cùng nhau phân tích, lựa chọn biện pháp phù hợp để thưc hiện tốt nhiệm vụ năm học. - Người điều khiển tổng kết lại các biện pháp cơ bản để mỗi học sinh, tổ, lớp vận dụng. 4. Văn nghệ: - Cán bộ văn nghệ giới thiệu các tiết mục đã được phân công chuẩn bị và mời các bạn lên biểu diễn. 5. Kết thúc hoạt động. Giáo viên chủ nhiệm nêu khái quát vị trí, nhiệm vụ năm học và động viên học sinh phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. + Có thể phân công một số bạn làm nòng cốt trong việc chuẩn bị cho hoạt động (kế hoạch cá nhân, văn nghệ). VI. Tiến trình tổ chức: 1. Khởi động: - GV cho HS ổn định tổ chức, giới thiệu người dẫn chưong trình . - Người dẫn chưong trình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu. 2. Thảo luận về truyền thống của trường, lớp: - Người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi. Ví dụ: a. Những thành tích nào của trường, lớp trong năm học qua mà bạn thấy tự hào? b. Hiện nay trường chúng ta có bao nhiêu lớp, bao nhiêu HS? c. Bạn hiểu và có cảm nghĩ gì về tên trường ta? d. Bạn hãy hát một bài hát về mái trường và thầy cô? - Học sinh thảo luận theo tổ (có thể giao cho một số tổ thảo luận câu hỏi 1 và 2, số tổ còn lại thảo luận câu hỏi 3 và 4), thư kí ghi tóm tắt kết quả thảo luận của tổ mình. - Mời đại diện mỗi tổ báo cáo kết quả thảo luận câu hỏi. cả lớp góp ý kiến. - Người điều khiển tổng kết. 3. Xây dựng kế hoạch phát huy truyền thống của lớp, của trưòng: - Người điều khiển giao nhiệm vụ cho các tổ: xây dựng kế hoạch phấn đấu của tổ để phát huy truyền thống của lớp, của trường. - Học sinh thảo luận theo tổ, góp ý kiến cho bản dự thảo kế hoạch của tổ.Tổ trưởng ghi kết quả thảo luận của tổ mình, sau đó đại diện từng tổ lên báo cáo, các tổ khác góp ý kiến bổ sung. - Lớp trưởng trình bày kế hoạch phấn đấu của lớp. Cả lớp thảo luận. - Lớp trưởng tiếp thu ý kiến của các thành viên và tổng kết lại. 4. Tham quan phòng truyền thống của nhà trường: 5. Kết thúc hoạt động : GVCN nhận xét về công tác chuẩn bị và thực hiện chương trình của các tổ nhóm và ban cán bộ lớp. B- HOẠT ĐỘNG ĐOÀN -ĐỘI I. Tên hoạt động: Xây dựng nội quy trường học thân thiện II.Mục tiêu - HS hiểu được nội quy của nhà trường học thân thiện - Có ý thức tôn trọng, xây dựng nội quy trường học thân thiện. - Tích cực rèn luyện, thực hiện tốt nôi quy đề ra. Sau từ “thoát”, "chuột" chạy luồn qua các “lỗ hổng” chạy trốn khỏi "mèo", còn "mèo" phải nhanh chóng luôn theo các “lỗ hổng” mà "chuột" đã chạy để bắt “lỗ hổng”. Khi đuổi kịp, "mèo" đập nhẹ tay vào người "chuột" và "chuột" bị bắt, trò chơi dừng lại đổi vai cho nhau hoặc thay bằng một đôi khác để tiếp tục. Nếu sau 1 - 2 phút mà "mèo" vẫn không bắt được "chuột" thì phải dừng lại và thay bằng một đôi khác để tránh cho các em hoạt động quá sức. Trường hợp phạm quy: "mèo" hoặc "chuột" chạy trước khi các bạn đọc đến từ “thoát”. Ghi chú: - Có một số vần điệu đã được trẻ em sử dụng trong nhiều năm trước đây về các trò chơi có liên quan đến "mèo" và "chuột", GV có thể sử dụng vào trong trò chơi này: “Con mèo mà treo cây cau Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà Chú chuột đi chợ đường xa Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo!”. - Tương tự như cách chơi trên, có một số nơi gọi tên trò chơi là “Hổ và lợn”. KÉO CO I. Mục đích Nhằm rèn luyện sức mạnh tay - ngực, sự phối hợp đồng đội và sự gắng sức. II. Chuẩn bị - Một dây chão bằng đay có đường kính 3cm - 4cm hoặc dây nilon có đường kính 1,5cm - 2cm dài tối thiểu 10m. Có thể sử dụng cây trúc hóp đá có đường kính 4cm - 6cm dài 3m - 4m để thay thế. ở khoảng giữa của dây buộc 2 sợi dây màu đỏ hay khăn cách nhau 1m để làm giới hạn chỗ cầm dây của người đầu tiên của mỗi đội. Nếu bằng cây thì chỉ cần đánh dấu ở giữa. - Kẻ 2 vạch giới hạn song song, cách nhau 1m ở giữa sân, mỗi vạch dài khoảng 1m - 2m. Tuỳ theo dây dài hay ngắn để xác định số người chơi mỗi đợt. Số người chơi mỗi đợt chia ra làm 2 đội có số người bằng nhau và tỉ lệ nam nữ tương đương nhau. - Cho mỗi đội tập hợp dọc theo phần dây của mình, từng em hai tay nắm lấy dây. Hai tay của 2 em đứng đầu tiên của đội cầm sát phía ngoài sợi dây đánh dấu chỗ tay cầm và một chân đặt sát vạch giới hạn, chân kia ở phía sau. Các em cầm dây đều ở tư thế sẵn sàng kéo dây về phía mình. III. Cách chơi Giáo viên hô “Chuẩn bị bắt đầu!” hoặc “Chuẩn bị” sau đó thổi một hồi còi. Sau lệnh đó hai bên bắt đầu dùng sức của hai tay kết hợp với sức đẩy của hai chân để kéo dây về phía sân của mình, sao cho người đầu tiên của đội bạn bị kéo ra khỏi vạch giới hạn của họ rồi qua khoảng cách 1m giữa sân chạm chân vào vạch giới II. Qui mô Qui mô tổ chức theo lớp. III. Nội dung - Sinh hoạt Câu lạc bộ văn nghệ. - Thảo luận về phướng hướng, nội dung của chương trình văn nghệ. -Xây dựng chương trình văn nghệ. IV. Hình thức tổ chức: Thảo luận V. