Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 36: Văn bản Cảnh khuya - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Trương Công Định

docx 13 Trang tailieuthcs 29
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 36: Văn bản Cảnh khuya - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Trương Công Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 36: Văn bản Cảnh khuya - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Trương Công Định

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 36: Văn bản Cảnh khuya - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Trương Công Định
 Ngữ văn: Tiết 36: Văn bản:
 CẢNH KHUYA
 (Hồ Chí Minh)
I.Mục tiêu:
- Hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ “ Cảnh khuya” của tác giả 
Hồ Chí Minh.
1. Kiến thức: 
- Sơ giản về tác giả Hồ Chí Minh
- Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Tâm hồn chiến sĩ và nghệ sĩ vừa tài hoa vừa tinh tế, vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan của 
Bác.
- Nghệ thuật tả cảnh, tả tình, ngôn ngữ, hình ảnh đặc sắc trong bài thơ “Cảnh khuya”
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu tác phẩm thơ hiện đại, viết theo thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ 
của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của Hồ Chí Minh
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng tự hào, kính trọng và biết ơn Bác Hồ
- Giáo dục học sinh lòng yêu đất nước, yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên
II. Chuẩn bị
1.Tranh minh họa
2.Học sinh soạn bài, tìm hiểu những bài thơ của Bác viết về trăng 
* Phương thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp giảng dạy: Thảo luận, vấn đáp, quy nạp, gợi tìm, diễn giảng
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1.Ổn định, tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong nội dung bài mới.
3. Tiến trình dạy học bài mới
* Giới thiệu bài tâm hồn, tư tưởng và phong cách Hồ Chí 
Minh
- Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Ở 
đâu?
 b. Tác phẩm:
 Chiến khu Việt Bắc
 - Bài thơ ra đời vào khoảng thời gian cuối 
 tháng 12/1947 sau chiến thắng Phay Khắt – 
GV- Sau đêm dự liên hoan văn nghệ mừng Nà Ngần. Tại đồi Khau Tý, xã Phú Định, 
chiến thắng của quân và dân ta, Bác không huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
ngủ được. Cảnh đẹp của đêm trăng rừng 
cùng với nỗi trăn trở trong lòng Bác, bài 
thơ đã ra đời trong thời điểm đó.
* Tích hợp: Lịch sử
- Em hiểu gì về hoàn cảnh lịch sử nước ta 
giai đoạn này? 
 Chiến khu Việt Bắc gồm 6 tỉnh ( Cao – 
Bắc – Lạng – Hà – Tuyên – Thái), đây là 
nơi cơ quan Trung ương Đảng và Bác Hồ 
sống và làm việc từ đầu năm 1947 – 1954. 
Từ đầu năm 1947, TDP huy động một lực 
lượng lớn gồm không quân, thủy quân và 
lục quân ( 1 vạn quân do tướng Sa Lăng 
cầm đầu) bao vây để tiêu diệt cơ quan đầu 
não của kháng chiến nhằm đặt ách thống 
trị lên nước ta một lần nữa. Thắng lợi đầu 
tiên của quân và dân ta là chiến dịch Thu – 
Đông năm 1947. Mặc dù vậy, nhưng cuộc trẻo, ngân nga, du dương, làm cho đêm 
khuya càng thêm sâu lắng và yên tĩnh 
 - Bố cục hai phần: 
( lấy động tả tĩnh)
 Hai câu đầu: Cảnh
* GV: 
 Hai câu sau: Tình
Mở đầu bài thơ bằng âm thanh trong trẻo 
ngân nga của tiếng suối – nước của thác 
chín tầng, cách đó không xa. Câu thơ Bác 
làm ta nhớ đến câu thơ của Nguyễn Trãi II. Đọc - hiểu văn bản:
trong “Côn Sơn ca”
 1. Hai câu đầu:
 “ Côn Sơn có suối nước trong – ta nghe 
suối chảy như cung đàn cầm”. Nguyễn - “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trãi tả nước suối trong còn Bác lại tả tiếng Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
suối trong. Như vậy, Người cảm nhận âm 
thanh chứ không tả vật, không tả màu sắc. + Nhịp câu 1: 3/4
Ngay câu mở đầu của bài thơ, tác giả đã câu 2: 4/3
đưa người đọc vào thế giới của thiên nhiên 
