Giáo án ôn tập Vật lí Lớp 9 - Mắt + Kính lúp (Có đáp án kèm theo)

docx 6 Trang tailieuthcs 81
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập Vật lí Lớp 9 - Mắt + Kính lúp (Có đáp án kèm theo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án ôn tập Vật lí Lớp 9 - Mắt + Kính lúp (Có đáp án kèm theo)

Giáo án ôn tập Vật lí Lớp 9 - Mắt + Kính lúp (Có đáp án kèm theo)
 CHỦ ĐỀ 27: MẮT
I. Sơ lược về cấu tạo và hoạt động của máy ảnh:
- Máy ảnh gồm 2 bộ phận:
+ Vật kính
+ Phim (hoặc tấm cảm biến)
- Vật kính: Là 1 thấu kính hội tụ hoặc hệ thấu kính có tác dụng như 1 thấu kính hội 
tụ, tạo ra hình ảnh của vật cần chụp trên phim.
 II. Mắt:
1. Các bộ phận quan trọng của mắt về phương diện quang học:
- Mắt gồm 2 bộ phận quan trọng là: thể thủy tinh và màng lưới
+ Thể thủy tinh có tác dụng như thấu kính hội tụ
+ Màng lưới là 1 màng ở đáy mắt, tập trung đầu các sợi thần kinh thị giác.
Khi mắt nhìn một vật sáng thì ảnh của vật hiện ra ngay trên màng lưới. Hình ảnh 
này tác động vào đầu các sợi thần kinh thị giác, tạo ra các tín hiệu thần kinh và 
truyền về não khiến ta cảm nhận được hình ảnh của vật.
2. Sự điều tiết của mắt:
Khi khoảng cách từ vật cần quan sát tới mắt thay đổi, cơ vòng đỡ thể thủy tinh 
phồng lên hoặc dẹt lại và làm thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh, sao cho ảnh của 
vật hiện rõ nét trên màng lưới.
Quá trình này gọi là sự điều tiết của mắt. 
3. Điểm cực cận và điểm cực viễn:
a. Điểm cực cận (Cc):
- Là điểm đặt vật ở gần mắt nhất mà mắt có thể nhìn rõ được.
- Khoảng cách từ mắt tới điểm cực cận gọi là khoảng cực cận.
- Khi quan sát vật ở điểm cực cận mắt phải điều tiết tối đa nên rất mau mỏi.
b. Điểm cực viễn (Cv):
- Là điểm đặt vật ở xa mắt nhất mà mắt có thể nhìn rõ được.
- Khoảng cách từ mắt tới điểm cực viễn gọi là khoảng cực viễn
- Khi quan sát vật ở điểm cực viễn mắt không phải điều tiết nên không bị mỏi.
c. Giới hạn nhìn rõ của mắt:
- Giới hạn nhìn rõ của mắt là khoảng cách từ điểm cực cận đến điểm cực viễn của 
mắt
III. Mắt cận:
- Người cận thị nhìn rõ những vật ở gần, không nhìn rõ được những vật ở xa.
- Kính cận là thấu kính phân kì.
- Khi các vật ở xa, ảnh ảo của vật qua kính cận nằm ở gần mắt hơn vật, trong giới 
hạn nhìn rõ của mắt nên mắt nhìn rõ được hình ảnh các vật này.
- Thông thường, kính cận giúp người cận thị nhìn rõ các vật ở xa mà không phải 
điều tiết mắt, tiêu cự của kính bằng khoảng cực viễn của mắt. Bài 4/ SGK- 48: 
Thế nào là điểm cực cận, điểm cực viễn, khoảng cực cận, khoảng cực viễn, giới 
hạn nhìn rõ của mắt?
Mắt phải điều tiết tối đa và mau bị mỏi khi quan sát vật tại vị trí nào ở trước mắt?
Mắt không phải điều tiết và không mỏi khi quan sát vật ở vị trí nào ở trước mắt?
Một người mắt tốt có điểm cực viễn tại vị trí nào ở trước mắt?
Cho rằng mắt học sinh ngồi gần cuối lớp vẫn nhìn rõ các dòng chữ khá nhỏ viết 
trên bảng thì học sinh này có mắt tốt và cũng có thể nhìn rõ được các vật ở vị trí 
rất xa. Em hay nêu cách xác định điểm cức cận, điểm cực viễn, khoảng cực viễn 