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Dự thảo kế hoạch hoạt động của Câu lạc bộ văn nghệ của lớp. - Chuẩn bị nội dung chương trình văn nghệ. 2. Học sinh Cùng với giáo viên chủ nhiệm thảo luận chương trình hoạt động của Câu lạc bộ văn nghệ của lớp. VI. Tiến trình tổ chức - Giáo viên chủ nhiệm ổn định tổ chức lớp, giới thiệu kế hoạch hoạt động văn nghệ của lớp. - Bầu quản ca, phụ trách Câu lạc bộ văn nghệ - Lên kế hoạch hoạt động của Câu lạc bộ (lịch tập, thời gian, địa điểm) - Lên chương trình văn nghệ với chủ đề Chào năm học mới. VII. Gợi ý - Một chương trình Văn nghệ bao gồm các thể loại: Hát (gồm có hát đơn ca, song ca, tốp ca, hát tập thể); Múa: (gồm có múa đơn, múa đôi hoặc tốp múa và múa tập thể); Đọc tấu nhạc cụ (nếu có). Nếu trong lớp có HS biết chơi một loại nhạc cụ nào đó thì cần sử dụng trong các buổi tập cũng như trong các buổi buổi diễn. - Ngoài các thể loại hát, múa, biểu diễn nhạc cụ cần có các tiết mục thơ, kịch, tiểu phẩm nhỏ với các nội dung về nhà trường. - Việc lựa chọn các bài hát để xây dựng trong chương trình hết sức quan trọng. Cần lựạ chọn các bài hát có nội dung trong sáng, đúng chủ đề của từng tháng, phù hợp với giọng hát của lứa tuổi học sinh THCS (Không nên chọn những bài hát của người lớn, không phù hợp với học trò, những bài hát có nội dung không lành mạnh và không có tính nghệ thuật, tính giáo dục). Những bài dân ca Việt Nam là kho tàng văn hóa dân gian quý báu của dân tộc ta. Việc bảo tồn phát huy vốn văn hóa dân tộc đang được Đảng và nhà nước quan tâm, khuyến khích. Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với Dự án Phát triển Giáo dục THCS II đã triển khai đề án “Hỗ trợ đưa dân ca vào trường THCS”. Do đó, các chương trình văn nghệ ngoài các bài hát mơi sáng tác, cần chọn và sử dụng các bài dân ca phù hợp với học sinh THCS. CHỦ ĐIỂM THÁNG 10 Chăm ngoan học giỏi A- HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP I. Mục tiêu chủ điểm: HS có khả năng: - Hiểu được tầm quan trọng của việc học tập là để trở thành người công dân có kiến thức nhằm phục vụ tốt cho xã hội. - Có ý chí vươn lên để các em đạt được mục đích đã đề ra và có thái độ học tập đúng đắn. - Có kĩ năng điều khiển, tự quản hoạt động học tập và kĩ năng trình bày, trao đổi ý kiến trước tập thể. II. Nội dung hoạt động: 1. Thi đua tiết học tốt. 2. Những tấm gương học tốt. III. Gợi ý tổ chức hoạt động : HOẠT ĐỘNG 1. THI ĐUA TIẾT HỌC TỐT I. Mục tiêu : HS có khả năng : - Có ý thức thi đua lành mạnh, có thái độ, động cơ học tập tốt. - Đoàn kết giúp đỡ nhau cùng học tập, rèn luyện, biết thực hành phương pháp học tập tích cực. II. Qui mô: Có thể tổ chức theo khối lớp hoặc lớp. III. Nội dung: - Các chỉ tiêu về học tập, rèn luyện đạo đức của lớp, tổ, cá nhân học sinh. - Các biện pháp để thực hiện giao ước thi đua. IV. Hình thức tổ chức: - Kí giao ước thi đua. - Thảo luận về các chỉ tiêu và biện pháp thực hiện. V. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : + Nêu nội dung, yêu cầu và kế hoạch tổ chức hoạt động “Lễ giao ước thi đua” cho cả lớp. + Phân công, giúp đỡ cán bộ lớp và học sinh chuẩn bị các công việc cụ thể cho hoạt động: * Xây dựng các nội dung thi đua và chỉ tiêu phấn đấu. - Rèn luyện kĩ năng, phương pháp học tập tốt, rèn luyện các phẩm chất, ý chí, năng lực học tập, năng lực tư duy sáng tạo theo các gương học tập tốt. II. Qui mô: Có thể tổ chức theo khối lớp hoặc lớp. III. Nội dung: - Tư liệu về các tấm gương học tốt, ham học, hiếu học, những gương vượt khó vươn lên để học tốtsưu tầm được hay tìm hiểu được trong sách báo và trong đời sống thực tế dưới dạng các mẫu chuyện, bài viết, thơ ca, tranh ảnh, người thật, việc thật - Các hiện tượng tự nhiên, các câu đố khoa học có liên quan để rèn luyện năng lực nhận thức, năng lực tư duy sáng tạo IV. Hình thức tổ chức: - Thi tìm hiểu, thi kể chuyện. - Văn nghệ xen kẽ. V. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : + Nêu nội dung, hình thức tổ chức hoạt động cho cả lớp và hướng dẫn các em sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu liên quan. Nêu kế hoạch chuẩn bị và thời gian tiến hành. + Phân công. giúp đỡ và hướng dẫn lực lượng cốt cán trong lớp chuẩn bị các công việc cụ thể cho hoạt động, cụ thể là: * Phân công chuẩn bị các phương tiện cho hoạt động. * Mỗi tổ cử một đội dự thi (3-5 người) * Cử một ban giám khảo (mỗi tổ 1 người) * Cử người dẫn chương trình. * Cử nhóm trang trí lớp. * Mời đại biểu. 2. Học sinh: + Thực hiện các nhiệm vụ được phân công. + Các em học sinh trong đội tuyển dự thi trong mỗi đội trao đổi, bàn bạc, chuẩn bị tư liệu và nội dung sẵn sàng cho cuộc thi. + Các tổ cùng đội dự thi của mình để hội ý thống nhất hoạt động: các tổ viên cũng chuẩn bị về nội dung hoạt động để vừa là cổ động viên cho đội nhà, vừa sẵn sàng tham gia cùng đội nhà khi cần thiết để giảI đáp những câu hỏi hoặc câu đố “khó” của cuộc thi khi có yêu cầu của người dẫn chương trình. VI. Tiến trình tổ chức: 1. Khởi động: - GV cho HS ổn định tổ chức, giới thiệu người dẫn chưong trình . - Người dẫn chưong trình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu. + Về đích - Công bố trao giải thưởng - Kết thúc IV-Phương thức - Thi theo đội chơi, phát huy kĩ năng làm việc theo nhóm. C-TRÒ CHƠI CHIM BAY CÒ BAY I- Mục đích: Rèn luyện phản xạ nhanh và sự tập trung chú ý. II- Chuẩn bị: Tập hợp HS để chuẩn bị chơi theo đội hình hàng ngang hay hàng dọc, vòng tròn hoặc nhiều đội hình khác nữa như chữ nhật, chữ U, hình vuông, hình tam giác, em nọ cách em kia tối thiểu 1,5m. III. Cách chơi: Tất cả HS chú ý lắng nghe lời và động tác của người điều khiển. Nếu người điều khiển gọi đúng tên các con vật biết bay và thực hiện động tác của hai tay như chim đang vỗ cánh bay, thì tất cả bắt chước thao. Nếu ai không thực hiện động tác “bay” là sai. Nếu người điều khiển thực hiện động tác bay, nhưng lại gọi tên các động vật không biết bay, thì tất cả phải đứng yên. Nếu ai thực hiện động tác “bay”, người đó cũng sai. Cả hai trường hợp sai như nêu ở trên, người bị phạm quy thì phải nhảy lò cò 1 vòng quanh hàng (GV và HS cùng thống nhất). Trò chơi tiếp tục như vậy trong một số lần. BỊT MẮT BẮT DÊ I. Mục đích: Rèn luyện khả năng định hướng, sự nhanh nhẹn, khéo léo. II. Chuẩn bị: - Tập hợp HS trong lớp thành một vòng tròn hoặc một hình vuông hay chữ nhật, đứng quay mặt vào trong, em nọ cách em kia tối thiểu 0,2m. - Chọn 2 - 5 HS tương đối lanh lợi, hoạt bát, hai em giả làm người đi tìm, những em còn lại giả làm “dê” bị lạc đàn. Tất cả những em này được bịt mắt bằng khăn và đứng ở trong vòng, cách người đi tìm (lúc đầu) ít nhất là 1,5m. III. Cách chơi: - Khi có lệnh cho trò chơi bắt đầu, những em giả làm “dê” di chuyển trong vòng và thỉnh thoảng giả làm tiếng dê kêu “beee”. Hai em đóng vai người đi tìm, đi đến chỗ có tiếng kêu và tìm cách bắt lấy “dê”. “Dê” khi bị chạm vào người có quyền đi hoặc chạy để tránh bị bắt. Trò chơi tiếp tục như vậy cho đến khi bắt được - Cho học sinh tập một số bài hát theo chủ điểm: Bay cao tiếng hát ước mơ (Sáng tác: Nguyễn Nam), Đi học (Nhạc: Bùi Đình Thảo- Thơ: Minh Chính) + Động viên học sinh chuẩn bị các ý kiến thảo luận, sẵn sàng tham gia các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày hội của các thầy cô giáo. + Hội ý cán bộ lớp và các tổ trưởng phân công chuẩn bị các công việc cụ thể: * Cử người dẫn chương trình. * Chuẩn bị các câu hỏi thảo luận. * Chuẩn bị lời chúc mừng thầy cô giáo và tóm tắt ý nghĩa ngày 20-11. * Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. * Phân công chuẩn bị hoa, tặng phẩm. * Dự kiến mời đại biểu: các thày cô giáo trong lớp, thầy cô chủ nhiệm cũ, đại diện của ban giám hiệu hoặc ban phụ huynh lớp * Phân công trang trí, kê bàn ghế 2. Học sinh: + Thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công. + Tập hát các bài hát, bài thơ để chúc mừng thầy cô giáo. + Suy nghĩ các ý kiến để phát biểu và thảo luận. VI. Tiến trình tổ chức: 1. Khởi động: - Giới thiệu đại biểu, chương trình lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam. 2. Lễ kỉ niệm và chúc mừng: - Người dẫn chương trình đọc bản tóm tắt ý nghĩa lịch sử ngày 20-11. - Lớp trưởng đọc lời chúc mừng các thầy cô, ghi nhớ công ơn thầy cô đã dạy dỗ và hứa với thầy cô giáo sẽ cố gắng học tập và rèn luyện tốt. - Một số học sinh có thành tích lên tặng hoa các thày cô giáo. Cả lớp biểu lộ tình cảm bằng cách hát tập thể một bài hát mừng thầy cô hoặc vỗ tay. - Đại diện thầy cô giáo phát biểu ý kiến. Phát biểu của đại diện ban phụ huynh lớp. 3. Thảo luận và văn nghệ: - Người dẫn chương trình lần lượt nêu các vấn đề cần thảo luận và động viên cả lớp tích cực phát biểu ý kiến. - Người dẫn chương trình tóm tắt các ý kiến và kết luận. - Trong quá trình thảo luận nên giới thiệu xen kẽ các tiết mục văn nghệ, các lời phát biểu cảm tưởng, những tâm sự hoặc những câu chuyện cảm động về thầy cô giáo. 4. Kết thúc hoạt động ; - Phát biểu của giáo viên chủ nhiệm. - Nhận xét kết quả hoạt động. - Trong qu¸ tr×nh trao ®æi, th¶o luËn cã thÓ xen nh÷ng t©m sù cña häc sinh vÒ nh÷ng kØ niÖm “T×nh thÇy trß”. 