Giáo án theo chủ đề Ngữ văn Lớp 8 - Chủ đề 1+2
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án theo chủ đề Ngữ văn Lớp 8 - Chủ đề 1+2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án theo chủ đề Ngữ văn Lớp 8 - Chủ đề 1+2
NGỮ VĂN 8 CHỦ ĐỀ 1: CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC TRONG CÁC TÁC PHẨM TRUNG ĐẠI NGỮ VĂN 8 (Thời gian học từ 23/3 đến 28/3) *Các văn bản thuộc chủ đề: 1/Chiêú dời đô, Lí Công Uẩn 2/Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn 3/ Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi *Yêu cầu để học tốt chủ đề: Nắm hoàn cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm Đọc kĩ văn bản, chú thích Trả lời câu hỏi đọc hiểu sgk Xem kĩ ghi nhớ sgk I. CÁC TÁC PHẨM TRUNG ĐẠI MANG CẢM HỨNG YÊU NƯỚC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 8 1. Chiếu dời đô ( Lí Công Uẩn) 2. Hịch tướng sĩ( Trần Quốc Tuấn) 3. Nước Đại Việt ta( Trích Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi) II. NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ CÁC TÁC GIẢ, TÁC PHẨM: 1.Chiếu dời đô: Năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ( Ninh Bình) ra Đại La( Hà Nội ngày nay) Tiếng nói của Lí Công Uẩn là tiếng nói của dân tộc, của thời đại, phản ánh khát vọng của dân tộc về một đất nước độc lập, thống nhất, tự cường và đang trên đà lớn mạnh. 2. Hịch tướng sĩ: a. Lòng căm thù giặc, quyết không đội trời chung với kẻ thù. Vạch trần tội ác và bản chất tàn bạo, hành động ngang ngược của kẻ thù Nỗi căm giận, lòng khinh bỉ của Trần Quốc Tuấn thể hiện rõ qua hàng loạt câu văn biền ngẫu khi vạch rõ tội ác của giặc, qua đó chỉ ra nỗi nhục mất nước, quốc thể bị chà đạp. Vừa tố cáo tội ác của giặc vừa đánh vào lòng tự ái của dân tộc và khơi sâu nỗi căm thù giặc ở các tướng sĩ và ý chí giết giặc cứu nước. Lời hịch như lửa đổ them dầu vào ngọn lửa căm thù giặc của nhân dân ta. Trần Quốc Tuấn trực tiếp bày tỏ tình cảm yêu nước, căm thù giặc của chính mình. Đó là nỗi đau xót khi vận mệnh đất nước đang lâm nguy. Càng đau xót càng căm giận càng quyết tâm chiến đấu xả thân vì nước bấy nhiêu. Đó là tình yêu nước quyết tâm hi sinh để rửa mối nhục cho đật nước trong trái tim chủ tướng. b. Yêu nước là lo lắng cho vận mệnh đất nước Trong tình thế dầu sôi lửa bỏng, ruột gan vị chủ tướng như có lửa đốt. ông khéo léo khích lệ, động viên các tướng sĩ. Gợi nhắc ân tình sâu nặng đã đối đãi tử tế để các tướng sĩ ý thức trách nhiệm của kẻ bề tôi. Nêu gương trung thần nghĩa sĩ để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước. Chỉ ra nỗi nhục mất nước để khích lệ lòng tự trọng, tự tôn dân tộc. Vừa chân tình chỉ bảo, vừa phê phán nghiêm khắc thái độ bàng quang vô trách nhiệm của tướng sĩ khi đất nước lâm nguy chỉ biết lo ăn chơi hưởng lạc, vun vén hạnh phúc cá nhân. Thái độ bàng quang không chỉ là thờ ơ nông cạn mà còn là sự vong ân bội nghĩa trước ân tình của chủ tướng. Lời phê phán khi thì nói thẳng gần như sỉ mắng khi thì mỉa mai chế giễu và cuối cùng chỉ ra hậu quả khôn lường. Tất cả nhằm đánh bạt tư tưởng dao động, giành thế áp đảo tinh thần quyết chiến quyết thắng. Bài hịch phản ánh lòng yêu nước của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, biểu hiện cụ thể là lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược. CHỦ ĐỀ 2: “GIÁ TRỊ HIỆN THỰC VÀ GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO QUA CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM”NGỮ VĂN 8 (Thời gian học từ 29/3 đến 4/4) *Các tác phẩm thuộc chủ đề: 1/Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng) 2/Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố) 3/Lão Hạc (Nam Cao) *Yêu cầu để học tốt chủ đề: - Biết được hoàn cảnh lịch sử liên quan đến tác phẩm. - Đọc lại kĩ tác phẩm. - Nắm thật kĩ các kiến thức của các tác phẩm đã học thuộc chủ đề. - Tham khảo thêm tài liệu liên quan I.TÌM HIỂU KHÁI NIỆM GIÁ TRỊ HIỆN THỰC VÀ GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO. 1. Giá trị hiện thực. Giá trị hiện thực của tác phẩm văn học là toàn bộ hiện thực được nhà văn phản ánh trong tác phẩm văn học, tùy vào ý đồ sáng tạo mà hiện tượng đó có thể đồng nhất với thực tại cuộc sống hoặc có sự khúc xạ ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết hiện thực trong các tác phẩm văn chương đều là hiện thực được hư cấu. Nó có ý nghĩa phản ánh hiện thực của một thời kỳ trên nhiều góc diện khác nhau hơn là các hiện thực cụ thể. Khi