của mắt mình và mắt một bạn học khác trong lớp (hình minh họa H27.40). Nêu kết 
quả xác định được. Chú ý rằng cực cận, cực viễn của mắt phải và mắt trái có thể 
khác nhau (hình minh họa H27.41).
Bài 5/ SGK- 48: 
Người bị tật cận thị chỉ nhìn rõ được những vật ở đâu và không nhìn rõ được 
những vật ở đâu?
Để khắc phục được tật cận thị, mắt phải đeo kính thuộc loại nào? Hãy giải thích 
tại sao loại thấu kính này lại giúp được tật cận thị của mắt (hình minh họa H27.42, 
H27.43).
Để giúp được người cận thị nhìn rõ được vật ở rất xa mà không phải điều tiết mắt, 
tiêu cự của kính phải có giái trị như nào?
Bài 16/ SGK- 50: 
Một người dùng máy ảnh kĩ thuật số đặt nằm ngang để chụp ảnh của một ngôi nhà 
ở cách máy ảnh 10 m (hình minh họa H27.47). 
Cho biết khoảng cách từ tấm cảm biến đến quang tâm của ống kính là 5cm, chiều 
cao tấm cảm biến để thu ảnh là 2,4 cm. Hỏi có thể chụp ảnh được trọng vẹn ngôi 
nhà có chiều cao tối đa là bao nhêu ?
Bài 17/ SGK- 51: 
Mắt nhìn hai vật A1B1 và A2B2 ở xa, gần khác nhau nhưng do chiều cao ảnh của 
chúng trên màng lưới bằng nhau (hình H27.48) nên mắt nhìn thấy hai vật đỡ có 
chiều cao như nhau (hình minh họa H27.49). Cho biết vật A2B2 có chiều 
cao A2B2=1,2m và cách mắt đoạn OH2=2m , vật A1B1 ở cách mắt 
đoạn OH1=500m. Hỏi vật A1B1 có chiều cao là bao nhiêu ? CHỦ ĐỀ 28: KÍNH LÚP
I. Kính lúp:
- Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
- Dùng để quan sát các vật nhỏ hoặc các chi tiết nhỏ trên một vật.
- Vật cần quan sát qua kính lúp phải đặt trong khoảng tiêu cự của kính để có ảnh 
ảo, cùng chiều, lớn hơn vật. Mắt nhìn thấy ảnh ảo này.
 II. Số bội giác của kính lúp:
- Kí hiệu: G
- Mỗi kính lúp có một số bội giác được ghi bằng các con số như 2x, 5x, 10x,... trên 
khung kính lúp
-Giữa số bội giác và tiêu cự f của một kính lúp có hệ thức:
 25
 G 
 f
Trong đó: G: Số bội giác 
 f: tiêu cự (cm)
- Số bội giác của kính lúp cho biết, ảnh trên màng lưới do mắt quan sát qua kính 
khi nhìn lâu không bị mỏi lớn gấp bao nhiêu lần ảnh trên màng lưới mà mắt nhận 
được khi quan sát trực tiếp vật đặt gần mắt.
- Dùng kính lúp có số bội giác càng lớn để quan sát thì ta thấy ảnh càng lớn.
III. Vận dụng:
Bài 2/ SGK- 62: 
Số bội giác của một kính lúp cho biết gì? Giữa số bội 
giác G và tiêu cự f (đo bằng đơn vị cm) của một kính 
lúp có hệ thức thế nào?
Người ta thường ghi trên một kính lúp như thế nào để 
cho biết kính lúp có số bội giác là 5?
Trên một kính lúp thường có ghi hai con số: số bội giác 
và đường kính bề mặt của kính lúp. Ví dụ ở hình 
H28.14, kính lúp bên trái có số bội giác là 15 và đường 
kính bề mặt là 23 mm.
Kính lúp bên phải của hình H28.14 có số bội giác và đường kính bề mặt là bao 
nhiêu? Trong hai kính lúp, ta quan sát một vật nhỏ qua kính nào thì thấy ảnh lớn 
hơn?
Em hãy nhận xét, kính lúp có số bội giác càng lớn thì đường kính bề mặt càng lớn 
hay càng nhỏ?

File đính kèm:

  • docxgiao_an_on_tap_vat_li_lop_9_mat_kinh_lup_co_dap_an_kem_theo.docx
  • docxdap_an_vat_li_9_tuan_28_29_263202014.docx