4. V¨n nghÖ. Tr×nh diÔn mét sè tiÕt môc v¨n nghÖ (th¬, ca h¸t, móa) vÒ t×nh nghÜa thµy trß vµ c«ng ¬n thµy c« gi¸o. 5. KÕt thóc ho¹t ®éng: - Ngêi dÉn ch¬ng tr×nh mêi ®¹i biÓu ph¸t biÓu ý kiÕn nh»m ®éng viªn, gi¸o dôc vµ kh¾c s©u nhËn thøc cña häc sinh vÒ t×nh nghÜa thÇy trß. - NhËn xÐt kÕt qu¶ ho¹t ®éng vµ tinh thÇn tham gia cña c¸c thµnh viªn, nhãm, tæ trong líp. B- HOẠT ĐỘNG ĐOÀN-ĐỘI I-Tên hoạt động: Nhớ công ơn các thầy cô giáo. II-Mục tiêu - HS hiểu được truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc. - Giáo dục HS ý nghĩa sâu sắc ý thức nhớ công lao thầy cô đã dạy dỗ mình III-Nội dung hoạt động - Thi viết, vẽ sáng tác về thầy cô trong nhà trường - Phân công từng phân đội, chi đội sáng tác văn, thơ, vẽ hình ảnh thầy cô giáo mà em yêu quý. Phân công ban biên tập, cử những cán sự học tập để duyệt và chấm bài. - Tập hợp và tổ chức chấm cấp chi, Liên đội. - Trao giải cho cá nhân, tập thể. IV-Phương thức hoạt động. - Thi theo chi đội. - Nộp bài về Liên đội. C- TRÒ CHƠI SẴN SÀNG CHỜ LỆNH I. Mục đích: Rèn luyện khả năng tập trung chú ý, giáo dục ý thức và tác phong kỉ luật và chấp hành theo người chỉ huy, nhanh nhẹn và tinh thần tập thể. II. Chuẩn bị: Tập hợp lớp thành 2 – 4 hàng dọc hay hàng ngang hoặc vòng tròn. Từng hàng điểm số thứ tự từ 1 đến hết để từng HS nhận biết số của mình. Nếu chuẩn bị chơi theo vòng tròn thì điểm số thứ tự theo cả lớp. III. Cách chơi: II. Qui mô Qui mô tổ chức theo lớp. III. Nội dung - Xây dựng chương trình văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. - Tập một số bài hát mới có nội dung viết về thầy, cô giáo. IV. Hình thức tổ chức: Thực hành V. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Chuẩn bị các dự kiến hoạt động văn nghệ của tháng. - Lên chương trình văn nghệ chào mừng ngày 20-11. - Chuẩn bị một số bài hát mới theo chủ đề ngày 20-11 cho học sinh tập. 2. Học sinh -Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến. - Tập các bài hát mới về ngày 20-11 VI. Tiến trình tổ chức - Giáo viên ổn định tổ chức lớp, giới thiệu kế hoạch của tháng 11. - Nhận xét về hoạt động văn nghệ của lớp, của Câu lạc bộ trong thời gian qua. - Cho học sinh tập một số bài hát theo chủ điểm: Biết ơn thầy cô (Sáng tác: Hùng Khanh), Bụi phấn (Nhạc: Vũ Hoàng- Lời: Vũ Hoàng-Lê Văn Lộc) * Trong hoà bình xây dựng hiện nay + Thống nhất chương trình hoạt động. 2. Học sinh: +Viếng tượng đài liệt sĩ. + Thăm gia đình bà mẹ Việt Nam anh hùng. VI. Tiến trình tổ chức: 1. Khởi động: - GVCN tập trung, kiểm diện sĩ số.. - Lớp trưởng tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu . 2. Viếng tượng đài liệt sĩ: -Tập trung, kiểm diện sĩ số.. - Thắp hương tại tượng đài liệt sĩ ở địa phương. - Tìm hiểu truyền thống đáu trnh của các người lính anh hùng.. 3. Thăm gia đình bà mẹ Việt Nam anh hùng: - Giới thiệu lí do - Giao lưu và tặng quà cho những bà mẹ VN anh hùng ở địa phương. 5. Kết thúc hoạt động : GVCN nhận xét, đánh giá ý thức tham gia hoạt động của HS. B- HOẠT ĐỘNG ĐOÀN ĐỘI I. Tên hoạt động: Nghe nói chuyện về ngày truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam II-Mục tiêu: - Hiểu được ý nghĩa thành lập QĐND Việt Nam cũng như vẻ đẹp của anh bộ đội cụ Hồ qua các giai đoạn lịch sử. - Giáo dục HS lòng biết ơn các thế hệ cha anh đã anh dũng chiến đấu, hi sinh vì quê hương đất nước. - Biết giữ gìn và bảo vệ các truyền thống tốt đẹp của quê hương học tập và rèn luyện theo gương thế hệ các anh. III- Nội dung hoạt động - Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu. - Giới thiệu báo cáo viên nói chuyện (có thể dùng những hình ảnh tư liệu trình chiếu để thu hút HS ) - HS có thể tham gia câu hỏi trong chương trình, trao đổi về kiến thức lịch sử.... - Văn nghệ xen kẽ hoặc các tiểu phẩm về chiến dịch lịch sử IV. Phương thức hoạt động - Hoạt động giáo dục truyền thống: Tổ chức buổi nghe nói chuyện cấp Liên đội - Văn nghệ xen kẽ III. Cách chơi: - Khi có lệnh, các em đi bình thường hoặc chạy nhẹ nhàng (theo hàng dọc hoặc vòng tròn, khi GV thổi một hồi còi báo động, HS nhanh chóng ẩn nấp bằng cách ngồi, cúi đầu, hoặc nằm chống hai tay không động đậy. GV đếm 1,2,3,4,5. Sau khi hô xong số 5 HS nào còn động đậy thì coi như địch đã phát hiện, bị loại khỏi cuộc chơi sau 30 – 60 giây, GV thổi hồi còi thứ hai để kết thúc báo động, trò chơi lại tiếp tục từ đầu. D. TỔ CHỨC VĂN NGHỆ Tháng 12 là tháng kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12. Các hoạt động đều hướng đến chủ đề Uống nước nhớ nguồn với các hình thức phong phú và đa dạng. Chương trình văn nghệ cần có những bài hát về quân đội, ca ngợi anh bộ đội cụ Hồ. I. Mục tiêu Các hoạt động văn nghệ chào mừng ngày thành lập Quân đội 22-12. II. Qui mô Qui mô tổ chức theo lớp. III. Nội dung - Xây dựng chương trình văn nghệ chào mừng ngày thành lập Quân đội 22-12. - Tập một số bài hát mới có nội dung viết anh bộ đội cụ Hồ. IV. Hình thức tổ chức: Thực hành V. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Chuẩn bị các dự kiến hoạt động văn nghệ của tháng. - Lên chương trình văn nghệ chào mừng ngày 22-12. - Chuẩn bị một số bài hát mới theo chủ đề ngày 22-12 cho học sinh tập. 2. Học sinh: -Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến. - Tập các bài hát mới về ngày 22-12 VI. Tiến trình tổ chức - Giáo viên ổn định tổ chức lớp, giới thiệu kế hoạch của tháng 12. - Nhận xét về hoạt động văn nghệ của lớp, của Câu lạc bộ trong thời gian qua. - Cho học sinh tập một số bài hát theo chủ điểm: Em nhớ ơn các anh (Sáng tác:Trần Ngọc Thành), Cháu yêu chú Giải phóng quân (Sáng tác: Vũ Thanh) - Thành lập ban tổ chức và điều hành, xây dựng chương trình biểu diễn, cử người dẫn chương trình. 