hài hòa với cảm giác gần gũi thân thưong. 
Đây là thời kỳ có những nghệ sỹ lên Việt (so sánh, điệp ngữ)
Bắc đã viết: “Suối tự ngàn năm xô vào đá – 
Người không có tuổi tháng ngày trôi”. Nếu -Tiếng suối được ví như tiếng hát xa, gợi 
ai đọc vần thơ của Bác thì không còn cái lên một cảm giác gần gũi, ấm áp.
cảm giác vô vọng đó. Thơ của Nguời chính 
là phương tiện tuyên truyền cách mạng. Tự 
ý thơ nói rõ điều đó mà không phải hô hào 
lên gân ( phong cách HCM). =>Bức tranh có nhiều tầng lớp, đường nét 
 với hai màu sáng tối song vẫn tạo nên được 
 vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, ấm áp, hòa hợp 
- Đọc câu thơ thứ 2 và hãy cho biết từ “ quấn quýt . 
lồng” được lặp lại mấy lần?
- Cách lặp lại như thế gọi là biện pháp tu từ 
gì?
- “ lồng” có nghĩa là gì? Từ “ lồng” là từ 
đồng âm hay đồng nghĩa ?
+ Tầng trên: (“lồng” 1) Bóng trăng xuyên 
vào vòm lá cây cổ thụ.
+ Tầng dưới: (“lồng” 2) Bóng trăng và 
bóng cổ thụ in hoa lên mặt đất. gì ở câu thơ này?
- Cụm từ “ Người chưa ngủ” có ý nghĩa gì 
nếu bài thơ dừng lại ở câu thơ thứ 3? Nhân 
vật trữ tình đã xuất hiên nhưng không có 
đại từ nhân xưng có ý nghĩa gì?
+ Biện pháp so sánh: Khẳng định vẻ đẹp 
cảnh khuya của đêm rừng, đẹp như bức 
tranh vẽ 
 Cụm từ “ Người chưa ngủ”, lý giải một 
phần lí do Người chua ngủ vì say mê ngắm 
cảnh đẹp. Trước vẻ đẹp thiên nhiên Người 
không thể làm ngơ ( Tình yêu thiên nhiên, 
trái tim thi sĩ của Bác). Sự xuất hiện của 
nhân vật trữ tình chính là “ Người chưa 
ngủ”, có ý nghĩa tạo ra sự cộng hưởng của 
nhiều người ( của nhân dân, của đồng bào 
trước vận mệnh của Tổ quốc)
+ Biện pháp điệp ngữ (vòng) nối kết giữa 
câu 3 và câu 4 như mạch xuyên suốt ý thơ. 
Cả 2 câu đều có từ “chưa ngủ”, rõ ràng tác 
giả đang băn khoăn, trăn trỏ chưa ngủ 
được.
* GV : Nếu một người ẩn sĩ thì có thể đồng 
ý với các lí do cảnh khuya như vẽ người 
chua ngủ. Song Bác là một chiến sĩ, trong 
hoàn cảnh vận nước đang gay go, Bác thức 
đêm khuya như vậy không phải vì lí do ấy 
mà câu 4 sẽ trả lời, mở ra cho người đọc 
hướng mở của tình huống này.
- Nhịp điệu của câu thơ thay đổi như thế 
nào?
- Biện pháp tu từ gì được sử dụng ở câu 4 
và câu 3 ? Tác dụng ?
- Em hiểu gì về 3 tiếng“ nỗi nước nhà”, tác dụng gì?
- Mối quan hệ giữa cảnh và tình rất sâu 
sắc, mang tính uyên thâm của thơ Đường 
luật cổ điển.
- Các phép tu từ: Điệp ngữ, so sánhcó tác 
dụng làm nổi bật cảnh đẹp của rừng Việt 
Bắc.
- Em có suy nghĩ gì về tình yêu thiên nhiên 
hòa quyện tình yêu đất nước trong bài thơ 
này ?
Miêu tả cảnh đẹp ở chiến khu Việt Bắc. Bài 
thơ thể hiện một đặc điểm nổi bật ở thơ 
Bác đó là tình yêu thiên nhiên hòa quyện 
với tình yêu đất nước sâu nặng. Ở bất kì 
thời điểm nào, phong thái ung dung, bình 
tĩnh, lạc quan cũng có ở trong phong cách 
Hồ Chí Minh.
Hoạt động 4: (3ph)
- Hãy chỉ ra mạch cảm xúc của bài thơ và 
nêu tác dụng của mạch cảm xúc ấy?
* GV : Cách mở đầu và kết thúc tương ứng 
hay nói cách khác, tình và cảnh gặp nhau 
tại thời điểm tạo ra tiếng thổn thức của trái 
tim thi sĩ ( thơ là tiếng lòng)
- Nhân vật trữ tình chỉ bộc lộ qua một từ 
phiếm chỉ, đó là từ là từ nào? Có tác dụng 
gì ? “Người” là từ phiếm chỉ. Nhân vật 
trữ tình không xưng tôi hoặc ta như những 
bài thơ khác nhằm để tạo ra sự cộng hưởng 
trong lòng người đọc về “ nỗi nước nhà” 
mà tác giả đã tâm sự. Đó cũng chính là nỗi 
lo đau đáu năm canh không ngủ của Bác 
Hồ và Người đang trải tấm lòng mình để 
kêu gọi sự đồng tâm hiệp lực của mọi 
người trước hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng IV. Luyện tập
- Mở đầu bài thơ là âm thanh tiếng suối 
(thiên nhiên)
- Kết thúc bài thơ là tiếng gọi nỗi nước nhà 
(Tổ quốc) Tháng 11/2019
 Tổ Ngữ Văn
Trường THCS Trương Công Định

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_36_van_ban_canh_khuya_nam_hoc_201.docx