Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 28+30

docx 8 Trang tailieuthcs 86
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 28+30", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 28+30

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 28+30
 KIẾN THỨC CƠ BẢN TUẦN 28, 30
 Các em thân mến, tiếp tục những ngày chống dịch cam go của cả xã hội, chắc các 
em cũng lo lắng. Nhưng việc chống dịch là của các cấp chính quyền, của các nhà chuyên 
môn, của người lớn, các em chống dịch tốt nhất là giữ vệ sinh cá nhân, bớt đi chơi tới chỗ 
công cộng nhé. Thầy cô gửi các em những kiến thức cơ bản tuần 28,29,30 mong các em 
đọc, nghiên cứu cho tốt, các em phải đề cao tinh thần tự học, sáng tạo nhé.
 Nội dung chính của chương trình:
*Về văn bản:
 - Bàn về phép học:
+ Đây là bài văn nghị luận nói về vấn đề giáo dục :
của Nguyễn Thiếp gửi lên vua Quang Trung, nói về mục đích của việc học, cách học đúng 
đắn, cách phát triển giáo dục. Qua đây ta thấy tư tưởng tiến bộ, đúng đắn của tác giả với 
giáo dục, và tầm quan trọng của giáo dục với sự thịnh vượng của đất nước
 - Đi bộ ngao du:
+ Văn bản này giúp chúng ta thấy được lợi ích của việc đi bộ, đồng thời thấy được tâm hồn 
phóng khoáng, tự do tự tại, những suy nghĩ tích cực của tác giả.
*Về Tiếng Việt: 
- Hội thoại: chú ý đến hoàn cảnh, vai hội thoại, địa vị xã hội, và cả thái độ khi hội thoại 
của nhân vật.
* Tập làm văn:
- Bài viết số 6 thầy gửi đề lên các em làm nhé.
- Các em đã học về luận điểm ở lớp 7, lớp 8 ta tiếp tục ôn tập luận điểm, các em tập làm 
quen với việc xác định luận điểm vì lên lớp 9 phần văn bản ngắn rất quan trọng nhé.
 Các em cố gắng học bài làm bài nhé. Cố gắng giữ gìn sức khỏe nhé. Mong sớm gặp 
lại các em. =>Quan điểm đúng đắn, tiến bộ. Xem thường lối học chuộng hình thức , lấy mục đích danh 
vọng cá nhân là chính.Coi trọng lối học lấy mục đích hình thành nhân cách tốt đẹp, làm 
cho đất nước ngày càng vững bền.
b. Đoạn 2: Bàn về phép học mới.
+ Cách tổ chức việc học:
Mở trường rộng khắp.
Tạo điều kiện cho người đi học.
+ Cách dạy:
Dạy theo Chu Tử.
Dạy tứ thư, ngũ kinh, chư sử.
=> Lấy tiểu học làm gốc, học những cái căn bản nhất, học từ thấp đến cao...
+ Cách học:
Học rộng- tóm cho gọn.
Học đi đôi với hành.
=> Kết quả: Họa may kẻ nhân tài mới lập được công.
 Nhà nước hưng thịnh.
- Lập luận chặt chẽ, ngắn gọn=>Tăng sức thuyết phục về việc đổi mới ND và phương pháp 
học tập của tác giả.
c. Tác dụng của phép học.
- ý nghĩa, tác dụng của việc học chân chính: 
+ Người tốt nhiều.
+ Triều đình ngay ngắn.
+ Thiên hạ thịnh trị.
=> Tạo sự bền vững cho cá nhân, cho triều đại, cho xã hội.
- NT: Dùng câu có mục đích cầu khiến , bộc lộ cảm xúc, thể hiện thái độ chân thành của 
tác giả với việc học , tin mình, tin vua, giữ vững đạo vua tôi.
=> Nguyễn Thiếp đã đề cao tác dụng của việc học chân chính, tin tưởng ở đạo học chân 
chính và kì vọng về tương lai đất nước.
III. Luyện tập.
 - có ý kiến cho rằng: “Học là để cho bố mẹ vui thôi”. Em có suy nghĩ như thế nào về 
 vấn đề này?
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Tiết 102
 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
I. Đề bài và tìm hiểu đề.
1. Đề bài. 
Hãy viết một bài báo tường khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn.