2. Học sinh: - Dự kiến mời đại biểu. - Chuẩn bị hoa tặng. VI. Tiến trình tổ chức: 1. Khởi động: - Hát tập thể. - Tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu. - Giới thiệu chương trình biểu diễn. 2. Biểu diễn văn nghệ. - Người dẫn chương trình lần lượt giới thiệu các cá nhân hoặc nhóm lên trình diễn (thể hiện phong cách tự tin, trang phục đẹp) - Sau mỗi tiết mục có tặng hoa, cả lớp cổ vũ, động viên. 5. Kết thúc hoạt động. GVCN nhận xét, đánh giá ý thức tham gia hoạt động của HS. HOẠT ĐỘNG 2. EM LÀ MẦM NON CỦA ĐẢNG. I. Mục tiêu: HS có khả năng: - Hiểu biết những nét cơ bản về chi bộ và các đảng viên ưu tú của chi bộ Đảng nhà trường hoặc của cơ sở Đảng địa phương. - Tôn trọng, tin tưởng, tự hào và chi bộ nhà trường, cơ sở Đảng địa phương, tin vào sự lãnh đạo của Đảng. - Học tập, rèn luyện theo các gương tốt đảng viên. II. Qui mô: Có thể tổ chức theo khối lớp hoặc lớp. III. Nội dung: - Tìm hiểu công tác Đảng của trường và của địa phương, hiểu nhiệm vụ của chi bộ, của đảng viên, truyền thống của chi bộ nhà trường, của cơ sở Đảng địa phương. - Học tập các tấm gương đảng viên tốt của trường hoặc của địa phương. IV. Hình thức tổ chức: Giao lưu và vui văn nghệ. V. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : - Liên hệ với chi bộ nhà trường hoặc cơ sở Đảng địa phương để mời các đảng viên ưu tú tham gia hoạt động giao lưu với lớp. - Tự hào về quê hương, về phong tục truyền thống tốt đẹp. - Có ý thức thái độ giữ gìn và phát huy những nét đẹp truyền thống. - Rèn KN làm việc theo nhóm. III. Nội dung hoạt động - Tìm hiểu những phong tục tập quán của quê hương đất nước qua những bài văn, thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ.... - Sưu tầm các tài liệu về phong tục tập quán các vùng quê khác nhau. - Phân công các tổ nhóm (phân đội) để trình bày, chuẩn bị phần thưởng cho các nhóm trình bày đạt hiểu quả cao. - GVCN phân công BGK (có thể mời GV dạy bộ môn dạy tại lớp). - Các nhóm lần lượt lên trình bày sản phẩm của mình, BGK chấm điểm. - Có thể tổ chức các trò chơi tập thể, trò chơi dân gian xen kẽ. IV. Phương thức hoạt động - Hoạt động nhóm. C- TRÒ CHƠI THEO LỆNH TÔI I- Mục đích: Rèn luyện trí nhớ, ý thức và tác phong kỉ luật và chấp hành lệnh của người chỉ huy. II. Chuẩn bị: Tập hợp lớp thành 2 – 4 hàng ngang. Khoảng cách giữa các em trong hàng là một sải tay GV đứng cách hàng đầu khoảng 3m. Nếu tổ chức chơi theo vòng tròn thì GV đứng ở tâm vòng tròn, III. Cách chơi: - Khi GV nói “Theo lênh tôihai tay đưa ra trước !” tất cả HS thực hiện theo GV ai không đưa hai tay ra trước là không đúng. Khi GV hô tiếp “Đưa hai tay đưa dang ngang ” nhưng trước câu đó không có “Theo lênh tôi”, ai đưa dang ngang là không đúng, trò chơi cứ tiếp tục như vậy. Những HS thực hiện không đúng phải chạy hoặc lò cò một vòng quanh các bạn của lớp mình rồi về đứng ở vị trí cũ GÁC BAN ĐÊM I. Mục đích: Rèn luyện sự tập trung chú ý, phản ứng nhanh, và khả năng phán đoán tác phong kỉ luật và chấp hành theo người chỉ huy. II. Chuẩn bị: - Hai khăn bịt mắt và 1 – 2 còi có dây đeo dài IV. Hình thức tổ chức: Thực hành V. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Chuẩn bị các dự kiến hoạt động văn nghệ của tháng. - Lên chương trình văn nghệ chào mừng ngày thành lập Đảng và mùa xuân - Chuẩn bị một số bài hát mới về Đảng và mùa xuân. 2. Học sinh -Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến. - Tập các bài hát mới về Đảng và mùa xuân. VI. Tiến trình tổ chức - Giáo viên ổn định tổ chức lớp, giới thiệu kế hoạch của tháng 1, 2. - Nhận xét về hoạt động văn nghệ của lớp, của Câu lạc bộ trong thời gian qua. - Cho học sinh tập một số bài hát theo chủ điểm: Mùa xuân tình bạn (Sáng tác: Cao Minh Khanh), Khúc hát chim sơn ca (Sáng tác:Đỗ Hòa An), Ca ngợi Tổ quốc (Sáng tác: Hoàng Vân). + Cử người dẫn chương trình, ban giám khảo. + Cử nhóm trang trí, kê bàn ghế. + Chuẩn bị hoa tặng. - Gửi cho người dẫn chương trình các câu hỏi giao lưu với đảng viên của trường hoặc của địa phương (có thể gửi trước hoặc trong quá trình giao lưu, gặp gỡ). VI. Tiến trình tổ chức: 1. Khởi động: - Tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu, người dẫn chương trình. - Giới thiệu nội dung chương trình. 