Giáo án ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 113 đến 120

docx 8 Trang tailieuthcs 40
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 113 đến 120", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 113 đến 120

Giáo án ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 113 đến 120
 KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
 Không ngờ thầy trò mình lại có một kì nghỉ tết lâu vậy nhỉ, đúng như câu nói 
của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “ Chúng ta không đến trường chứ không ngừng 
học tập”. Thầy trò mình vẫn phải cố gắng học, ôn tập để không quên kiến thức 
cũ,đồng thời tiếp thu được kiến thức mới.
 Song song với việc giảng dạy trực tuyến trên zoom, các thầy cô cũng vẫn gửi 
bài trên web của trường để các em tự học. Kiến thức các tuần trước tương đối 
nặng, còn với hai tuần này kiến thức nhẹ nhàng hơn đôi chút, đó cũng là điều thuận 
lợi để các em tiếp thu và nắm bắt nội dung bài học.
 Về phần văn bản, các em chú ý đến tác phẩm “ Ông Giuốc - đanh mặc lễ 
phục”, đây là văn bản kịch, một tác phẩm kinh điển của nhà soạn kịch vĩ đại Mô-li-
e. Tác phẩm hài kịch này sẽ cho các em những trải nghiệm thú vị với tiếng cười 
giòn tan nhưng cũng thâm thúy.
 Về phần tiếng Việt, có hai tiết lựa chọn trật từ trong câu, hai tiết này gồm lý 
thuyết và luyện tập, nếu như chương trình giảm tải mới do bộ đưa ra thì chúng ta 
dồn vào 1 tiết. Nhưng do soạn trên web nên thầy cô vẫn soạn 2 tiết cho dễ nắm bắt.
 Về phần tập làm văn thì 2 tiết về yếu tố miêu tả, tự sự trong văn nghị luận, 
các em cần chú ý vì nó khá cần thiết cho việc viết bài văn của các em sau này.
 Các em nhớ theo dõi bài học và bài tập nhé, cố gắng tự học trên web và chú ý 
các bài học trên zoom để có kết quả tốt nhất. b. – Run rẩy cất bát cháo, cai lệ và người nhà lý trưởng đã
-> Trật tự thể hiện thứ bậc cao thấp của các nhân vật (cai lệ có địa vị xã hội cao 
hơn người nhà lí trưởng), đồng thời cũng có thể phản ánh thứ tự xuất hiện của các 
nhân vật (cai lệ đi trước, người nhà lí trưởng theo sau).
- ...với những roi song, tay thước và dây thừng.
-> tương ứng với trật tự của cụm từ đứng trước: cai lệ mang roi song, người nhà lí 
trưởng mang tay thước và dây thừng.
* Đọc các đoạn trích trong bài tập 2, chú ý các câu in nghiêng.
Cách viết của nhà văn Thép Mới có hiệu quả diễn đạt cao hơn vì nó có nhịp điệu 
hơn, đảm bảo được sự hài hòa về ngữ âm.
3. Kết luận.
* Ghi nhớ: SGK
TIẾT 115
 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
Tiết 116
 TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ 
 VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I. Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận.
1. Bài tập ví dụ.
2. Nhận xét.
*Bài tập 1.SGK.
a- Yếu tố tự sự: Kể một thủ đoạn bắt lính của chính quyền thực dân: Vị chúa tỉnh 
ra lệnh cho bọn quan lại dưới quyền, trong một thời hạn nhất định phải nộp cho đủ 
một số người nhất định.
 Thoạt tiên, chúng tóm những người khỏe mạnh, nghèo khổ. Sau đó, chúng mới 
đòi đến con cái nhà giàu. Những ai cứng cổ thì chúng tìm ngay ra dịp để sinh 
chuyện với học hoặc với gia đình họ, và nếu cần thì giam cổ họ lại cho đến khi học 
phải dứt khoát chọn lấy một trong hai con đường: đi lính nguyện hoặc xì tiền ra.
b- Yếu tố miêu tả: (Tả cảnh khổ sở của người bị bắt đi lính) 
 Tấp nập đầu quân, không ngần ngại rời bỏ quên hương, hiến xương máu, lính 
khố đỏ hiến cánh tay lao động, lính thợ, tốp thì bị xích tay điệu về tình, tốp thì bị 
nhốt, lính Pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nóng sẵn.
=> Các yếu tố tự sự, miêu tả có vai trò là luận cứ(dẫn chứng) để giúp cho việc trình 
bày luận điểm được sáng tỏ. +Kịch được xây dựng trên cơ sở những mâu thuẫn lịch sử, XH hoặc những xung 
đột muôn thủa mang tính toàn nhân loại, những xung đột ấy được tái hiện bằng 
một cốt truyện có kết cấu chặt chẽ thông qua hành động kịch (bên ngoài, bên 
trong). Kịch thường chia làm nhiều hồi, cảnh.