2 Tìm hiểu đề bài:
- Kiểu bài: Nghị luận. TUẦN 30
 Tiết 109 + 110
 ĐI BỘ NGAO DU
 (Trích “Emin hay về giáo dục – Ruxô)
I. Đọc và tìm hiểu chú thích.
1. Tác giả
- Ru-xô (1712- 1778) là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội người Pháp, là tác giả 
của nhiều tiểu thuyết nổi tiếng.
2.Tác phẩm:
-“ Ê min hay về giáo dục” là một thiên luận văn- tiểu thuyết nội dung đề cập đến việc giáo 
dục một em bé từ khi mới ra đời cho đến lúc khôn lớn. Tác phẩm chia thành 5 quyển tương 
ứng với 5 giai đoạn của quá trình giáo dục.
- Văn bản trích trong quyển 5.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Kiểu VB và phương thức biểu đạt:
- KVB: Nghị luận.
- PTBĐ: Nghị luận.
2. Bố cục: 3 phần
P1. Từ đầu- “đôi bàn chân nghỉ ngơi”: Đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn.
P2. Tiếp “không thể làm tốt hơn”: Đi bộ ngao du đầu óc được sáng láng.
P3. Còn lại: Đi bộ ngao du tính tình được vui vẻ.
3. Phân tích.
a. Đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn.
- Ưa đi lúc nào thì đi, thích dừng lúc nào thì dừng.
- Quan sát khắp nơi...xem xét tất cả: một dòng sông, một khu rừng rậm, một hang động, 
một mỏ đá, các khoáng sản...
- Xem tất cả những gì con người có thể xem, chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã 
phu trạm.
- Hưởng thụ tất cả sự tự do mà con người có thể hưởng thụ.
=> Thỏa mãn nhu cầu hòa hợp với thiên nhiên, đem lại cảm giác tự do thưởng ngoạn cho 
con người.
- Lập luận chặt chẽ lí lẽ, dẫn chứng phong phú, tự nhiên. 
+ Phương thức tự sự theo ngôi thứ nhất 
( tôi, ta), phép liệt kê, sử dụng nhiều câu trần thuật .
-> Khẳng định sự thú vị của đi bộ ngao du từ kinh nghiệm của bản thân.
b. Đi bộ ngao du- đầu óc được sáng láng.
- Bằng chứng:
+ Ta-lét, Pla- tông, Pi-ta –go là các nhà toán học, triết học, luôn quan sát, nghiền ngẫm 
trong lúc đi dạo chơi. - Khi tham gia hội thoại, ai cũng được nói; mỗi lần người tham gia hội thoại nói được gọi 
là một lượt lời.
- Không nói tranh, xen vào hoặc cướp lời người khác. 
- Im lặng cũng là một cách biểu thị thái độ.
* Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập bài tập trang 93,94.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Tiết 112
 LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ TỰ SỰ 
 VÀ MIÊU TẢ VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. Luyện tập đề 1.
Đề bài.
Sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch đối với học sinh.
1. Nhận xét các luận điểm đưa ra trong SGK.
Luận điểm phong phú nhưng thiếu mạc lạc, sắp xếp lộn xộn.
2. Lập dàn ý.
A. Mở bài: 
Nêu lợi ích của việc tham quan.
(Những chuyến tham quan du lịch giúp cho người tham quan rất nhiều)
B. Thân bài:
Nêu các lợi ích cụ thể.
- Về thể chất: Những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta thêm khỏe mạnh.
- Về tình cảm: Những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta tìm thêm được thật 
nhiều niềm vui cho bản thân; có thêm tình yêu đối với thiên nhiên, với quê hương, đất 
nước.
- Về kiến thức: Những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta hiểu cụ thể hơn, sâu 
hơn những điều được học trong trường lớp qua những điều mắt thấy, tai nghe.
Đưa lại nhiều bài học có thể còn chưa có trong sách vở của nhà trường.
C. Kết bài:
Khẳng định tác dụng của hoạt động tham quan.
(Đó là một hoạt động bổ ích, mọi người cần tích cực tham gia)
3. Tập đưa yếu tố biểu cảm vào câu văn, đoạn văn nghị luận.
a. Bài tập mẫu.
- Đọc lại luận điểm (3) trong văn bản “Đi bộ ngao du”:
+ Niềm vui sướng tràn ngập có được khi đi bộ ngao du.
+ Các từ ngữ biểu cảm, giọng điệu phấn chấn, vui tươi, hồ hởi.
b. Đưa yếu tố biểu cảm vào luận điểm: 
“Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui”.
HS tham khảo đoạn văn sau:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_8_tuan_2830.docx