2. Cuộc thi: - Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi liên quan đến các bài hát, bài thơ... về mẹ, về cô, về người phụ nữ . - Tổ nào có tín hiệu sẽ thực hiện trước. - Ban giám khảo chẩm điểm, điểm của từng tổ được ghi lên bảng. - Người dẫn chương trình công bố kết quả cuộc thi, GVCN lên trao giải nhất, nhì, ba. 5. Kết thúc hoạt động : GVCN nhận xét, đánh giá ý thức tham gia hoạt động của HS. HOẠT ĐỘNG 2. ĐOÀN VỚI CHÚNG EM I. Mục tiêu: HS có khả năng: - Nhận thức và cảm nhận được những biểu tượng tốt đẹp về tổ chức Đoàn, về những đoàn viên ưu tú đã phát huy vai trò tiên phong của Đoàn trong học tập, lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Tự hào và trân trọng những hình ảnh, những biểu tượng tốt đẹp về tổ chức Đoàn, về phong cách tốt đẹp của người đoàn viên. - Có kĩ năng sáng tác thơ, viết văn, vẽ II. Qui mô: Có thể tổ chức theo khối lớp hoặc lớp. III. Nội dung: - Những bài thơ, truyện ngắn, tiểu phẩm, bài viết vẽ người thật, việc thật, những tranh, ảnh do học sinh sáng tác về Đoàn, về ngày thành lập Đoàn 26- 3. - Những lời bình và đánh giá các sáng tác trên của học sinh. IV. Hình thức tổ chức: Thi viết, vẽ và trưng bày tác phẩm sáng tác trên của học sinh qua hình thức báo tường. - Sau khi kết thúc, ban giám khảo công bố điểm cho từng tổ và nhận xét cả 2 hoạt động 2 và 3. - Cuối cùng là phần trình diễn tiết mục văn nghệ của lớp. - Ban giám khảo công bố số điểm của từng tổ. - Trao phần thưởng cho các tổ và các cá nhân đạt giảI nhất, nhì, ba. 5. Kết thúc hoạt động : GVCN nhận xét, đánh giá ý thức tham gia hoạt động của HS. B- HOẠT ĐỘNG ĐOÀN- ĐỘI I-Tên hoạt động: Tiến bước lên đoàn II-Mục tiêu: - HS hiểu được truyền thống ngày phụ nữ quốc tế và qua đó tự hào về những người bà, người mẹ của mình. - Hiểu được quyền, nhiệm vụ của người phụ nữ trong thời đại mới. Phát huy tinh thần đoàn kết trong chi đội. III. Nội dung hoạt động - Phân công các phân đội chuẩn bị các tiết mục văn nghệ với chủ đề (dành cho các bạn nam) - Phân công người dẫn chương trình, chuẩn bị hoa, quà tặng dành cho các bạn nữ, trang trí, BGK (là các bạn nữ) - Lần lượt các bạn nam lên biểu diễn và có thể đọc thơ, diễn tiểu phẩm vui về ngày 8.3 IV. Phương thức hoạt động - Thi văn nghệ giữa các phân đội. C- TRÒ CHƠI CHẠY TIẾP SỨC HOÁ TRANG I. Mục đích: Rèn luyện kỹ năng chạy, phát triển sức nhanh, sự phối hợp khéo léo tháo vát. II. Chuẩn bị: Chẩn bị 4 - 6 chiếc mũ (nếu có điều kiện có thể chuẩn bị thêm 4 - 6 bộ quần áo thể thao), 4 - 6 đôi giầy tập và những thứ để hoá trang khác. Kể hai vạch xuất phát và chuẩn bị cách nhau 1,5 - 2m, cách vạch xuất phát 10 - 15m kẻ 4 - 6 vòng tròn, mỗi vòng trong có đường kính 0,8 - 1m, trong đó để những vật dụng hoá trang. Tập hợp HS thành 4 - 6 hàng dọc sau vạch chuẩn bị, mỗi hàng là một đội thi đấu, các đội phải bằng nhau về số lượng và tỷ lệ giới tính. Những em số 1 của mỗi hàng tiến vào sát vạch xuất phát thực hiện tư thế chuẩn bị. GÀ ĐUỔI CÓC I. Mục đích: Rèn luyện kỹ năng bật nhảy, phát triển sức mạnh chân, sự nhanh nhẹn, tháo vát. II. Chuẩn bị: - Kẻ hai vạch xuất phát cho “cóc” và “gà” cách nhau 2,5 - 3m, cách vạch xuất phát của “cóc” 8 - 10m kẻ vạch giới hạn. - Chia HS thành nhiều đợt chơi, mỗi đợt tập hợp thành 2 hàng ngang sau vạch xuất phát tạo thành từng cặp một (em trước, em sau là một cặp), mặt hướng về vạch giới hạn, cặp nọ cách cặp kia tối thiểu 1,5m. Hàng trên là “cóc”, những em này cần chuẩn bị theo tư thế cóc ngồi, hàng sau là “gà”, những em này đứng chuẩn bị co một chân, tay cùng bên nắm lấy cổ chân. III. Cách chơi: Khi có lệnh, “cóc” và “gà” cùng bật nhảy nhanh về phía trước theo tư thế quy định dưới hình thức đuổi nhau. Khi “gà” đuổi kịp “cóc”, dùng tay vỗ nhẹ vào người “cóc”, như vậy “cóc” bị thua, nếu “cóc” đã nhảy qua vạch giới hạn mà “gà” không đuổi kịp thì “gà” bị thua. Thống kê số “cóc” bị bắt và số “gà” không đuổi kịp “cóc”, bên nào ít hơn là thắng cuộc. Tiếp theo đổi vai, tiếp tục cuộc chơi. Sau 2 - 4 hoặc 6 lần, nghĩa là sau số lần được đuổi và bị đuổi tương đương nhau, tổng số người bị bắt bên nào nhiều hơn là thua và phải nhảy lò cò (GV và HS thống nhất). D. TỔ CHỨC VĂN NGHỆ Tháng 3 có 2 ngày kỉ niệm: ngày Quốc tế phụ nữ 8-3 và ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Chương trình văn nghệ cần có những bài hát ca ngợi về người phụ nữ Việt Nam và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. I. Mục tiêu Các hoạt động văn nghệ chào mừng ngày thành lập Đoàn 26-3, ngày Quốc tế phụ nữ 8-3. II. Qui mô Qui mô tổ chức theo lớp. III. Nội dung - Xây dựng chương trình văn nghệ chào mừng ngày thành lập Đoàn 26-3, ngày Quốc tế phụ nữ 8-3. - Tập một số bài hát mới về Đoàn và những bài hát viết về mẹ kính yêu. CHỦ ĐIỂM THÁNG 4 Hoà bình và hữu nghị A- HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP I. Mục tiêu chủ điểm: HS có khả năng: - Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề hoà bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc. - Vận dụng các kiến thức đã học để rèn luyện các kĩ năng chung sống ở mọi nơi, mọi lúc trên tinh thần thân thiện, hợp tác và hoà bình. - Biết tỏ thái độ đồng tình với những cách ứng xử có văn hoá trong đời sống hàng ngày; biết phê phán những thái độ và cách ứng xử thiếu văn hoá, không thân thiện. II. Nội dung hoạt động: 1. Học sinh với vấn đề toàn cầu. 