+ Kịch bao gồm nhiều thể loại :bi kịch , hài kịch, chính kịch.
- Ở cấp độ thể loại : kịch là một thể loại văn học- sân khấu, kịch bản chính là 
phương diện văn học của kịch, kịch để diễn là chủ yếu (diễn viên với hành động, 
cử chỉ, lời nói, trang phục).
* Hài kịch : 
- Là một thể loại kịch, trong đó, tổ chức tình huống và hành động được thể hiện 
dưới dạng buồn cười hoặc ẩn chứa cái hài, nhằm giễu cợt, phê phán cái xấu, cái lố 
bịch, lỗi thời để tống tiễn nó ra khỏi đời sống XH một cách vui vẻ.
- Nhân vật trong hài kịch thường không có sự tương xứng giữa thực chất bên trong 
với danh nghĩa bên ngoài của mình nên đã trở thành lố bịch.
- Hài kịch gồm : hài kịch tình huống, tính cách, sinh hoạt, trào phúng .
- Vở hài kịch " Trưởng giả học làm sang" là vở hài khịch viết năm 1760 gồm 5 hồi.
+ Lớp kịch "Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục" là lớp kịch kết thúc hồi 2.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Thể loại và PTBĐ.
- PTBĐ: tự sự
- Thể loại: Kịch.
2. Bố cục: 2 phần
- Phần 1( từ đầu...dàn nhạc): Ông Giuốc danh và bác phó may.
- Phần 2 ( còn lại): Ông Giuốc đanh và thợ phụ.
3. Phân tích.
a. Ông Giuốc- đanh và bác phó may.
- Chuyện đôi bít tất chật, bộ tóc giả, lông đính mũ, quan tâm nhất là bộ lễ phục .
+ Ông Giuốc-đanh phát hiện: Hoa may ngược trên áo => Ông chưa phải là đã mất 
hết tính táo.
- Bác phó may vụng chèo khéo chống, lí luận liều “những người quí phái đều mặc 
như thế này cả” - ông ưng thuận ngay.
=> Ông Giuốc- đanh kém hiểu biết nhưng thích danh giá, sang trọng nên bị lừa.
+ Khi ông Giuốc-đanh phát hiện phó may ăn bớt vải:
- Trách nhẹ: “Đáng lẽ đừng gạn vải áo của tôi mới phải”
 - Phó may đánh trống lảng sang chuyện thử áo.
b. Ông Giuốc- đanh và tay thợ phụ.
- Ông lớn - Cụ lớn - Đức ông.
=> Tay thợ phụ dùng mánh khóe nịnh hót để moi tiền.
Ông Giuốc-đanh tưởng rằng cứ mặc lễ phục vào là nghiễm nhiên trở thành quí 
phái- thói học đòi làm sang của ông. a.Đảo trật tự từ: VN->CN: nhấn mạnh đặc điểm của sự vật được nói đến :dáng vẻ 
lom khom của vài chú tiều,nét lác đác của mấy gian chợ bên sông , nỗi niền nhớ 
nước, thương nhà của con quốc quốc và cái gia gia. Tất cả tạo cảm giác buồn man 
mác trong tâm trạng của t/g.
b. Đảo VN lên trước -> nhấn mạnh vào vẻ dệp của anh bộ đội cụ Hồ.
Bài tập 4.
a. Tôi thấy một anh bọ ngựa trịnh trọng tiến vào.
 c v
 C V
b. Tôi thấy trịnh trọng tiến vào một anh bọ ngựa.
 c v
 C V
Đối chiếu với văn cảnh, nhất là với câu cuối cùng trong đoạn trích, chúng ta thấy 
câu thích hợp để điền vào chỗ trống là câu (b).
Bài tập 5.
 Với 5 từ xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm, sẽ có rất nhiều 
 cách sắp xếp trật tự từ. Nhưng cách sắp xếp trật tự từ của nhà văn Thép Mới là hợp 
 lí nhất vì nó đúc kết được những phẩm chất đáng quý của cây tre theo đúng trình tự 
 miêu tả trong bài văn. đay là một kinh nghiệm đáng quý cho HS khi viết đoạn kết 
 trong một bài văn nghị luận.
 TIẾT 120
 LUYỆN TẬP ĐƯA CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, 
 MIÊU TẢ VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I.Chuẩn bị.
1. Đề bài.
Trang phục và văn hóa.
2. Tìm hiểu đề.
- Kiểu VB: Nghị luận.
- Phép lập luận: bình luận.
- Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng cũng phải lành mạnh , phù hợp với 
truyền thống văn hoá cuả dân tộc, với lứa tuổi và hoàn cảnh sống.
- Mục đích: thuyết phục HS, thanh thiếu niên thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn 
hơn.
II. Luyện tập.
1. Xác lập và sắp xếp luận điểm.
- Sắp xếp theo thứ tự: a- c- e- b.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_on_tap_ngu_van_lop_8_tiet_113_den_120.docx