Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân Khối THCS - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Quận 1
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân Khối THCS - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Quận 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân Khối THCS - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Quận 1
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2018– 2019 MÔN: Giáo Dục Công Dân I. NỘI DUNG: * KHỐI 6: 1. Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. 2. Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông. 3. Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập. 4. Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. * KHỐI 7: 1. Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam. 2. Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 3. Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa. 4. Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo * KHỐi 8: 1. Bài 13: Phòng, chống tệ nạn xã hội. 2. Bài 14: Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS. 3. Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại. 4.Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. * KHỐI 9: 1. Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân. 2. Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế. 3. Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. 4. Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật II. CẤU TRÚC ĐỀ THI: gồm 4-5 câu (như Kiểm tra Học kỳ I) - Bài tập thực hành : GV ôn tập cho HS theo các bài tập SGK và Tài liệu tham khảo Hướng dẫn giải bài tập. Lưu ý: có thể chọn những tình huống thực tiễn trong cuộc sống, báo đài...mang tính giáo dục có liên quan đến nội dung ôn tập HKII. Quận 1, ngày 14 tháng 3 năm 2019 TỔ TRƯỞNG BỘ MÔN Nguyễn Hữu Lợi 3. Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập. a) Vì sao phải học tập -Học tập là vô cùng quan trọng: -Nhờ học tập chúng ta mới có hiểu biết, tiến bộ và trở thành người có ích. b) Quy định của pháp luật: Mỗi công dân đều có quyền và nghĩa vụ học tập. c) Trách nhiệm của nhà nước: Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Tạo điều kiện mọi người được học hành. d) Trách nhiệm học sinh: Để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập, phải chăm chỉ, say mê, kiên trì và tự lực, phải có phương pháp học tập tốt. 4. Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. a) Quyền được bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là quyền cơ bản, là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất. b) Pháp luật quy định: - Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. - Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. c) Trách nhiệm công dân: - Tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác. - Tự bảo vệ quyền của mình. - Phê phán, tố cáo việc làm sai trái. - Nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của quốc gia; là sự nghiệp của toàn dân. - Nghiêm cấm mọi họat động làm suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trường. Bài 15: Bảo vệ Di sản văn hóa. Di sản văn hoá là những sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. 2. Ý nghĩa: - Là cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc; - Thể hiện công đức của tổ tiên và kinh nghiệm của dân tộc. - Đóng góp vào sự nghiệp xây dựng phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. - Đóng góp vào kho tàng di sản văn hoá thế giới. 3. Quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá: Nghiêm cấm: - Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hoá. - Hủy hoại di sản văn hoá. - Đào bới, lấn chiếm khu di tích, danh lam thắng cảnh. - Mua bán, vận chuyển trái phép các di vật, cổ vật, bảo vật. - Lợi dụng việc bảo vệ di sản để làm điều trái pháp luật. Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo 1. Tín ngưỡng: Là lòng tin vào cái gì đó thần bí như thần linh, thượng đế, chúa trời. 2. Tôn giáo: Là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức với những quan niệm giáo lý thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy. 3. Mê tín dị đoan: Là tin vào những điều mơ hồ nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. 4. Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là gì ? - Công dân có quyền theo hay không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào. - Công dân đã theo một tín ngưỡng hay tôn giáo có quyền thôi không theo nữa hoặc bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác. 5. Trách nhiệm của công dân là phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người khác: - Tôn trọng nhũng nơi thờ tự : đền, chùa, miếu, nhà thờ - Không được bài xích, gây chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. 6. Nghiêm cấm việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo; lợi dùng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước. + Ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế – xã hội 2. Pháp luật qui định: - Phòng chống nhiễm HIV/AIDS là trách nhiệm của mỗi người, mỗi gia đình; - Nghiêm cấm hành vi mua dâm, bán dâm, tiêm chích ma túy; các hành vi làm lây truyền; - Người nhiễm HIV/AIDS; + Được quyền giữ bí mật tình trạng của mình; + Không bị phân biệt đối xử; + Phải thực hiện các biện pháp phòng, chống, lây nhiễm. 3. Trách nhiệm : Mỗi chúng ta: - Cần có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS; - Không phân biệt đối xử người bị nhiễm và gia đình họ; - Tích cực tham gia phòng, chống HIV/AIDS. Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại. 1. Những tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại đã gây ra những tổn thất to lớn về tính mạng và tài sản. 2. Pháp luật quy định : - Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất cháy, nổ, chất phóng xạ và độc hại; - Chỉ có cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng; - Các cơ quan tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phải được huấn luyện về chuyên môn và phải luôn tuân thủ các qui định về an toàn. 3. Trách nhiệm của công dân, học sinh. - Tự giác, tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các qui định phòng ngừa - Tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện; - Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. 1. Thế nào là quyền sở hữu ? Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền của công dân (chủ sở hữu) đối với tài sản thuộc sở hữu của mình, bao gồm: - Quyền chiếm hữu; - Quyền sử dụng; - Quyền định đoạt. 2. Pháp luật quy định: * Công dân có quyền sở hữu về: - Thu nhập hợp pháp; - Của cải để dành; - Nhà ở; ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2018– 2019 MÔN: Giáo Dục Công Dân \9 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân. 1. Gia đình là : - Chiếc nôi nuôi dưỡng mỗi người; - Môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách. 2. Pháp luật nước ta qui định: (Trích điều 34, 35, 47 và 48 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000) a) Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ, ông bà: - Cha mẹ : + Thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng con thành công dân tốt; + Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con; + Không được phân biệt đối xử, ngược đãi, xúc phạm, ép con làm điều trái pháp luật, trái đạo đức. - Ông bà : + Trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu; + Sống mẫu mực và nêu gương tốt cho cháu. b) Nghĩa vụ và quyền của con, cháu: - Yêu quí, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà; - Chăm sóc, nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ; - Nghiêm cấm mọi hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà. c) Anh chị em phải có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ. 3. Ý nghĩa: Những qui định trên nhằm: - Xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc; - Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình. Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế. 1. Thế nào là quyền tự do kinh doanh ? - Kinh doanh là hoạt động, sản xuất hàng hoá, dịch vụ và trao đổi hàng hoá nhằm mục đích thu lợi nhuận. - Quyền tự do kinh doanh là quyền của công dân lụa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh. - Tự do kinh doanh phải theo đúng quy định của pháp luật và sự quản lí của Nhà nước. Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật 1. Thế nào sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? a. Sống có đạo đức là : - Suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức chung của xã hội. - Đặt lợi ích của xã hội, của dân tộc trên lợi ích của cá nhân. b. Tuân theo pháp luật: là sống và hành động theo những quy định của pháp luật. 2. Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có quan hệ với nhau: - Người có đạo đức biết tự giác tuân theo pháp luật. - Người tôn trọng pháp luật biết xử sự có đạo đức. 3. Vì sao phải sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? - Giúp con người tiến bộ không ngừng, làm nhiều việc có ích cho mọi người và xã hội. - Được mọi người yêu quý, kính trọng. 4. Trách nhiệm công dân - học sinh : Tự kiểm tra, đánh giá hành vi của bản thân trong cuộc sống có đạo đức và tự giác tuân theo pháp luật.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_giao_duc_cong_dan_khoi_thcs_na.docx