Bài giảng Ngữ văn 7 - Ôn tập Rút gọn câu và câu đặc biệt
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Ôn tập Rút gọn câu và câu đặc biệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 7 - Ôn tập Rút gọn câu và câu đặc biệt

ÔN TẬP RÚT GỌN CÂU VÀ CÂU ĐẶC BIỆT 2. Muốn xác định chủ ngữ chúng ta làm cách nào ? Đặt câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì? Bạn được tặng một dấu cộng. 4. Câu rút gọn là gì? Là câu bị lược bỏ đi một số thành phần trong câu nhưng vẫn đảm bảo thông tin đến với người nhận. Bạn được tặng 2 dấu cộng. Mục đích của câu rút gọn ? + Làm cho câu gọn hơn,vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu trước đó; + Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ) Bạn được tặng 1 dấu cộng. 6. Mục đích của câu rút gọn ? + Làm cho câu gọn hơn,vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu trước đó; + Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ) Bạn được tặng 1 dấu cộng. 8. Câu đặc biệt có những tác dụng nào ạ? - Xác định thời gian nơi chốn - Bộc lộ cảm xúc - Gọi đáp - Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, sự việc. Bạn được tặng 1 dấu cộng. 10 Trong đoạn trích sau đây những câu nào là câu đặc biệt? "Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc". Và lắc. Và xóc. Bạn được tặng 1 dấu cộng. 12. Xác định câu rút gọn trong những trường hợp sau, chỉ rõ những thành phần được rút gọn và khôi phục lại thành phần bị rút gọn? a. Vệ sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé! ( Khánh Hoài) b. Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. (Tô Hoài) c. - Những ai ngồi đấy? - Ông Lí Cựu với ông Chánh hội. ( Ngô Tất Tố) d. - Khi nào lớp mình đi tham quan? - Sáng thứ tư. e. Có công mài sắt, có ngày nên kim f. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo g. “Muốn sang phải bắt cầu Kiều Muốn con hay chữ, phải yêu lấy thầy” 13. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Bố em đi cày về. Đội sấm Đội chớp Đội cả trời mưa...” (Mưa – Trần Đăng Khoa) a. Xác định câu rút gọn có trong đoạn thơ trên? b. Khôi phục lại thành phần câu được rút gọn? BÀI TẬP: Viết 5 đến 8 dòng cảm nhận của em về Tết Nguyên Đán - Tết cổ truyền dân tộc. Trong đó có sử dụng một câu rút gọn hoặc một câu đặc biệt. (ghi chú câu rút gọn hoặc câu đặc biệt đó)
File đính kèm:
bai_giang_ngu_van_7_on_tap_rut_gon_cau_va_cau_dac_biet.pptx