Giáo án ôn tập Vật lí Lớp 9 - Chủ đề 26: Thấu kính (Có đáp án kèm theo)

docx 6 Trang tailieuthcs 77
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập Vật lí Lớp 9 - Chủ đề 26: Thấu kính (Có đáp án kèm theo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án ôn tập Vật lí Lớp 9 - Chủ đề 26: Thấu kính (Có đáp án kèm theo)

Giáo án ôn tập Vật lí Lớp 9 - Chủ đề 26: Thấu kính (Có đáp án kèm theo)
 CHỦ ĐỀ 26: THẤU KÍNH
I. Khái quát về thấu kính:
1. Định nghĩa:
- Thấu kính là khối chất trong suốt, làm từ thủy tinh hoặc nhựa, được giới hạn bởi:
+ 2 mặt cong
+ hoặc 1 mặt cong và 1 mặt phẳng.
2. Phân loại:
- Theo hình dạng: thấu kính rìa mỏng, thấu kính rìa dày
- Theo đường truyền của tia sáng: 
+ Thấu kính hội tụ: chùm tia tới song song với trục chính có chùm tia ló hội tụ.
Kí hiệu: 
+ Thấu kính phân kì: chùm tia tới song song với trục chính có chùm tia ló phân kì.
Kí hiệu: 
Lưu ý: Thấu kính thường được đặt trong không khí, khi này:
+ Thấu kính rìa mỏng là thấu kính hội tụ
+ Thấu kính rìa dày là thấu kính phân kì.
3. Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính:
 F’
 O F’ O
- Quang tâm O: điểm nằm giữa thấu kính, mọi tia sáng qua O đều truyền thẳng.
- Trục chính : đường thẳng qua quang tâm O và vuông góc với bề mặt thấu kính.
- Tiêu điểm F’: là điểm đồng quy của chùm tia ló (hoặc đường kéo dài của chùm tia ló) 
trên trục chính. Mỗi thấu kính có hai tiêu điểm đối xứng nhau qua thấu kính.
+ Thấu kính hội tụ: F’ ở sau thấu kính.
+ Thấu kính phân kì: F’ ở trước thấu kính.
- Tia sáng truyền tới thấu kính gọi là tia tới.
- Tia khúc xạ ra khỏi thấu kính gọi là tia ló.
- Tiêu cự: Là khoảng cách từ quang tâm tới tiêu điểm của thấu kính, kí hiệu là f. 
 OF=OF’=f B’
 B I
 ’
 A F A F’
 F’
 IV. Vận dụng:
 HĐ8/SGK-25:
 Vật AB đặt trước một thấu kính, vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính. 
 Chiều cao của vật là h=3cm. Tiêu cự của thấu kính là f=12 cm. Khoảng cách từ 
 AB đến thấu kính là d.
 a) Dựng ảnh A’B’ trong các trường hợp sau:
 - Thấu kính hội tụ, d = 20cm
 - Thấu kính hội tụ, d = 8cm
 - Thấu kính phân kì, d = 8cm.
 b) Ảnh của AB là ảnh ảo do các trường hợp nào nêu trên ? Dựa vào hình vẽ để so 
 sánh độ lớn của ảnh ảo trong các trường hợp đó.
 c) Chọn một trong ba trường hợp nêu ở câu a, dựa vào hình vẽ khi dựng ảnh và 
 dùng các phép tính hình học, hãy tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều 
 cao của ảnh.
 V. Luyện tập
 Bài 6/ SGK- 28: 
 Phát biểu nào sau đây về thấu kính là đúng?
 A. Thấu kính có một mặt phẳng và một mặt cong là thấu kính rìa dày.
 B. Chùm tia tới từ một điểm sáng S đến thấu kính hội tụ luôn có chùm tia ló là 
 chùm tia hội tụ.
 C. Trong không khí, thấu kính rìa mỏng là thấu kính hội tụ.
 D. Thấu kính tập trung được ánh sáng mặt trời là thấu kính rìa dày.
 Bài 7/ SGK- 28: Bài 12/ SGK- 30:
Mắt nhìn qua một li nước thấy được ảnh ngược chiều và nhỏ hơn vật của những vật 
ở khá xa trước li nước (hình H26.31). Ảnh quan sát được là thật hay ảo và li nước 
có tác dụng tạo ảnh như loại thấu kính nào?
A. Ảnh thật, thấu kính hội tụ.
B. Ảnh ảo, thấu kính hội tụ.
C. Ảnh thật, thấu kính phân kì.
D. Ảnh ảo, thấu kính phân kì.
Bài 13/ SGK- 30:
Một thấu kính phân kì có tiêu cự f=20 cm. Một vật sáng AB đặt trước thấu kính, 
vuông góc với trục chính. Ảnh của AB qua thấu kính là A’B’. Khoảng cách d’ từ 
A’B’ đến thấu kính không thể có giá trị nào sau đây?
A. 10 cm. B. 15 cm. 
C. 25 cm. D. 5 cm.
BÀI TẬP THÊM: 
1/ Vật sáng AB hình mũi tên cao 1,5 cm đặt vuông góc với trục chính của một thấu 
kính phân kì có tiêu cự là 20 cm. Có điểm A nằm trên trục chính, cách thấu kính 
một khoảng đúng bằng tiêu cự, cho ảnh là A’B’.
 a/ Hãy dựng hình và nêu tính chất ảnh A’B’ của AB.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_on_tap_vat_li_lop_9_chu_de_26_thau_kinh_co_dap_an_ke.docx
  • docxdap_an_vat_ly_9_tuan_26_-_27_93202013.docx