Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 29

docx 6 Trang tailieuthcs 83
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 29

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 29
 TUẦN 29
 Tiết 105 + 106
 Văn bản: THUẾ MÁU
 (Trích “BẢN ÁN CHẾ ĐỘ THỰC DÂN PHÁP” - Nguyễn Ái Quốc)
I. Đọc và tìm hiểu chú thích
1. Đọc:
-Yêu cầu: 
+ Kết hợp nhiều giọng: khi mỉa mai châm biếm, khi đau xót, đồng cảm, khi căm 
hờn, phẫn nộ, khi giễu nhại, trào phúng, khi bác bỏ mạnh mẽ
+ Nhấn mạnh và kéo dài một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện mâu thuẫn trào phúng 
rõ nét: giỏi lắm thì cũng, chiến tranh vui tươi, ngấy thịt đen, thịt vàng, đùng một 
cái, con yêu, bạn hiền, xì tiền ra, tấp nập, không ngần ngại
2. Tìm hiểu chú thích:
* Tác giả: SGK
* Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh ra đời:
Bản án chế độ thực dân Pháp viết bằng tiếng Pháp, in lần đầu tiên tại Pari năm 
1925. Năm 1946, xuất bản tại Việt Nam sau đó được dịch ra tiếng Việt và tái bản 
nhiều lần.
b. Nội dung tác phẩm:
- Tố cáo, kết án tội án tày trời của chủ nghĩa thực dân Pháp.
- Tình cảnh khốn cùng của người dân nô lệ các xứ thuộc địa.
- Giáng đòn quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân. Vạch con đường đấu tranh cách 
mạng cho các dân tộc bị áp bức.
3. Bố cục - thể loại:
a. Bố cục: 3 phần 
+ P1: Chiến tranh và người bản xứ.
+ P2: Chế độ lính tình nguyện.
+ P3: Kết quả của sự hi sinh.
b. Thể loại: Nghị luận – hiện đại (Phóng sự - chính luận) * Những vụ bắt lính:
- Thọat tiên tóm người nghèo khỏe.
- Sau đó đến con nhà giàu, nếu không muốn đi lính phải xì tiền ra.
* Phản ứng của người bị bắt:
- Họ tìm mọi cơ hội để trốn thoát.
- Họ tự làm cho mình nhiếm phải những căn bệnh nguy hiểm nhất: bệnh đau mắt 
toét chảy mủ bằng cách xát bào mắt nhiều thứ chất độc
- Thực chất của chế độ tình nguyện là người bản xứ không có một chút tự nguyện 
nào.
* Luận điệu của chính quyền:
- Phủ toàn quyền Đông Dương tuyên bố lạc quan và vui vẻ bằng những từ hoa 
mỹ: “các bạn đã tấp nập đầu quân; kẻ thì hiến dâng cánh tay của mình như lính 
thợ..”
- Trong thực tế họ phải từng “tốp bị xích tay điệu về tỉnh lị . những vụ bạo động 
ở Sài Gòn, Biên Hòa” - Văn bản có ý nghĩa như một “bản án” tố cáo thủ đoạn và chính sách vô nhân 
đạo của bọn thực dân đẩy người dân thuộc địa vào các lò lửa chiến tranh.
* Ghi nhớ: SGK/92
IV. Luyện tập: 
- Đoạn trích yếu tố biểu cảm khá đậm nét được thể hiện trên hai mặt: căm thù và 
đau xót. Căm thù bọn thực dân vô nhân đạo, dau xót trước số phận bi thảm của 
người dân thuộc địa.
Yếu tố biểu cảm thể hiện sâu sắc, thấm thía qua hình ảnh và giọng điệu => có sức 
lay động và tố cáo mạnh mẽ.
Yếu tố biểu cảm được khắc họa bằng ngòi bút trào phúng sắc sảo dựa trên 
những tư liệu phong phú, xác thực của Nguyễn Ái Quốc để làm nên sắc thái 
riêng cho tác phẩm: sắc thái trữ tình – chính luận – trào phúng
 Tiết 107
 HỘI THOẠI
I. Vai xã hội trong hội thoại.
1. Bài tập ví dụ.
2. Nhận xét.
Xét đoạn trích trong SGK/92
- Quan hệ giữa 2 nhân vật tham gia hội thoại : Bà cô và bé Hồng.
- Quan hệ gia tộc: Vai trên: bà cô.
 Vai dưới: Bé Hồng. 
- Cách đối xử của người cô: thiếu thiện chí, vừa không phù hợp với quan hệ ruột thịt 
vừa không thể hiện thái độ đúng mực của người trên đối với người dưới.
- Cách xử sự của Hồng:
+ Cúi đầu không đáp.
+ Lại im lặng cúi đầu xuống đất.
+ Cười dài trong tiếng khóc.
+ Cổ họng tôi nghẹn ứ, khóc không ra tiếng.
=> Hồng phải kìm nén sự bất bình vì Hồng là người thuộc vai dưới, có bổn phận tôn 
trọng người trên.
3. Kết luận.
* Ghi nhớ: SGK/94.
II. Luyện tập (trang 94).

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_8_tuan_29.docx