2. Ngày lịch sử đáng nhớ 30-4 III. Gợi ý tổ chức hoạt động : HOẠT ĐỘNG 1. HỌC SINH VỚI CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU I. Mục tiêu: HS có khả năng: - Hiểu được một vài vấn đề chủ yếu hiện nay mà nhân loại đang quan tâm như: tệ nạn ma tuý, bảo vệ môI trường, dân số và đói nghèo - Có kĩ năng thu nhận thông tin về những vấn đề đó. - Biết tỏ tháI độ không đồng tình với những sự việc, hiện tượng gây ra hậu quả xấu và tích cực ủng hộ những việc làm đúng, phù hợp với mong muốn của mọi người. II. Qui mô: Có thể tổ chức theo khối lớp hoặc lớp. III. Nội dung: - Một vài vấn đề chủ yếu mà nhân loại đang quan tâm. - Xác định trách nhiệm của người học sinh nói chung và học sinh lớp 8 nói riêng trong việc góp phần giảI quyết các vấn đề đó. IV. Hình thức tổ chức - Thi tìm hiểu một vài vấn đề chủ yếu mà nhân loại đang quan tâm. - Minh họa bằng một vài tiết mục văn nghệ. 4. Kết thúc hoạt động : - GVCN nhận xét về tinh thần, thái độ tham gia của HS. - Rút kinh nghiệm về khâu chuẩn bị, về cách điều khiển của cán bộ lớp và cách tham gia của HS. HOẠT ĐỘNG 2. NGÀY LỊCH SỬ ĐÁNG NHỚ 30-4 I. Mục tiêu: HS có khả năng: - Nhận thức được giá trị lịch sử và ý nghĩa quốt tế của ngày giảI phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. - Rèn luyện các kĩ năng tổ chức và điều khiển các hoạt động của tập thể. - Tự hào, phấn khởi, tích cực tham gia các hoạt động kỉ niệm ngày giảI phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4. II. Qui mô: Có thể tổ chức theo khối lớp hoặc lớp. III. Nội dung: - Giá trị lịch sử và ý nghĩa quốt tế của ngày 30-4. - Những diễn biến chính của chiến dịch Hồ Chí Minh dẫn tới ngày giảI phóng hoàn toàn miền Nam 30-4-1975. IV. Hình thức tổ chức: - Phát biểu cảm tưởng, nêu lên những nhận thức của bản thân về ngày 30-4. - Biểu diễn chương trình văn nghệ. V. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : - Giáo viên chủ nhiệm phát động toàn lớp viết cảm nghĩ của mình về ngày 30-4 trên cơ sở các tài liệu mà các em thu thập được. 2. Học sinh : - Mỗi tổ chuẩn bị từ 4-5 tiết mục văn nghệ với các thể loại khác nhau như: hát, múa, kể chuyện, đọc thơ, tiểu phẩm sau đó đăng kí để cán bộ lớp tập hợp, sắp xếp thành chương trình biểu diễn. - Cử người điều khiển, phân công trang trí lớp. VI. Tiến trình tổ chức: 1. Khởi động: - Tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu, người dẫn chương trình. - Giới thiệu nội dung chương trình. 2. Phát biểu cảm tưởng : Người điều khiển mời giáo viên chủ nhiệm nêu vắn tắt ý nghĩa của ngày 30-4. Một đại diện học sinh nêu cảm nghĩ của mình về ngày 30-4. - Theo số lượng dây (sào) để chọn số HS ra cầm dây. Hai em một dây, mỗi em cầm một đầu dây, cúi người và căng giữ dây sao cho dây (sào) ở độ cao 0,3 - 0,4m phía trước các bạn trong hàng. III. Cách chơi: Hai em cầm dây giữ độ cao của dây như đã nêu, đi ngược từ đầu hàng đến cuối hàng. Khi dây đến gần chân em nào, em đó nhanh chóng bật nhảy vượt qua dây. Cặp thứ nhất cầm dây đi được khoảng 2m thì đến cặp thứ hai, cặp thứ hai đi được 2m, đến cặp thứ 3 và cứ lần lượt như vậy tạo thành những đợt các em phải nhảy qua dây nhấp nhô như những “đợt sóng” liên tiếp nhau. Trường hợp để vướng chân vẫn tiếp tục nhảy những lần tiếp theo để dây tiếp tục đi đến cuối hàng, sau đó hai HS cầm dây nhanh chóng chạy lên đầu hàng và lại tiếp tục căng dây cho các bạn nhảy. Mỗi HS trong hàng nhảy 10 - 15 lần thì dừng lại nghỉ trong ít phút, thay người cầm dây, tiếp chơi lần hai. KIỆU BẠN TIẾP SỨC I. Mục đích: Rèn luyện kỹ năng mang vác, phát triển sức mạnh tay, chân, giáo dục tình bạn, sự thương yêu giúp đỡ nhau trong khó khăn. II.Chuẩn bị: - Kẻ 2 vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau 1m. Cách vạch xuất phát 8 - 15m kẻ vạch đích. - Tập hợp HS thành 2 - 4 hàng dọc, cho từng tổ điểm số theo chu kỳ 1-2-3 để tạo thành từng nhóm 3 người nam với nam, nữ với nữ phía sau vạch chuẩn bị. Nhóm 3 người thứ nhất của mỗi đội tiến vào sát vạch xuất phát, số 2 và 3 làm nhiệm vụ kiệu số 1, thực hiện tư thế chuẩn bị như sau: số 2 và số 3 đứng sát vạch xuất phát vai cách nhau 0,3 - 0,5m, 2 tay nắm lấy cổ tay nhau theo kiểu úp lòng bàn tay lên cổ tay, số 1 đứng ở phía trước tay của hai người kiệu, mặt hướng về trước cùng chiều với 2 người kia. Hai người làm kiệu hơi khuỵu hai chân, hạ thấp trọng tâm để chỗ 4 tay nắm với nhau xuống dưới mông của người được kiệu (hơi lùi sâu vào phía đùi một chút). Người được kiệu quàng 2 tay bá lấy cổ 2 bạn, đồng thời kiễng chân lên ngồi vào chỗ nắm tay nhau của 2 người. Sau đó 2 người làm kiệu đứng thẳng người lên chờ lệnh xuất phát. III. Cách chơi: Khi có lệnh, nhóm thứ nhất của mỗi đội nhanh chóng kiệu bạn đến đích, sau đó kiệu quay về vạch xuất phát, đưa tay chạm vào bạn được kiệu của nhóm thứ hai, đi vòng về tập hợp ở cuối hàng. Nhóm thứ hai tiến vào vị trí xuất phát (sau khi nhóm thứ nhất xuất phát), thực hiện tư thế chuẩn bị. Sau khi chạm tay nhóm thứ nhất. Trò chơi được tiến hành lần lượt như vậy cho đến hết, đội nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc. II. Qui mô Qui mô tổ chức theo lớp. III. Nội dung - Xây dựng chương trình văn nghệ với những bài hát theo chủ đề - Tập một số bài hát mới về Hòa bình và tình đoàn kết Quốc tế IV. Hình thức tổ chức: Thực hành V. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Chuẩn bị các dự kiến hoạt động văn nghệ của tháng. - Lên chương trình văn nghệ - Chuẩn bị một số bài hát mới về Hòa bình và tình đoàn kết Quốc tế 2. Học sinh: -Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến. - Tập các bài hát mới. VI. Tiến trình tổ chức - Giáo viên ổn định tổ chức lớp, giới thiệu kế hoạch của tháng 4. - Nhận xét về hoạt động văn nghệ của lớp, của Câu lạc bộ trong thời gian qua. - Cho học sinh tập một số bài hát theo chủ điểm: Thiếu nhi thế giới vui liên hoan (Sáng tác: Lưu Lưu Hữu Phước), Chúng em cần hòa bình ( Sáng tác: Hoàng Long). này được thể hiện thành một báo cáo thu hoạch của cá nhân. Báo cáo của cá nhân có thẻ trình bày theo mẫu sau: Bản thu hoạch Những tư liệu sưu tầm được về Bác Hồ TT Các loại tư liệu, tài liệu Nội dung của tư liệu, tài liệu 1 2 . . . . 2. Học sinh : - Từng tổ lựa chọn một vài báo cáo thu hoạch tốt nhất để trình bày trước lớp, tổ có thể tập hợp thêm tập tư liệu đã sưu tầm vào một tờ giấy khổ to hay trong một quyển vở đẹp. - Phân công trang trí lớp. - Cử người điều khiển chương trình và ban giám khảo. - Chuẩn bị phần thưởng (nếu có) VI. Tiến trình tổ chức: 1. Khởi động: - Tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu, người dẫn chương trình. - Giới thiệu nội dung chương trình. 2. Tổ chức cuộc thi: - Báo cáo thu hoạch: Mỗi tổ cử một đại diện trình bày báo cáo thu hoạch về chủ đề “Bác Hồ với thiếu nhi”. Khi trình bày phải nói to, rõ ràng, rành mạch từng nội dung đã thu hoạch được và nêu cụ thể loại tư liệu, tài liệu nào đã giúp cho bản thân có được những thu hoạch đó. Người điều khiển hướng dẫn toàn lớp bổ sung ý kiến hoặc thảo luận xung quanh các báo cáo thu hoạch đó. - Thi trả lời hay nhất: Đây là hoạt động mà mọi thành viên trong lớp đều có thể tham gia. Người điều khiển mời một bạn bất kì lên bốc thăm đầu tiên, sau đó đọc to câu hỏi để cả lớp cùng suy nghĩ và trả lời. Ai có câu trả lời hay nhất thì người đó có quyền mời một bạn khác lên bắt thăm. Việc bốc thăm thi trả lời hay nhất cứ tiếp diễn cho đến khi người điều khiển tuyên bố kết thúc hoạt động. Ban giám khảo công bố kết qủa của hai hoạt động: tổ báo cáo thu hoạch tốt nhất và người trả lời hay nhất. cờ. Số 5 nhanh chóng nắm lấy cán cờ để giữ cho cờ không bị đổ, tiếp theo người điều khiển gọi một số khác, em này lại chạy vào giữ cờ như bạn số 5 đã thực hiện. Trò chơi tiếp tục như vậy, nếu người nào không chạy vào kịp và nắm được cờ, để cờ bị đổ thì phải chạy hoặc nhảy lò cò xung quanh các bạn một vòng rồi đứng vào giữ cờ. Người giữ cờ buông cờ sớm hoặc muộn quá đều phạm quy. NHÓM BA NHÓM BẢY I. Mục đích: Rèn luyện phản xạ, phát triển sức mạnh chân, giáo dục tinh thần tập thể. II. Chuẩn bị: Tập hợp HS thành 1 - 2 vòng tròn đồng tâm hoặc khác tâm, mặt quay theo chiều vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ. III. Cách chơi: Các em vừa chạy hoặc nhảy chân sáo, vừa vỗ tay và đọc các câu sau: “Tung tăng múa ca, Nhi đồng chúng ta Họp thành nhóm ba Hay là nhóm bảy?” Sau từ “bảy” các em đứng lại theo trật tự lắng nghe lệnh của chỉ huy, nếu chỉ huy hô “Nhóm ba!”, tất cả nhanh chóng chụm lại với nhau thành từng nhóm 3 người; nếu chỉ huy hô “Nhóm bảy!”, tất cả nhanh chóng chụm lại thành từng nhóm 7 người. Những em không chụm lại được thành nhóm, hoặc thành nhóm nhưng không đúng quy định phải chạy hoặc lò cò một vòng xung quanh các bạn. Trò chơi tiếp tục như vậy trong một số lần. TẬP TẦM VÔNG I. Mục đích: Rèn luyện khả năng phán đoán, sự khéo léo, nhanh nhẹn. II. Chuẩn bị: - Hai em một viên sỏi hoặc một vật nhỏ nào đó có thể giấu gọn trong nắm tay ví dụ như mẩu giấy vo lại, hoặc viên bi, mẩu tẩy, mẩu phấn - Tập hợp HS thành 2 hay 4 hàng dọc hoặc hàng ngang quay mặt vào nhau tạo thành từng đôi một. III. Cách chơi: Chỉ huy hô “Chuẩn bị”, những em cầm sỏi trong tay nhanh chóng đưa hai tay ra sau lưng và khéo léo nắm viên sỏi vào một trong hai tay sao cho bạn đứng đối diện không biết. Sau độ 1 - 2 giây, chỉ huy hô tiếp “ bắt đầu!”, những em cầm sỏi đưa tay về phía trước và tất cả lớp cùng vung tay đánh nhịp đọc đồng dao: “Tập tầm vông - Nhận xét về hoạt động văn nghệ của lớp, của Câu lạc bộ trong thời gian qua. - Cho học sinh tập một số bài hát theo chủ điểm: Hoa thơm dâng Bác (Sáng tác: Hà Hải), Em nhớ mãi một ngày (Sáng tác: Phạm Trọng Cầu)
File đính kèm:
- tai_lieu_huong_dan_hoat_dong_giao_duc_ngoai_gio_len_lop_cap.docx