làm các bài tập làm văn có dạng: Em hãy trình bày giá trị hiện thực trong tác phẩm.? Học sinh cần xác định rõ thế nào là giá trị hiện thực, nói cách khác, cần nêu cách hiểu hay khái niệm về giá trị hiện thực. Việc nhận thức đúng, đủ sẽ giúp cho người học xác định chính xác các đặc điểm căn bản của nó, từ đó hoàn thiện được bài viết một cách tốt nhất. 2. Giá trị nhân đạo. Là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn với nỗi đau của những con người, những cảnh - Năm 1940, Nhật nhảy vào Đông Dương. Hai tên đế quốc Pháp – Nhật cùng ra sức vơ vét thóc gạo, thực phẩm, nguyên liệu dẫn đến nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu 1945. - Đời sống nhân dân ngày càng kiệt quệ: + Ở nông thôn: dân cày bị đày đọa bởi đủ thứ “ tai trời , ách đất”. Cảnh đói khát, bán vợ đợ con diễn ra thê thảm. + Ở thành thị: công nhân viên chức bị sa thải, dân nghèo tăng nhanh về số lượng, sống cầu bơ cầu bất. Hiện thực cuộc sống tối tăm trong những năm đau thương trước Cách mạng tác động đến các nhà văn. Các nhà văn cho ra đời các tác phẩm văn học vừa có giá trị hiện thực vừa có giá trị nhân đạo sâu sắc. III. NHỮNG BIỂU HIỆN CỤ THỂ QUA CÁC TÁC PHẨM TIÊU BIỂU. 1. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Trong lòng mẹ”. Nguyên Hồng - nhà văn của phụ nữ và trẻ em. Văn của ông luôn mang giá trị nhân đạo sâu sắc, bày tỏ tình yêu thương và sự kính trọng đối với những mảnh đời bất hạnh, thấp cổ bé họng trong xã hội. “Trong lòng mẹ” trích “Hồi kí những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng đã kể lại một cách cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn đối với những người mẹ bất hạnh. a. Giá trị hiện thực trong tác phẩm “Trong lòng mẹ”. - Tái hiện sâu sắc bức tranh về cuộc sống đương thời, tập hồi kí ít niềm vui, nhiều cay đắng của chính tác giả. + Cậu bé Hồng mồ côi, sống trong cảnh thiếu tình yêu thương, nhưng lại chịu sự đày đọa của hủ tục lạc hậu. + Mẹ Hồng một người đàn bà đẹp, có sức sống mãnh liệt, khao khát chính đáng nhưng lại trở thành nạn nhân, lạc lõng trong xã hội. - Nhân vật bà cô tượng trưng cho những định kiến xã hội, đạm chất hiện thực. b. Giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Trong lòng mẹ”. - Đồng cảm sâu sắc với số phận cay đắng, tủi nhục của nhân vật. + Một người phụ nữ bất hạnh, phải bỏ nhà đi tha hương cầu thực. + Một đứa trẻ tội nghiệp mồ côi cha, sống cùng bà cô độc đoán, khắc nghiệt. lúc chết vẫn còn lo mình làm phiền hàng xóm nên dành dụm gửi gắm ông giáo tiền làm ma. + Ông giáo, dẫu gia đình vẫn bữa đói bữa no, phải bỏ về quê sống bám vợ, phải bán dần những quyển sách để trang trải cuộc sống nhưng luôn cố gắng giúp đỡ, cưu mang người hàng xóm bất hạnh 2. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong “Tức nước vỡ bờ”. Ngô Tất Tố nhà nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về đề tài nông dân và nông thôn trước Cách mạng tháng Tám. Suốt cuộc đời cầm bút của ông luôn đứng về nhân dân, bênh vực những người nghèo khổ, vạch mặt bọn địa chủ, cường hào, quan lại tham lam, độc ác đã áp bức, bóc lột nhân dân ta. Chính như Vũ Trọng Phụng từng gọi ông “Hoàn toàn phụng sự dân quê”. a. Giá trị hiện thực trong “Tức nước vỡ bờ”. - Giá trị hiện thực của tác phẩm chính là chế độ thực dân phong kiến lúc bấy giờ. + Không khí ngột ngạt của làng quê trong những ngày sưu thuế. + Nếu nộp thiếu sưu thuế sẽ bị đánh đập tới lúc nộp đủ thì thôi. + Hoàn cảnh trước Cách mạng tháng Tám là một năm mất mùa đói kém, trong khi sưu cao thuế nặng. + Trong xã hội đó, bản chất độc ác, dã man của bọn tay sai, người nhà lý trưởng, bọn địa chủ nhà giàu coi thường mạng sống của nhân dân. - Số phận cùng khổ của người nông dân dưới chế độ thực dân phong kiến. + Nổi bật là gia đình chị Dậu: nhà nghèo khó, đông con, chồng ốm yếu. + Chị Dậu bán tất cả những gì có thể để nộp sưu và còn phải nộp sưu cho em trai chồng đã mất. Không có tiền nộp sưu anh Dậu bị đánh đập tàn bạo. + Chị vùng lên mạnh mẽ để bảo vệ chồng con “Tức nước vỡ bờ”. b.Giá trị nhân đạo trong “ Tức nước vỡ bờ”. - Bày tỏ sự đồng cảm, niềm cảm thương sâu sắc trước số phận của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. + Đồng cảm với những người nông dân bị áp bức bóc lột bởi chính sách thuế khoá nặng nề. “ Tắt đèn” xoáy sâu vào nạn thuế thân - một thứ thuế vô nhân đạo của chế độ thực dân phong kiến:
File đính kèm:
- giao_an_theo_chu_de_ngu_van_lop_8_chu_de_12.docx